Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng trên thị trường hà nội của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam giác (Trang 58 - 62)

1.1.1 .Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác cần thiết phải có những biện pháp linh hoạt, phù hợp hơn với tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng của cơng ty trên thị trường Hà Nội cũng như các tỉnh khác. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu và mở rộng thị trường; xây dựng uy tín của cơng ty; xây dựng và hồn thiện hệ thống kênh phân phối; phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cơng ty cần hồn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm xi măng nói riêng và hệ thống sản xuất kinh doanh nói chung tránh hiện tượng chồng chéo trong kinh doanh, tránh tình trạng xung đột tiêu cực, mâu thuẫn giữa các thành viên trong hệ

thống phân phối. Có các cách đánh giá, định lượng ảnh hưởng của xung đột lên hiệu quả kênh. Giải quyết xung đột thông qua hội đồng theo chiều rộng liên quan để giải quyết những vấn đề nổi cộm; hội đồng thành viên phân phối gồm các thành viên chính trong kênh giúp nhà quản lý nhận thức rõ ảnh hưởng của những xung đột mâu thuẫn để tìm hướng giải quyết thống nhất. bên cạnh đó, lựa chọn thành viên cũng rất quan trọng, cần đảm bảo khả năng thích ứng, khả năng tài chính, tính năng động, có hiểu biết về ngành hàng, đảm bảo tính nghiêm túc trong q trình thực hiện cam kết, đồng thời, lãnh đạo cần biết khuyến khích hoạt động trong hệ thống thông qua việc sử dụng quyền lực một cách khéo léo.

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước, các chức năng có liên quan

Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện giúp cho công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội nói chung.

Chính phủ cần có các chính sách nhằm hỗ trợ vốn ưu đãi thuận tiện trong các thủ tục với doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ như cơng ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác. Bởi, kinh doanh về các mặt hàng về xây dựng cần có nguồn vốn lớn nhằm trang bị những máy móc, thiết bị, dây truyền hiện đại, trong khi vốn tự có của cơng ty cịn hạn chế. Như vậy các chính sách cần xoay quanh việc hỗ trợ thúc đẩy ngành, hàng sản xuất kinh doanh xây dựng thơng qua các chính sách tạo điều kiện vay vốn dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn cho doanh nghiệp, chính sách giảm thuế cho các nguyên liệu đầu vào sản xuất cho sản phẩm xi măng, chính sách thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành sản xuất kinh doanh.

Tăng cường hoạt động bảo hộ phi thuế quan, tạo sự thơng thống trong cơ chế quản lý hành chính, để đảm bảo cho ngành sản xuất kinh doanh xi măng và các vật liệu xây dựng trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trước các đối thủ nước ngồi. Từ đó, tạo điều kiện mở rộng thị phần cho công ty, đặc biệt, với tình hình hiện nay thì sức cạnh tranh cịn yếu so với nước ngồi. Do đó, càng cần thiết hơn bao giờ hết cần có các chính sách bảo hộ cho các sản phẩm xây dựng trong khi bảo hộ bằng thuế quan đang dần được gỡ bỏ thì cần có những chính sách hiệu quả hơn như: chính sách về giá, chính sách về tỉ giá, các quy định về tiêu chuẩn, hạn ngạch…

Phát triển các ngành, dịch vụ hỗ trợ công tác phát triển thị trường xi măng như: dịch vụ vận tải, kho bãi, các dự án xây dựng… Phát triển vận tải nội địa bằng việc đầu tư nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên mơn cao, vững nghiệp vụ và đa dạng hóa các loại hình vận chuyển như: đường thủy, đường hàng khơng… Với các hình thức: vận

chuyển đường dài, vận chuyển liên tỉnh, vận chuyển ngoại thành, hay vận chuyển nội thành… Sự đa dạng các hình thức và các gói vận chuyển giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây dựng có thể chủ động trong phân phối, thực hiện các đơn hàng có thêm nhiều sự lựa chọn.

KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với nền kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều Cơng ty mới ra đời hoạt động và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xi măng nói chung. Chình vì sự cạnh tranh rất khốc liệt này để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nhà quản lý cần phải nắm bắt một cách chắc chắn mọi hoạt động của cơng ty mình cũng như sự biến động của thị trường để từ đó có được những định hướng để giải quyết đứng đắn, kịp thời trong kinh doanh, người quản lý đóng vai trị rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tế ngày nay, lý luận và thực tiễn đã chứng minh, chiến lược kinh doanh có một vai trị quan trọng trong hoạt của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

Hoạt động trong một ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với công ty Tam Giác trên con đường bước vào thế kỷ mới và nó sẽ giúp cho cơng ty đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng trước những biến động của môi trường kinh doanh.

Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, công ty xẽ xác định đúng đắn hệ thống mục tiêu chính sách và biện pháp mà công ty hướng tới trong tương lai. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đầy biến động, để nâng cao hiệu quả tối đa trong việc vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự chọn lựa phương án khả thi nhất để đạt mục tiêu đề ra.

Vậy nên xây dựng vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác trong giai đoạn tới là thực tế khách quan. Nhằm hoá giải rủi ro tận dụng cơ hội, chủ động trong sản xuất kinh doanh để chiến thắng trên thương trường.

Trong điều kiện hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng bản thân có hạn do đó đề tài này em thực hiện khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em chân thành cảm ơn sự góp ý của Thầy giáo Vũ Tam Hòa – giáo viên hướng dẫn và các Cô, Chú trong công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giá đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tốt nghiệp cũng như thực hiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths.NGUYỄN THỊ LỢI (2005), giáo trình “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, nhà xuất bản Hà Nội.

2. PGS.TS.Phạm Cơng Đồn, Nguyễn Cảnh Lịch đồng chủ biên (1999), giáo trình “Kinh tế doanh nghiệp thương mại”, nhà xuất bản Giáo dục.

3. TS.Ngơ Xn Bình (2006), giáo trình “Kinh tế thương mại đại cương”, nhà xuất bản Giáo dục.

4. Báo cáo kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác các năm 2013 – 2015.

5. Tài liệu về hành chính, nhân sự của Cơng ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác năm 2015.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm xi măng trên thị trường hà nội của công ty cổ phần xây dựng và thương mại tam giác (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)