Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép sông hồng (2) (Trang 41 - 45)

1.1 .1Tỷ giá hối đoái

3.3 Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đối ở nước ta đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát cải thiện cán cân thương mại, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ… Vậy để chính sách tỷ giá đạt được mục tiêu cần phải có những định hướng rõ ràng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Dưới đây là

một số đề xuất giải pháp mà nhà nước có thể áp dụng nhằm điều hành tỷ giá tốt hơn trong thời gian tới:

Một là, tăng cường công tác dự báo biến động tỷ giá trong tương lai. Thường

xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra chính sách tỷ giá hối đối phù hợp trong từng giai đoạn

Hai là, hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối tại Việt Nam:

Quản lý tốt dự trữ ngoại hối, tăng tích lũy ngoại tệ: xây dựng chính sách tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho nhu cầu phát triển trong nước và những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được đồng thời nhà nước cần phải sử dụng ngoại tệ dự trữ một cách có hiệu quả.

Ba là, thực hiện chính sách đa ngoại tệ: hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù

USD có vị thế mạnh hơn hẳn so với các loại ngoại tệ khác song nếu trong quan hệ quốc tế chỉ áp dụng một loại ngoại tệ này thì sẽ làm cho tỷ giá bị ràng buộc rất lớn vào nó. Khi có sự biến động về giá cả của đồng USD trên thế giới sẽ làm lập tức ảnh hưởng tới quan hệ tỷ giá giữa VND và USD. Mà những ảnh hưởng này thường là những ảnh hưởng bấ lợi. Chế độ tỷ giá gắn với nhiều loại ngoại tệ sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá danh nghĩa.

Bốn là sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất để điều chỉnh tỷ giá: chính phủ từng

bước tự do hóa lãi suất làm cho lãi suất thực là một loại giá cả được quyết định bởi sự cân bằng cung cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ khơng phải là bởi những quyết định cứng nhắc của ngần hàng nhà nước.

Các quan điểm khi đứng trên phương diện với NHNN

Thứ nhất là về cơ chế tỷ giá, NHNN nên cân nhắc chuyển đổi sang chế độ tỷ giá

linh hoạt và chính sách mục tiêu lạm phát để phù hợp với sự tự do hóa thị trường vốn trong những năm tới. Chế độ tỷ giá linh hoạt vẫn luôn tỏ rõ ưu thế trong việc hạn chế những tác động tiêu cực từ cú sốc trên thị trường.

Thứ hai về biện pháp điều hành tỷ giá: tiếp tục nâng cao tính minh bạch nhất

quán trong các chính sách can thiệp của NHNN và chính phủ nhằm điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Ngồi ra nhà nước cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra – vào trong nước từ đó dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

Thứ ba về điều hành lãi suất, công tác điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước

cần tiếp tục theo định hướng củng cố giữ vững giá trị đồng nội tệ, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo thanh khoản và các hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của

nền kinh tế. Đồng thời tiếp tục kết hợp tăng cường và các biện pháp kiểm soát cung cầu ngoại tệ để giảm thiểu, đi đến loại trừ tình trạng vạy USD đổi ra VND rồi gửi lại ngân hàng để hưởng chênh lệch lãi suất, khi đá hạn mua USD trên thị trường tự do trả nợ ngân hàng.

Thứ tư là các biện pháp quản lý ngoại hối, ngân hàng nhà nước cần tiếp tục phối

hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại tệ , xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình hình đơla hóa nền kinh tế, xóa bỏ hoạt động của thị trường tự do ngoại tệ.

KẾT LUẬN

Thị trường ngoại hối diễn biến rất phức tạp, tỷ giá biến động không theo chiều hướng nào và khó có thể dự đốn được. Chính những sự biến động tỷ giá này đã tạo ra khơng ít cơ hội và rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và cơng ty Cổ phần thép Sơng Hồng nói riêng. Qua ba chương phân tích trên, chúng ta thấy được những nguyên nhân làm tỷ giá VNĐ/USD thay đổi. Từ đó giúp các cơ quan chức năng sẽ có những chính sách phù hợp nhằm quản lý TGHĐ một cách hiệu quả. Ngồi ra, bài khóa luận cịn chỉ rõ những tác đơng của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và áp dụng cụ thể vào cơng ty cổ phần thép Sơng Hồng. Từ đó giúp cơng ty có những cái nhìn đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tỷ giá để cơng ty có sự quan tâm hợp lý hơn đến tỷ giá. Ở chương ba, em đưa ra một số những giải pháp nhằm giúp cơng ty có thể phịng ngừa và hạn chế những rủi ro về tỷ giá. Bài khóa luận này sẽ là một tài liệu tham khảo hữa ích cho cơng ty trong q trình kinh doanh và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của cơng ty Cổ phần thép Sông Hồng.

2. Lê Thị Thúy Nga (2012) “Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đối đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH Dong Bang” luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

3. Theo Vũ Thị Kim Trung ( 2012) “ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh máy phát điện của công ty TNHH Tân Kỷ”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương Mại.

4. Đồng Thị Trang (2013), “ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu sản phẩm xăng dầu của công ty TNHH một thành viên tổng công ty xăng dầu quân đội”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Thương mại.

5. “Nhận định về tỷ giá và lãi suất năm 2016”- báo Công thương ngày 30/12/2015

6. http://baocongthuong.com.vn/nhan-dinh-ve-ty-gia-va-lai-suat-nam-2016.html 7. Sách chuyên khảo “Biến động tỷ giá ngoại tệ và hoạt động xuất khẩu” của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy.

8. Giáo trình kinh tế vĩ mơ (2006)- NXB giáo dục 9. Giáo trình tài chính quốc tế (2002)- NXB tài chính 10. Trang web tham khảo

 http://news.go.vn/  http://vneconomy.vn/  http://gso.gov.vn/  http://luanvan.net.vn/  http://baocongthuong.com.vn/  http://thoibaotaichinhvietnam.vn/

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thép sông hồng (2) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)