1.1.1 .Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
2.1. Tổng quan về tình hình kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm xi măng trên thị trường
a) Ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi
Môi trường kinh tế
Trong bất kỳ trường hợp nào, các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế cũng có vai trị quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thiết chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung cũng như trong từng ngành, từng vùng và từng doanh nghiệp nói riêng. Các nhân tố kinh tế cần phải được nghiên cứu, phân tích và dự báo bao gồm: tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước...
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tác động tích cực: nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập
của tầng lớp cư dân tăng dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập chung sản xuất cao.
Tác động tiêu cực: ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái làm cho thu nhập của
người dân giảm, nhu cầu nhà ở giảm. Do đó, giảm cầu với mặt hàng này, doanh nghiệp sản xuất trong sự tính tốn nhu cầu thị trường do đó mà cơng ty sẽ giảm doanh số từ việc bán sản phẩm xi măng nói riêng và các sản phẩm khác nói chung.
- Lạm phát
Tác động tích cực: khi lạm phát thấp việc đầu tư bớt rủi ro hơn, công ty đầu tư
đổi mới cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xi măng từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu cho công ty.
Tác động tiêu cực: lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất
kinh doanh đặc biệt là tái đầu tư sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài
sản, khơng có khả năng thu hồi vốn sản xuất nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn.
- Các chính sách của nhà nước
Tác động tích cực: các chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, các chính
sách củng cố và hồn thiện các biệm pháp xúc tiến thương mại, các chính sách phát triển ngành dịch vụ hỗ trợ cho tiêu dùng và sản xuất… theo hướng có lợi cho doanh nghiệp sẽ giúp cho cơng ty mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm.
Tác động tiêu cực: có những chính sách dù là hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gây ra sự khó khăn trong việc tái đầu tư sản xuất. Chính phủ tuy đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lượng nhỏ doanh nghiệp đã được hưởng chính sách hỗ trợ này. Nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhưng hơn ¾ số doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Cuộc khảo sát 100 doanh nghiệp tại Hà Nội cho thấy, có tới 94 doanh nghiệp trả lời là khơng vay được vốn, trong khi chỉ có 6 doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng có khả năng vay được vốn. Tài sản đảm bảo và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh tốn là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Mơi trường chính phủ, luật pháp và chính trị
Các yếu tố chính phủ, chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của mơi trường kinh doanh. Có thể nói: quan điểm, đường lối chính trị nào, hệ thống luật pháp và chính sách nào sẽ có mơi trường kinh doanh đó, khơng có mơi trường kinh doanh nào thốt ly quan điểm chính trị và nền tảng luật pháp. Hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ... đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo khung khổ pháp lý và giới hạn cho việc đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.
Mơi trường kỹ thuật – công nghệ
Các nhân tố thuộc môi trường kỹ thuật - cơng nghệ ngày càng có vai trị quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì tiến bộ khoa học và công nghệ ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả của sản phẩm. Do vậy nó có tác động đến thị trường, các nhà cung cấp, đến khách hàng, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Các nhân tố thuộc mơi trường văn hố - xã hội có ảnh hưởng chậm, song cũng rất sâu sâu sắc đến môi trường kinh doanh. Trên thực tế, các vấn đề thuộc về phong tục tập qn, lối sống, trình độ dân trí, tơn giáo tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trường.
Môi trường tự nhiên
Trong thực tế, các yếu tố thuộc mơi trường tự nhiên có thể tạo ra thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của một ngành, hay thậm chí cả một quốc gia. Các nhân tố của tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như: địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu….
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang cùng cùng kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cùng một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường do vậy ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn, dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Người cung cấp
Những người cung cấp hình thành nên các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp bao gồm những người bán máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vốn… và cung cấp người lao động. Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường mang tính cạnh tranh, cạnh tranh khơng hồn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mức độ khác nhau đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng của doanh nghiệp. Những nhà cung ứng có thể coi là một áp lực đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, họ cung cấp, dẫn đến ảnh hưởng tới giá cả và chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải lấy khách hàng và sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu quan trọng, có như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mới đạt dược kết quả.
Các đối thủ tiềm ẩn
Doanh nghiệp không những phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn cần phải quan tâm đến các đối thủ tiềm ẩn vì những đối thủ này có thể tạo ra một sức sản xuất và cung ứng mới cho ngành. Họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nếu như họ quyết định ra nhập ngành.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể cùng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm của sản phẩm thay thế thường có những ưu thế hơn sản
phẩm bị thau thế ở một số đặc trưng riêng biệt. Ví dụ: Sự gia tăng về đồ uống có ga hiện đang là một đe dọa thực sự đối với ngành phục vụ đồ uống truyền thống như chè, cà phê. Đây là nhân ttó quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ ngày càng phát triển, sự thay đổi của nhu cầu thị trường là những nhân tố quan trọng tạo ra khả năng ra tăng sản phẩm thay thế, gây ra sức ép với tiêu thụ sản phẩm.
b) Ảnh hưởng của môi trường bên trong của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Giác
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hóa, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp có chất lượng nếu trước hết có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tốt. Hoạt động quản trị doanh nghiệp có thể gây tác động tốt hay xấu đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vấn đề nhân lực, tài chính
Nguồn nhân lực có vai trị cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất đều có tác động mạnh và có tính chất quyết định tới mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Yếu tố tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, khả năng thanh toán ... của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Và nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Yếu tố sản phẩm và các vấn đề thuộc về sản phẩm
Một sản phẩm luôn chứa đựng nhiều yếu tố. Nó có thể là các thơng số kỹ thuật, có thể đo và so sánh được hoặc có thể là yếu tố bề ngồi của sản phẩm như hình thức, mẫu mã, kích thước, kiểu dáng.... các yếu tố này ln ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu như sản phẩm có chất lượng, hình thức phù hợp nhu cầu của thị trường thì khả năng tiêu thụ được là rất lớn.
- Yếu tố giá cả sản phẩm
Đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp, người tiêu dùng rất nhạy cảm đối với giá cả, mức giá của mỗi loại hàng hoá cần được nghiên cứu
điều chỉnh cho phù hợp trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. Việc xác định giá của sản phẩm phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hay ít nhất phải bù đắp được các chi phí đã bỏ ra. Các chính sách giá đúng đắn, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và loại bớt được các đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách quảng cáo, phân phối
Các nhân tố này đều ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách quảng cáo phù hợp, hiệu quả sẽ giúp cho công tác tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn. Hay có chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận được với sản phẩm của doanh nghiệp và gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi: danh tiếng của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoá, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp, dịch vụ bán hàng, hoạt động hậu mãi...