1.1.1 .Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triểu của công ty Tam Giác tới năm 2020
Qua việc nghiên cứu xem xét và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phâm tại cơng ty Tam Giác, chúng ta thấy rằng công ty đã vượt qua được những khó khăn và dần thích ứng với sự năng động của cơ chế thi trường. Trong cơ chế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành một hoạt động quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh và nó quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp. Do đó, để cơng ty tồn tại và phát triển bền vững cơng ty cần có ý chí quyết tâm, kiên trì và nỗ lực phấn đấu để tìm ra các giải pháp cải thiện tình hình sản xuất nói chung cũng như hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng.
Bản thân cơng ty cũng nhận thấy được ngành hàng mình sản xuất kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục phát triển mạnh do hiện nay mức sống của dân cư đã được cải thiện,hơn nữa dân số ngày càng một tăng lên,do đó nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn và đây chính là cơ hội kinh doanh thuận lợi cho cơng ty.
Hiện nay mục đích phát triển nền kinh tế Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều chính sách chủ trương nhằm khuyến khích sản xt phát triển, Cơng ty cần phải nắm bắt được những chính sách đó tự tạo cho mình những cơ hội kinh doanh. Để thực hiện điều này, Công ty cần tăng cường đầu tư hơn nữa để nâng cao năng lực sản xuất cũng như đa dạng hoá sản phẩm. Với khả năng của mình cơng ty đã khẳng định được sự tồn tại và ngày càng phát triển của mình bằng việc cung cấp cho thị trường các sản phẩm với chất lượng cao, duy trì và nâng cao được vị thế của cơng ty trên thị trường.
Để có thể ngày càng lớn mạnh, đã xác định cần phải từng bước chuẩn bị có biện pháp tạo nguồn vốn,phát huy được năng lực của bộ máy quản lý cũng như của công nhân, đầu tư đổi mới thiết bị, đa dạng hố sản phẩm,khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
+ Ổn định giá sản phẩm và hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty .
+ Mở rộng thêm năng lực sản xuất kinh doanh ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành xây dựng, phù hợp với yêu cầu tất yếu của phát triển xã hội.
+ Xây dựng thương hiệu công ty trở thành một thương hiệu mạnh. - Chiến lược phát triển chung và dài hạn:
+ Xây dựng hoàn chỉnh các dự án đầu tư nhà máy xi măng Sóc Sơn giai đoạn 1 cơng suất 1000 tấn clinker/ngày tại Sóc Sơn – Hà Nội.
+ Ổn định giữ vững giá và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mới xi măng PCB40.
+ Mở rộng thêm các đại lý, nhà phân phối ở các tỉnh lân cận.
+ Đẩy mạnh sản xuất, giới thiệu quảng cáo sản phẩm mang thương hiệu Sóc Sơn để cho sản phẩm Sóc Sơn tiếp cận với thị trường mới, khách hàng mới, tạo nên cơ sở để hình thành vùng thị trường tiêu thụ, khi nhà máy mới được hồn chỉnh và có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
+ Về dài hạn, cơng ty đã có kì vọng đầu tư dây chuyền II với qui mơ cơng suất tương tự tại Sóc Sơn – Hà Nội đi sâu vào chuyên ngành sản xuất xi măng là thế mạnh sẵn có của cơng ty. Đồng thời, nghiên cứu sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội và tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ thuận lợi đối vớ thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp, có thể đầu tư hiệu quả nhằm đa dạng hoá ngành nghề.