Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 56)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan

2.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh

nhánh huyện Văn Quan

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Mặc dù mơi trường và địa bàn hoạt động tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. song được sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau:

Một là, Tổng dư nợ và doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước

chứng tỏ quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng, uy tín ngày càng được nâng cao. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn huyện.

Hai là, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan đã quan tâm đúng mức đến

chất lượng tín dụng ở tất cả các khâu từ khâu điều tra đến thẩm định khách hàng đến việc tăng cường kiểm tra kiểm soát tất cả các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Công tác thu nợ q hạn, nợ khó địi đã được chú trọng đúng mức, phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợđược tiến hành thường xuyên. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức tỷ lệ quy định của Ngân hàng cấp trên.

Ba là, Ngân hàng đã bắt đầu triển khai công tác tiếp cận với việc cho vay các

công ty cổ phần trên địa bàn huyện, tư vấn cho họ lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi.

Bốn là, Ban lãnh đạo ngân hàng và bộ phận tín dụng đã có những chỉ đạo

đúng đắn trong việc phân cơng phụ trách địa bàn của các cán bộ tín dụng. Tất cả các cán bộ trong phịng tín dụng đều được sinh ra và lớn lên trên địa bàn huyện do vậy đã được phân cơng để phụ trách địa bàn mà mình nắm rõ chính vì vậy cán bộ tín dụng rất gần gũi với nhân dân, hiểu nhân dân.

Năm là, Phối hợp chặt chẽ với các cấp Đảng chính quyền và các ban ngành

của địa phương để phối hợp thực hiện các mục tiêu kinh tế tại huyện và xử lý các rủi ro xảy ra với ngân hàng một cách tích cực.

Sáu là, Các cán bộ tín dụng được tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp

vụ. Ngân hàng thường xuyên giáo dục đào tạo đạo đức nghề nghiệp, thực hiện nếp sống có văn hóa doanh nghiệp cho các cán bộ cơng nhân viên chức ngân hàng.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

Tuy đã có nhiều cố gắng trong hoạt động cho vay nhưng trong giai đoạn 2012 - 2014 hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan đã bộc lộ những hạn chế cơ bản:

Một là, Trong tổng dư nợ của ngân hàng nếu xét theo thời hạn cho vay thì cho

vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao đối với ngân hàng (bởi vì cho vay trung, dài hạn bao giờ cũng có tỷ lệ rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn). Nếu xét theo thành phần kinh tế thì chủ yếu là cho vay đối với các hộ gia đình để sản xuất Nơng nghiệp.

Hai là, Rủi ro tín dụng tăng: NQH nhóm 3 và tỷ lệ NQH nhóm 4 chiếm tỷ

trọng ngày càng cao chứng tỏ phát sinh thêm nhiều món NQH tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng.

Ba là, Vịng quay vốn tín dụng cịn ở mức thấp do doanh số thu nợ thấp so với

dư nợ bình quân.

Bốn là, Doanh số cho vay tuy có tăng lên nhưng vẫn thấp so với tổng nguồn

vốn huy động. Điều này dẫn đến nguy cơ đọng vốn, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên.

Năm là, Cho vay chủ yếu là các món nhỏ nên cơng tác giám sát, thu nợ cịn

gặp nhiều khó khăn, nợ tiềm ẩn cịn phát sinh và có xu hướng gia tăng.

b. Những nguyên nhân

Các nguyên nhân khách quan

Từ phía khách hàng

Thứ nhất, do khách hàng yếu kém về trình độ và năng lực quản lý. Nhiều

khách hàng có kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh yếu kém, phương án kinh doanh, dự án thực hiện khơng có tính khả thi do biến động của thị trường.

Thứ hai, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.Điều này vi phạm nguyên tắc

tín dụng. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích. Căn cứ và mục đích xin vay của khách hàng mà cán bộ tín dụng thẩm định điều tra và quyết định cho vay nếu thấy đó là dự án, phương án khả thi nhưng người vay vốn lại không chấp hành nguyên tắc này lại sử dụng vào mục đích khác có thể đầu tư vào lĩnh vực khơng hiệu quả, hoặc đem tiêu dùng cá nhân hoặc có thể đầu tư vào lĩnh vực Nhà nước khơng khuyến khích… Tất cả những cái đó đều khơng đem lại thu nhập cho người vay vốn vì vậy khi khoản vay đến hạn họ khơng có khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

Thứ ba, đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ nông dân. Điều này dẫn đến việc

cho vay chủ yếu là các món nhỏ, cơng tác giám sát, thu nợ gặp nhiều khó khăn, chi phí cho vay cao. Mặt khác cho vay chủ yếu để sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi chu kỳ kinh doanh dài dẫn đến việc ngân hàng cho vay theo hình thức trung, dài hạn nhiều rủi ro cao hơn, vịng quay vốn tín dụng chậm.

Bên cạnh đó, người dân với trình độ hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, hiểu biết về thị trường sản phẩm và hàng hóa chưa cao, sản phẩm sản xuất ra chưa mang tính cạnh tranh so với thị trường. Do vậy đến khi thu hoạch thì khơng biết bán ở đâu, khơng có cơ sở nào đứng ra tiêu thụ hoặc đảm bảo bao tiêu sản phẩm buộc họ phải tự tìm thị trường, tự bán sản phẩm trên thị trường trôi nổi dẫn đến bị tư thương ép giá, thậm chí cịn khơng bán được sản phẩm do mình sản xuất ra. Vì vậy họ khơng có thu nhập để trả nợ ngân hàng hoặc sản phẩm không tiêu thụ được trong khi nợ ngân hàng đã đến hạn, do vậy khoản nợ này phải chuyển sang nợ quá hạn.

Thứ tư, nhận thức của khách hàng trong việc chấp hành vay vốn, trả nợ cho

ngân hàng là không cao. Việc chấp hành pháp luật chưa đầy đủ nên ngân hàng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ khi khách hàng cố tình trây ì khơng chịu trả nợ cho ngân hàng.

Mơi trường kinh tế khơng ổn định:

Do các chính sách vĩ mơ của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh và đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh cho theo kịp với sự thay đổi của cơ

chế chính sách, dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thiếu hụt về vốn.

Mơi trường pháp luật cịn nhiều khó khăn vướng mắc

Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta đã có những hướng chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Việc ban hành các văn bản tín dụng cịn có tình trạng chồng chéo, trùng lặp nên việc hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản cịn gặp khó khăn.

Mơi trường tự nhiên không thuận lợi

Với đặc thù huyện Văn Quan sản xuất nơng nghiệp là chính, cho nên đối tượng đầu tư của ngân hàng cũng là phục vụ sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào thiên nhiên. Sự ảnh hưởng do thiên tai mang lại rất to lớn với diện rộng, khi gặp rủi ro họ khơng có thu nhập, khơng trả được nợ ngân hàng dẫn đến quá hạn. Cùng với đó là do thời tiết khí hậu khơ hanh, rét đậm dẫn đến dịch bệnh nhiều vật nuôi bị chết, sản xuất nơng nghiệp bị mất mùa. Vì vậy người vay trả nợ cho ngân hàng chưa được kịp thời, đầy đủ.

Các nguyên nhân chủ quan

Quy trình nghiệp vụ thay đổi liên tục

Các quy trình nghiệp vụ thay đổi liên tục làm cho các cán bộ tín dụng nhiều khi chưa kịp nắm bắt văn bản này thì văn bản đã thay đổi, chưa tuân thủ triệt để quy trình nghiệp vụ về giám sát sau khi cho vay, quy trình kế tốn, thủ tục giấy tờ chưa thật sự đơn giản, thuận tiện… Cơng nghệ thơng tin do một số cán bộ tín dụng tuổi cao chưa theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của nghiệp vụ phát sinh nên hiệu quả cơng việc cịn thấp.

Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay đơi khi cịn mang tính hình thức

Với đặc điểm một huyện miền núi đường xá đi lại khó khăn dẫn đến tình trạng có những khoản nợ đến hạn mà khơng đơn đốc được kịp thời, chưa phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý đó là nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.

Chất lượng đội ngũ nhân lực cịn thấp -Thứ nhất, trình độ cán bộ cịn nhiều bất cập.

Trong những năm qua ngân hàng đã quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Song một số cán bộ ngân hàng chưa có điều kiện để tìm hiểu về các hình thức hoạt động mới xuất hiện trên thị trường tiền tệ, chưa thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường. Điều này địi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực chun mơn, có kinh nghiệm và sự nhạy bén phản ứng linh hoạt đối với thị trường.

Thứ hai, công việc quản lý địa bàn của cán bộ tín dụng rất khó khăn

Văn Quan là một huyện miền núi vùng cao phía bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, có diện tích tự nhiên là 550 km2 với 23 xã và 1 thị trấn trong đó có 7 xã thuộc vùng III và 2 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăc, 13 xã thuộc vùng II và 1 thị trấn, diện tích đất nơng nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên số còn lại là rừng thưa và đồi núi trọc. Dân số toàn huyện khoảng 62.000 người chủ yếu là dân tộc Nùng và Tày cùng chung sống. Hầu như các xã đã có đường ơ tơ đến trụ sở nhưng chủ yếu là đường cấp phối giao thơng đi lại khó khăn. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, hàng hóa chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do tập quán nhận thức của nhân dân cịn nhiều người chưa thích nghi với cái mới, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, hệ thống bơm tưới tiêu cịn ít và kém hiệu quả. Bên cạnh đó các điều kiện về mơi sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, nạn chặt phá rừng làm cho lũ qt và hạn hán, khí hậu thì khơ hanh, rét đậm kéo dài xảy ra liên tục gây nên trâu bò bị chết rét, mất mùa làm thiệt hại tiền của cho các hộ sản xuất nông nghiệp.

Tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan mặc dù với dư nợ bình quân 1 CBTD hiện nay là quá thấp song mỗi cán bộ quản lý 2 – 3 xã mà đường đi lại hết sức khó khăn. Trong đó hầu hết công việc được tiến hành một cách thủ công, trực tiếp đối với từng hộ sản xuất cùng với áp lực khốn cơng việc và quyết toán, phân phối tiền lương theo kết quả thực hiện các chỉ tiêu khoán đã tạo nên tâm lý ngại cho vay của cán bộ tín dụng, mặt khác do người dân trong huyện còn nhiều hộ nghèo nên chỉ vay vốn bên Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất thấp, từ đó làm giảm doanh số cho vay.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)