Tổng quan tình hình lãi suất và hoạt động kinh doanh sản phẩm vật liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thƣơng mại và xây dựng VGC việt nam (Trang 32 - 36)

a, Nhóm nhân tố tự nhiên

2.2. Tổng quan tình hình lãi suất và hoạt động kinh doanh sản phẩm vật liệu

liệu xây dựng

2.2.1. Tổng quan chính sách lãi suất ở Việt Nam hiện nay

Chính sách lãi suất một trong những cơng cụ chính của chính sách tiền tệ. Tùy thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ ngân hàng nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bố có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh tế.

Chính sách lãi suất của Việt Nam từ khi đổi mới (1988) đến nay đã có nhiều thay đổi: Từ chính sách lãi suất cố định (1988-1992), lãi suất trần cho vay và sàn lãi suất huy động có linh hoạt (1993- 2000), lãi suất cơ bản kèm biên độ dao động (2000-2001 với ngoại tệ và 2000- 2002 với nội tệ), lãi suất thỏa thuận (2002-2010). Tuy nhiên, từ 2011 đến nay, với chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi theo hướng kiểm sốt chặt chẽ hơn, khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thơng tư 02/2011 ngày 3/3/2011. Từ đó đến nay, chính sách lãi suất trần huy động vẫn được thực hiện, nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt hơn, chỉ tập trung vào huy động ngắn hạn và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường; và trần lãi suất cho vay ngắn hạn của một số ngành, lĩnh vực trọng điểm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá hệ thống tổ chức tín dụng chưa thực sự hoạt động trở lại bình thường và cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an tồn cao nhất của cả hệ thống.

Bằng “liệu pháp” bơm hút hợp lý nhằm ổn định thanh khoản cho các ngân hàng thông qua thị trường mở, lãi suất đã đi vào ổn định. Đến tháng 10/2013, mặt bằng lãi suất đã giảm 2 - 5%/năm so với cuối năm 2012, trong đó lãi suất huy động giảm 2 - 3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006.

Vẫn theo xu hướng giảm, năm 2014, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh giảm 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 2%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1,5%/năm trần lãi suất huy động VND kết hợp với điều chỉnh giảm 0.5%/năm trần lãi suất huy động USD. Mặt bằng lãi suất năm 2014 tiếp tục giảm 1,5 - 2%/năm so với cuối năm trước; trong đó, lãi suất huy động giảm khoảng 1,5 - 2%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 2%/năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết mặt bằng lãi suất năm 2015 đã giảm mạnh. Lãi suất huy động giảm 0,2-0,5% một năm và hiện ở mức tương đối thấp nhưng lòng tin vào VND được củng cố. Lãi suất cho vay cũng giảm 0.3-0.5% một năm so với cuối năm 2014, đưa mặt bẳng lãi suất giảm khoảng 50% so với cuối năm 2011. Việc điều hành lãi suất cần hài hịa với diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế vĩ mơ, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối lợi ích giữa ngân hàng- người gửi tiền - người vay. Trong năm 2016 với khả năng lạm phát năm 2016 có thể cao hơn năm 2015, mặt bằng lãi suất đến nay là tương đối phù hợp với định hướng lâu dài để ổn định lạm phát ở mức dưới 5%. Do đó, thời gian tới, NHNN sẽ điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt để điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Với

mục tiêu Chính phủ đã đề ra, chúng ta có quyền tin rằng NHNN sẽ sử dụng linh hoạt các giải pháp, cơng cụ, chính sách điều hành để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất trong năm 2017, hay thậm chí có thể kỳ vọng sẽ giảm thêm.

2.2.2. Tổng quan tình hình kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng

Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mơ cùng với tình hình thị trường bất động sản đang trên đà hồi phục đã tác động tích cực tới thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) khi lượng sản xuất, mức tiêu thụ các sản phẩm VLXD đã có những kết quả khả quan ngay từ những ngày đầu năm mới 2017.

Theo Bộ xấy dựng, giá vật liệu xây dựng trong năm 2017 khơng có sự biên động qua lớn do chi phí sản suất khơng có sự thay đổi, dự báo nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng cả nước đạt khoảng 75 -78 triệu tấn, tăng từ 4-6% so với năm 2016, tỷ lệ tiêu thụ nội địa năm tới dự báo tăng lên mức 59 – 60 triệu tấn.

Tính đến hết nửa đầu tháng 2/2017, tổng lượng sản xuất xi măng của toàn ngành đạt gần 5 triệu tấn; trong đó, sản lượng xi măng của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) đạt 1,8 triệu tấn, chiếm 36,9%; trong

khi đó, khối các doanh nghiệp liên doanh sản xuất được hơn 1,5 triệu tấn, chiếm 30,4% và khối các doanh nghiệp địa phương - tập đoàn sản xuất được hơn 1,6 triệu tấn, chiếm 32,7% tổng sản lượng toàn ngành.

Tổng lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 1 đạt hơn 6,74 triệu tấn, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2016 ; trong đó, lượng tiêu thụ nội địa là 2,81 triệu tấn, chiếm 80,6%; lượng xi măng và clinker xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu tấn, chiếm 19,4% tổng lượng tiêu thụ của toàn ngành.

Theo thống kê của Bộ Công thương, trong tháng 1/2017, ngành thép sản xuất ổn định. Sản lượng sản xuất sắt thép thơ ước đạt 280,4 nghìn tấn tăng 71% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thép cán ước đạt 307,9 nghìn tấn, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng thép thanh, thép góc ước đạt 314 nghìn tấn, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, sản lượng thép các loại của Tổng Công ty Thép Việt Nam ước đạt 120,7 nghìn tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó, năm 2017 cũng là năm các doanh nghiệp VLXD trong nước sẽ cạnh tranh mạnh mẽ để tìm chỗ đứng trên thị trường nội địa và “bơi” ra thị trường quốc tế khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do trên các “sân chơi” lớn trong khu vực và thế giới.

Khảo sát thị trường bán lẻ VLXD tại một số cửa hàng VLXD trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sức mua tại các cửa hàng VLXD những ngày đầu năm mới 2017 đều tăng, thậm chí mức tiêu thụ của một số cửa hàng có nơi tăng đến 40-80% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt đối với vật liệu hoàn thiện.

Theo các đại lý VLXD, để kích cầu tiêu dùng các cửa hàng ln đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn và chăm sóc khách hàng như khách hàng chỉ cần gọi điện thoại, các cửa hàng sẽ vận chuyển sản phẩm đến tận chân cơng trình và giảm giá nếu mua với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, các chủ đại lý khuyến cáo, do trên thị trường VLXD có rất nhiều thương hiệu, nhất là hàng Trung Quốc giá rẻ hơn, hình thức lai bắt mắt hơn nên người tiêu dùng nên muốn chọn được sản phẩm ưng ý cần tìm hiểu kỹ thơng tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm để có thể vừa tiết kiệm chi phí mà chất lượng cơng trình khơng thay đổi.

2.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nghiệp

Nhân tố kinh tế - xã hội:

Kinh tế: Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc, kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng nhanh từ năm 2013 đến nay, các doanh nghiệp trong nước cũng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất khi thị trường tiêu thụ hồi phục dần, hàng tồn kho được xử lý, xuất khẩu tăng trưởng, thị trường bất động sản khởi sắc hơn.

Trong năm 2013 và 2014, kinh tế đã dần phục hồi, tăng trưởng diễn ra ở cả 3 ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp, xây dựng. Riêng với lĩnh vực xây dựng, một số phân khúc tại thị trường bất động sản khởi sắc đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng, điều này tác động tích cực đến thị trường mua bán vật liệu xây dựng nói chung. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái... Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ TNHH Thương mại và Xây dựng VGC Việt Nam. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với công ty. Công ty phải phân tích được những thuận lợi và khó khăn trước tình hình kinh tế biến động để đứng vững và phát triển trên thương trường.

Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của cơng ty. Các khía cạnh xã hội quan tâm ở đây là: Những qua điểm về lối sống, thẩm mỹ, phong tục tập qn, trình độ văn hóa, mức thu nhập... Tất cả các yếu tố quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu chiến lược của công ty trong hiện tại cũng như tương lai.

 Nhân tố chính trị - luật pháp:

Các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn ln tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Nước ta có nền chính trị ổn định hơn các nước khác trong khu vực nên hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và cơng ty TNHH Thương mại và Xây dựng VGC nói riêng rất hiệu quả, với nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mơ dễ dàng.

- Cơ chế tổ chức quản lý Công ty:

Với quy mơ nhỏ, Cơng ty ít phịng ban, tổ chức phân cơng nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, khơng có sự cồng kềnh, ít gây lãng phí nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Điều này tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh tồn Cơng ty trong những năm qua.

- Nhân tố con người:

Đội ngũ cán bộ và nhân viên trong Công ty đều năng động và linh hoạt trong công việc. Số lượng các thành viên trong Công ty là 50 . Tuy nhiên với chính sách đãi ngộ và khuyến khích hợp lý cùng với mơi trường làm việc chuyên nghiệp đã thúc đẩy các cá nhân phát huy trình độ chun mơn và năng lực sáng tạo của bản thân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là các dịch vụ mà Công ty đang định hướng kinh doanh trong thời gian tới.

- Về nguồn tài chính:

Việc kinh doanh địi hỏi một nguồn tài chính lớn, dồi dào khác với các hình thức kinh doanh khác cần ít vốn. Chính vì vậy, nguồn tài chính quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Tài chính quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động kinh doanh nào của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng VGC Việt Nam. Công ty chủ yếu dùng vốn vay, trong đó chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng và các nguồn khác. điều này khiến cho Công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng, có phương án sử dụng vốn hợp lý, đem lại hiệu quả kinh doanh đóng vai trị quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cơng ty có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nhập sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thƣơng mại và xây dựng VGC việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)