Kiểm tra góc đặt bánh xe:

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống treo trên xe ford transit (Trang 29 - 34)

+ Kiểm tra góc nghiêng ngoài α. + Kiểm tra góc nghiêng β.

+ Kiểm tra góc γ.

3.2.3 Kiểm tra bắt chặt hệ thống treo trước và treo sau:

+ Kiểm tra cơ cấu treo:

Trong quá trình làm việc các lá nhíp hoặc các lò xo bị giảm tính đàn hồi làm cho độ võng của nhíp lớn hơn bình thường dễ làm cho lốp cọ vào thân xe nên lốp xe nhanh mòn, các lá nhíp có thể bị nứt, gãy dẫn tới bị lệch cầu xe và khó điều khiển xe.

Bộ giảm sóc có thể bị gãy hỏng hoặc mòn vòng chắn dầu, khớp nối, van, lò xo giảm chấn làm rò rỉ dầu nên tính năng giảm chấn của xe bị giảm đi một cách nhanh chóng Khi bảo dưỡng cơ cấu treo ta cần phải:

- Quan sát sự rạn nứt của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các dầu cố định, di động của nhíp…

- Bôi trơn cho các lá nhíp

- Đo độ võng tĩnh của nhíp so với tiêu chuẩn nếu không phải thay mới - Kiểm tra độ mòn của các chốt nhíp, bạc chốt nhíp

- Đối với giảm chấn phải khiểm tra sự rò rỉ dầu nếu dầu rò rỉ nhiều phải thay thê, kiểm tra và xiết chặt các nối ghép…

3.3.Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo trên xe ford TRANSIT

STT Kiểm tra Nguyên nhân Khắc phục

1 2 3 4

1 Lốp xe Mòn, áp suất lốp không

đủ Điều chỉnh

2 Góc đặt bánh xe Điều chỉnh không đúng Điều chỉnh 3 Các thanh nối hệ thống

lái

Lỏng hay mòn Điêu chỉnh

4 Cơ cấu lái Lỏng, chỉnh sai Điều chỉnh 5 Vòng bi moay ơ Mòn, hoặc bị vỡ bi Thay thế 6 Giảm chấn Rò rỉ dầu, thiếu dầu

không có tác dụng, các chi tiết bị gãy nứt, biến dạng, chi tiết cao su bị vỡ nát

Điều chỉnh hoặc thay thế

7 Lò xo Yếu, mất tác dụng đàn

hồi hoặc bị gãy Thay thế

8 Các khớp cầu Mòn Thay thế

9 Các gối đỡ cao su, các

vấu cao su Yếu, vỡ nát, mát tính đàn hồi Thay thế

10 Thanh ổn định Cong, gãy Điều chỉnh hoặc thay thế

11 Nhíp lá Cong, gãy, mất tính năng đàn hồi

Điều chỉnh hoặc thay thế

12 Các bu lông , đai ốc Gãy, trờn, hỏng Thay thế 13 Chốt nhíp và bạc nhíp Mòn Thay thế

14 Đai nhíp Hỏng Thay thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 Quai nhíp Lỏng học bị hỏng Điều chỉnh hoặc thay thế

16 Độ võng của nhíp lá Quá tải, sử dụng lâu

3.4 Kiểm tra sữa chữa hệ thống treo trên xe FORD TRANSIT

3.4.1 Kiểm tra, sửa chữa nhíp và lò xo

a. Kiểm tra, sửa chữa bộ nhíp:

+ Bộ nhíp thường có các hư hỏng như gãy lá nhíp,biến dạng so với trạng thái ban đầu,mật đọ đàn hồi bu long định vị nhíp bị gãy,quang nhíp bị gãy, chôt nhíp và ống lót ở vấu nhíp và giá treo nhíp bị mòn.

+ Để kiểm tra sửa chữa nhíp cần phải tháo bộ nhíp ra khỏi xe và tháo rời từng lá nhíp, từng chi tiết rồi cọ rửa, làm sạch bằng dung dịch kiềm. các là nhíp bị gãy, nứt hoặc biến dạng bị giảm so với độ cong ban đầu, lá nhíp có tai bị mòn nhiều hoăc mòn vẹt cần phải được thay thế bằng lá nhíp mới cùng loại. Trong các xưởng sửa chữa lớn, người ta có thể phục hồi các lá nhíp bị biến dạng nhiều bằng cách như nung nống rồi nắn lại, sau đó nhiệt luyện để ddatrj dộ cứng cần thiết. Trước khi lắp các lá nhíp vào bộ cần bôi tron bề mặt các lá nhíp bằng mỡ graphit (mỡ chì) hoặc các laoi mỡ khác chuyên dung bôi trơn cho lá nhíp. Các ống lót ở tai nhíp, ở các lá treo nhíp và các chôt nêu bị mòn vẹt phải thay mới.

+ Kiểm tra độ đàn hồi của bộ phận nhíp sau khi lắp bằng cách ép trên bàn thử cho bộ nhíp thẳng ra, sau đó giải phóng lục ép, ép lại rồi giải phóng, thực hiên như vậy vài lần rồi kiểm tra sụ thay đổi dộ cong của bộ nhíp trước khi thử nếu đọ cong không thay đổi là được, nếu đọ cong giảm nhiều thì nên loại bỏ bộ nhíp.

b. Kiểm tra, sữa chử lò xo:

+ Kiểm tra sơ bộ các lò xo của hệ thống treo trên xe bằng cách quan sát các vòng lò xo, chiều cao lò xo khi xe không chất tải và độ cân của xe khi xe đỗ trên đường bằng. Lò xo không được có hiện tượng nứt hoặc gãy, không bị nén đén mức điểm tỳ trên khung xe chạm mặt tỳ hạn chế trên cầu xe khi xe không chất tải quá định mức. Độ biến dạng của lò xo ở hai bên phải bằng nhau nếu lò xo không đạt cá tiêu chuẩn kiểm tra sơ bộ trên cần tháo ra kiểm tra và thay mới.

3.4.2 Kiểm tra, sửa chữa bộ giảm chấn.

+ Bộ giảm chấn kiểu ống có các hư hỏng như chảy dàu kẹt piston trong xi lanh khiến khó dịch chuyển hoặc lỏng piston trong ống xi lanh dịch chuyển không thấy cản làm giảm hiệu quả dập tắt dao động. Để khắc phục, sửa chữa các hư hỏng cần làm sạch bên ngoài bộ giảm chấn rồi tháo từng phần hoặc toàn bộ các chi tiết của giảm chấn ra để kiểm tra.

+ Hiện tượng chảy dầu là xo các đệm kín bị mòn hỏng. Nếu vặn chặt đai ốc ép joang phớt làm kín xi lanh đầu đến 250N với tay đòn cờ lê bình thường mà vẫn còn hiện tượng rò rỉ thid phải tháo đệm rat hay mới. Kiểm tra sức cản nén và kéo cán piston của bộ giảm chấn bằng các kép vấu dưới của giảm chấn vào ê tô rồi kéo nén đầu kia nhiều lần. Nếu cảm thấy có sức cản đều nhau khi kéo vào nén trong suốt hành trình của piston là bộ giảm chấn làm việc bình thường. Nếu sức cản khác nhau và khoảng chạy không đều cần tháo toàn bộ giảm chấn ra để kiểm tra và thay thế chi tiết hỏng. Nếu bề mặt van, piston cán piston bị xước hoặc mòn vẹt thì phải thay mới, ống xi lanh bị méo, xước hỏng phải thay cả bộ giảm xóc.

+ Khi lắp bộ giảm chấn cần rửa sạch các chi tiết thay dầu giảm xóc đúng chủng loại. Sau khi lắp cần kiểm tra lại sự di chuyển bình thường của piston và sức cản chuyển động của nó ở cả hai chiều như nói trên.

3.4.3 Kiểm tra khớp nối hình cầu của các đòn và giá xoay.

+ Đối với hệ thống treo độc lập phía trước, các gia xoay trên và dưới được nối với giá đỡ trục bánh xe (Cam quay) bằng các khớp cầu cho phép bánh xe vừa có thể dao động lên, xuống vừa có thể quay qua trái hoặc qua phải để dẫn hướng cho xe. Nhiều khớp nối cầu của các giá xoay có đầu kiểm tra mòn. Các khớp mói chưa mòn khi lắp vào hệ thống sẽ có một đầu chốt thò ra phía dưới khoảng 1,27mm. Khi khớp bị mòn vòng ép cao su sẽ đẩy khớp lên làm cho đầu chốt nhỏ thụt vào trong nắp vỏ khớp. Khi kiểm tra, không thấy đầu chốt thò ra khỏi vỏ nghĩa là khớp đã mòn cần phải thay quả cầu bên trong.

+ Kiểm tra các khớp cầu không có đầu kiểm tra mòn như trên trước hết cần kích cầu trước để nâng bánh xe lên khỏi mặt đất rồi chèn cầu cẩn thận. Lắp đồng hồ đo vào giá xoay, cho đầu tỳ của đồng hồ tỳ vào cam quay (giá đỡ trục bánh xe). Cầm hai tay

vào phần trên và dưới của bánh xe và lắc để đo độ rơ ngang của khớp, dùng đòn bẩy bẩy bánh xe lên xuống để kiểm tra độ rơ theo phương thẳng đứng. so sánh trị số dao động của kim đồng hồ với độ rơ cho phép bởi nhà chế tạo để đánh giá tình trạng mòn của khớp. Phải thay quả cầu nếu mòn qua mức cho phép.

3.4.4 Kiểm tra điều chỉnh các góc nghiêng bánh xe.

+ Mục đích điều chỉnh góc nghiêng của bánh xe là khôi phục tình trạng kĩ thuật của hệ thống treo, trước khi điều chỉnh các góc lệch của hệ thống treo cần kiểm tra đảm bảo tại trọng của xe bình thường, áp suất lốp đủ bánh xe tròn đều cà cân bằng, độ rơ vòng bi của các bánh xe đúng tiêu chuẩn các khớp cầu đạt yêu cầu kĩ thuật, các hệ thống treo trước và sau bình thường không có hư hỏng. Quy trình kiểm tra và điều chỉnh kĩ thuật cụ thể đối với từng loại xe thường được cho trong sổ tay hưỡng dẫn của nhà chế tạo.

+ Điều chỉnh góc nghiêng bánh xe.

- Đối với các bánh xe phía trước cần phải điều chỉnh các thông số liên quan đến hệ thống treo như độ cao của cơ cấu treo, góc nghiêng của trụ đứng trong mặt cắt ngang xe và trong mặt cắt dọc của xe độ chụm bánh xe. Để kiểm tra các thông số này người ta sử dụng các dụng cụ và thiết bị kiểm tra chuyên dùng lắp vào đầu trục bánh xe và đọc được các thông số cần đo.

- Đô chụm của bánh xe trước được điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài thanh nối ngang giữa hai cam quay của hai bánh xe hai bên.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống treo trên xe ford transit (Trang 29 - 34)