Mở rộng đối tượng đầu tư, cho vay vốn kết hợp với tư vấn cho hộ sản xuất,

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 63)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT ch

3.2.5. Mở rộng đối tượng đầu tư, cho vay vốn kết hợp với tư vấn cho hộ sản xuất,

hộ sản xuất, áp dụng linh hoạt các hình thức cho vay

Muốn mở rộng tín dụng phải mở rộng lĩnh vực đầu tư. Hiện nay, khả năng mở rộng sản xuất – kinh doanh của nhiều hộ sản xuất trên địa bàn ngày càng tăng, các đối tượng chi phí cho sản xuất – kinh doanh ngày càng phong phú. Bởi vậy việc mở rộng đầu tư và đối tượng cho vay là phù hợp với yêu cầu thực tế của sản xuất – kinh doanh. Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở huyện miền núi Văn Quan địi hỏi cần phải đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp cũng như các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho công nghiệp và đời sống ở nơng thơn. Do đó NHNo&PTNT huyện Văn Quan cần mở rộng hơn nữa các đối tượng cho vay có tính chất thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương như cho vay trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu… đặc biệt là có sự quan tâm và mở rộng cho vay đối với thương nghiệp nông thôn để mở rộng việc tiêu thụ nơng sản.

Một đặc điểm cũng là khó khăn lớn trong cơng tác đầu tư vốn tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Văn Quan, đó là nền kinh tế của huyện nhìn chung cịn phổ biến tình trạng sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp, trình độ dân trí thấp, kiến thức và kinh nghiệm của hộ sản xuất về thâm canh, về kinh tế thị trường còn hạn chế. Do

vậy khi chuyển sang sản xuất hàng hóa đặc biệt trong thời buổi hội nhập với nền kinh tế quốc tế các sản phẩm từ nước ngoài (đặc biệt là mặt hàng từ Trung Quốc) tràn vào Việt Nam nhiều với chất lượng cao do vậy các sản phẩm nông sản phải tạo được tính cạnh tranh dẫn đến đa số các hộ sản xuất gặp khó khăn trong việc lựa chọn mơ hình, đối tượng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản xuất. Chính vì vậy, muốn mở rộng được cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện thì mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng với hơn 10 năm kinh nghiệm cho vay hộ sản xuất, với khả năng và kinh nghiệm sản xuất đúc kết được trong quá trình “ đồng hành” cùng với hộ nông dân, cần phải tiếp cận hộ sản xuất, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành kỹ thuật như khuyến nông, khuyến lâm… cùng tư vấn cho hộ lựa chọn đối tượng sản xuất kinh doanh (cây trồng, vật nuôi) sao cho phù hợp với khả năng sản xuất của hộ và yêu cầu của thị trường, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất của hộ, nâng cao chất lượng tín dụng và cũng là điều kiện để mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng.

Tùy theo đối tượng khách hàng vay vốn, loại cho vay, đối tượng cho vay mà áp dụng phương thức cho vay phù hợp. Đối tượng nào, khách hàng nào thì có phương thức cho vay ấy, khơng nên gị ép khách hàng. Đặc biệt với khách hàng là hộ nơng dân có thể cho vay trực tiếp từng hộ, có thể đầu tư cho họ thơng qua các tổ chức tín chấp tự nguyện, các đồn thể. Đây là hình thức chuyển tải vốn đến nhóm hộ qua tổ vay vốn do Hội Nơng dân, hội phụ nữ, đồn thanh niên.. thành lập. Đây là một phương thức cho vay có thể tạo điều kiện cho việc thực hiện giải pháp mở rộng cho vay, giảm sự quá tải đối với cán bộ tín dụng, tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)