Quan điểm, định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH âu việt (Trang 45 - 48)

1.1 .Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu

3.1. Quan điểm, định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến

đến thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Âu Việt.

3.1.1. Quan điểm của cơng ty về giải quyết khó khăn trong mở rộng thị trườngtiêu thụ do tác động của suy thoái kinh tế. tiêu thụ do tác động của suy thối kinh tế.

Doanh nghiệp đã có các giải pháp hỗ trợ về chính sách và định hướng, tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã đưa ra định hướng rõ rang nhằm khắc phục những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật trên thị trường nội địa.

Công ty luôn ưu tiên phát triển mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đem lại nhiều nguồn lợi cho sản xuất. Vì vậy cần phải thỏa mãn được chất lượng hàng hóa bằng việc hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật để tăng tính nghệ thuật. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, để có sự điều chỉnh nhằm thỏa mãn lợi ích của hai bên.

Khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn chung của tồn nền kinh tế. Doanh nghiệp và người sản xuất cần phải tạo ra được một mối quan hệ tốt, đó là việc doanh nghiệp chủ động hỗ trợ người sản xuất trong những hồn cảnh khó khăn và ngược lại doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ họ. Bên cạnh việc tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với người sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần phải đẩy mạnh việc xúc tiến và tìm kiếm các thị trường mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về thị trường, chất lượng và giá cả của hàng hóa. Đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của người tiêu dùng.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mơ, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mơ hình tăng trưởng mới. Theo cách tiếp cận này, nền kinh tế đang phải đối mặt với một số những thách thức mới như sau:

Một là, Việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng.

Báo cáo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh (1994) phải bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7%-8%/năm (2011 - 2020).

Hai là, Nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là

nguồn vốn đầu tư. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP.

Ba là, Mơ hình tăng trưởng mới từ việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ

Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng cịn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt u cầu. Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược để chuyển sang mơ hình tăng trưởng kinh tế mới.

Thời kỳ chiến lược 2011-2020 mang đậm nét "phát triển" hàm ý rằng, tính "được - thua" trong cuộc cạnh tranh phát triển cùng thời đại, cùng các "cường quốc 5 châu" sẽ quyết định Việt Nam có rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước đi trước khơng, có "hóa rồng' được khơng, đã trở thành nhiệm vụ khách quan, mang tính lịch sử.

Với cách tiếp cận từ những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014-2015 không chỉ được đánh giá bằng những kết quả định lượng về chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, nợ, cân đối ngân sách…, mà có lẽ điều cịn quan trọng hơn là ở những tiêu chí về cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển sang một mơ hình tăng trưởng kinh tế mới.

3.1.2. Định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thịtrường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật. trường tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật.

Nhận thấy năm 2015 có nhiều dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế thế giới nói chung, và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, cầu được cải thiện so với năm 2014 do đó cơ hội về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp cơng ty đã đưa ra những quan điểm, định hướng cho năm 2015 và tâm nhìn 2020 như sau:

- Quan điểm, định hướng chung của công ty trong thời gian tới: Giảm thiểu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của cơng ty. Giảm chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo các khoản doanh thu lợi nhuận.

- Để đảm bảo về tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kế hoạch doanh thu lợi nhuận đồng thời giảm tác động tiêu cực của suy thối kinh tế tới Cơng ty TNHH Âu Việt đưa ra các quan điểm và định hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới là: tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới, nâng cao chất lượng – hiệu quả sản xuất, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu và sản phẩm hư hỏng, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm, ổn định giá cả…

Qua đó cơng ty xây dựng chiến lược phát triển để thực hiện các quan điểm và định hướng nêu trên:

Vể quản lý: Phát triển nguồn lực thơng qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên ngồi cơng ty, có chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý, đảm bảo về trình độ tay nghề cho sản xuất.

Xây dựng và áp dụng hệ thống lương, thưởng, phạt hợp lý tương xứng với sức lao động của cán bộ công nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực sản xuất làm việc. Luôn đảm bảo ổn định cơng nhân sản xuất trực tiếp, tránh tình trạng thiếu hụt cơng nhân đảm bảo tiến độ và nguồn cung cho thị trường.

Về sản phẩm: Khẳng định chất lượng của công ty trong thời gian dài hoạt động. Sản phẩm của công ty khẳng định dược cả về chất lượng, mẩu mã lẫn giá thành bán trên thị trường.

Định hướng phát triển của công ty năm 2015 cụ thể như sau:

Thứ nhất, Mở mang thêm ngành nghề, thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển kinh

doanh thương mại các loại máy uốn sắt nghệ thuật mới để quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm sẽ được công ty sản xuất trong thời gian tới.

Thứ hai, Nhanh chóng đàm phán, ký kết với các cơng trình xây dựng của nhà

nước, doanh nghiệp và các nhà đầu tư lớn để công ty được phát triển bền vững và lâu dài hơn trên thị trường.

Thứ ba, Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng, lắp đặt day chuyền cung cấp hàng hóa

một cách nhanh nhất để đưa vào vận hành phục vụ cho kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển các mẫu mã mặt hàng mới của công ty.

Thứ tư, Tái cấu trúc, sắp xếp bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty cho

phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy được năng lực chuyên môn của Cán bộ công nhân viên, Xây dựng tiêu chuẩn thang bảng lương mới phù hợp, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trình đại học, trên đại học, tạo điều kiện để người lao động, năng lực, đóng góp vào sự phát triển của Cơng ty.

Thứ năm, Tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để các đơn vị trực thuộc nâng cao tính

tự chủ, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy những lợi thế đơn vị để phát triển. Các Giám đốc Công ty trực thuộc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Lãnh đạo công ty về hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế đến thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm máy uốn sắt nghệ thuật của công ty TNHH âu việt (Trang 45 - 48)