5. Kết cấu khóa luận
1.3. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan
Trong quá trình hoạt động các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân NHTM cũng có tác động lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Chính sách tín dụng ngân hàng
Các NHTM thường xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng để đảm bảo cho q trình hoạt động tín dụng có độ rủi ro thấp nhất. Thơng thường một chính sách tín dụng phải chỉ ra được các loại hình tín dụng, đối tượng được cấp tín dụng, thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng, kỳ hạn trả nợ… áp dụng thống nhất cho tồn hệ thống.
Một chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo tốt sự tuân thủ về pháp luật hiện hành, phù hợp với mục tiêu định hướng của ngân hàng và phát huy được mọi tiềm năng của ngân hàng. Hoạt động tín dụng sẽ đạt hiệu quả nếu ngân hàng xây dựng được chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp và ngược lại.
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an tồn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.
Chất lượng tín dụng tùy thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thương mại. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp ngân hàng nắm được diễn biến của khoản tín dụng đã được cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phịng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lượng tín dụng. thu hồi và giải quyết nợ cũng là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc
kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.
Cơng tác tổ chức hoạt động tín dụng
Cơng tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mơ ngân hàng, chính sách tín dụng, quy mơ tín dụng, loại hình tín dụng… hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổ chức bài bản thì chất lượng hoạt động tín dụng càng được nâng cao. Thực vậy, việc tổ chức hoạt động tín dụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, phát huy được năng lực của nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc do đó nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng.
Kiểm sốt nội bộ
Kiểm sốt nội bộ giúp cho các lãnh đạo có được các thơng tin về tình hình cho vay của các cán bộ tín dụng có phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách mà ngân hàng đưa ra hay không. Hoạt động này gồm những việc như: kiểm tra các thủ tục về thẩm quyền điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vay, thủ tục, hồ sơ xin vay vốn… nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong q trình cho vay, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định để hạn chế rủi ro tín dụng . Hệ thống kiểm sốt nội bộ thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
Chất lượng của đội ngũ nhân sự
Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho cùng vẫn là đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Chính yếu tố con người sẽ tác động sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng là những con người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, là người tiến hành thẩm định nghiên cứu khách hàng, kiểm tra giám sát các khoản cho vay… Vì nguồn nhân lực có vai trị quan trọng như vậy nên chất lượng nguồn nhân lực có vai trị quan trọng trong chất lượng của hoạt động tín dụng.
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan
Khách hàng
Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Năng lực của khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay khơng.
Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc khơng dự đốn được những biến động lên xuống nhu cầu thị trường, phân phối và phô trương sản phẩm...thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng hiệu quả.
Sự trung thực của khách hàng
Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.
Nếu khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, khơng đúng với phương án, mục đích xin vay thì sẽ khơng trả nợ được đúng hạn.
Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngồi dự đốn của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: Do thiên tai, hỏa hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, do sự thay đổi
chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp... ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dẫn đến vi phạm việc trả nợ ngân hàng.
Môi trường kinh tế
Để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn, mở rộng hoạt động cho vay phục vụ cho sự phát triển kinh tế thì phải có một nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một mơi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó có thể trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.
Chu kỳ kinh tế có tác động khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp khơng phát triển được. Hơn nữa nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại trong chu kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.
Khoa học công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngân hàng.
Điều đó ln đặt ra cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàng luôn luôn chủ động nắm bắt những thay đổi về khoa học công nghệ.
Môi trường pháp lý
Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần cũng có một hành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Nói đến mơi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.
Mơi trường chính trị xã hội
Mơi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng. Điều này giúp cho ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tác động của mơi trường chính trị - xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụng là khơng thường xun, nhưng khi có những biến động về chính trị, tác động của nó tới ngân hàng là vơ cùng lớn. Một sự thay đổi trong hệ thống chính trị có thể làm cho ngân hàng mất tồn bộ các khoản tín dụng của mình, điều này đẩy nó lên bờ vực phá sản.
Mơi trường tự nhiên
Đây là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như chất lượng của nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai hỏa hoạn, bệnh dịch thường xun xảy ra. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến nơng nghiệp, thủy sản, hải sản… Vì vậy, việc đầu tư vào những ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN QUAN
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Văn Quan
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988 với tên gọi là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT. Từ ngày 14/11/1996 đến nay Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thơn, là một pháp nhân hạch tốn kinh tế độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Trên con đường đổi mới của Đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước, từ một ngân hàng bao cấp trở thành một ngân hàng thương mại lớn mạnh với hệ thống mạng lưới rộng khắp, do đó ngân hàng đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động của các công ty, cá nhân sản xuất kinh doanh đặc biệt giúp xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như sự lớn mạnh của nền kinh tế.
Trong quá trình thực hiện đổi mới nền kinh tế, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế trên mọi vùng miền, NHNo&PTNT Việt Nam đã thành lập nhiều chi nhánh trên cả nước đặc biệt quan tâm chú trọng đến các tỉnh miền núi vùng cao,vùng cịn gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tháng 8 năm 1988 Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam đã quyết định thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Văn Quan trực thuộc trung tâm điều hành của NHNo&PTNT Tỉnh Lạng Sơn.
Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp và nơng thơn. Tính chất hoạt động của chi nhánh là thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Lạng Sơn. Hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi của chính sách kinh tế trong và ngoài nước.
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan là NHTM có nhiệm vụ huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, làm dịch vụ thanh tốn ngân quỹ và hiện nay có thêm dịch vụ mới đó là bảo hiểm bảo an tín dụng (Bảo hiểm ABIC).
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan nằm trên địa bàn huyện miền núi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nền kinh tế huyện có tăng trưởng nhưng chưa bền vững,sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao, tiềm năng thế mạnh của huyện chưa được phát huy, chưa tìm được đầu ra cho các mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Đời sống của mỗi hộ nơng dân cịn bấp bênh nhất là gia đình nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan
Mơ hình tổ chức bộ máy và hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan gồm:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan
( Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn)
Ban giám đốc -Giám đốc -Phó Giám đốc Phòng kế tốn - ngân quỹ Phịng kinh doanh (Phịng tín dụng )
Tính đến nay NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan có biên chế chính thức là 15 cán bộ, gồm có:
2 cán bộ lãnh đạo quản lý:
-1 Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo cơng tác tín dụng. -1 Phó giám đốc phụ trách về kế tốn – Ngân quỹ.
Chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng, xây dựng các chiến lược kinh doanh, đề ra những quy định về hoạt động kinh doanh, trực tiếp nhận chỉ thị của Đảng và Nhà nước để phổ biến cho cán bộ cơng nhân viên.
2 phịng ban:
-Phịng kinh doanh ( phịng tín dụng ), số cán bộ là: 6 người là nơi tạo nguồn thu cho ngân hàng, công việc là cho khách hàng vay, trực tiếp thẩm định các phương án kinh doanh và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, đến xã thu nợ thu lãi và tham mưu cho ban giám đốc trong điều hành và sử dụng vốn.
-Phịng Kế tốn – Ngân quỹ, số cán bộ là 7 người thực hiện các công việc hạch tốn, thanh tốn thơng qua quản lý tiền gửi, tiền vay của khách hàng, làm các dịch