1.1 .Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
3.2. Các đề xuất vơi những ảnh hưởng suy thoái kinh tế đến thị trường tiêu thụ
thụ sản phẩm của cơng ty Âu Việt.
Suy thối kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh từ đầu vào cho tới tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của suy thoái kinh tế là thị trường tiêu thụ sản phẩm, dưới tác động của suy thoái, cầu giảm mạnh dẫn tới lượng tiêu thụ sản phẩm giảm làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp đi rất nhiều. Các doanh nghiệp về máy uốn sắt nghệ thuật trong năm 2014 vừa qua đều trong tình trạng ứ đọng hàng tồn kho và khó có khả năng tiêu thụ vì thị trường tiêu thụ đã bị thu hẹp di rất nhiều. Một trong những nguyên nhân cho sự tác động này là do cơng tác dự báo cịn yếu kém, dẫn tới các doanh nghiệp phản ứng với suy thối một cách thụ động. Từ đó một vấn đề cấp thiết đầu tiên để đối phó với sự suy thối kinh tế là các doanh nghiệp cần cải tiến và nâng cao chất lượng dự báo kinh tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế. Từ đó tạo cho doanh nghiệp một sự chủ động để có những biện pháp phản ứng với biến động kinh tế.
Một là nguồn cung nguyên vật liệu cũng nên được sử dụng như là một biện pháp
hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế. Thị trường nguyên liệu đầu vào biến động rất phức tạp, giá cả có thể lên hoặc xuống với mức dao động mạnh tạo nhiều rủ ro cho doanh nghiệp thu mua. Do đó doanh ngiệp cần có biện pháp ổn định về giá cả cũng như số lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
Hai là tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị hiện đại theo hướng
tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế máy, trong sản xuất những mẫu uốn đẹp, thẩm mỹ cao và không bị cũ nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành.
Ba là doanh nghiệp cần đầu tư vào các sản phẩm mục tiêu với tính chất sản phẩm
khác lạ, chăm chút tới từng chi tiết thẩm mỹ làm chiến lược đánh vào thị hiếu khách hàng. Tạo dấu ấn của cơng ty với người tiêu dùng uy tín, chất lượng.
Bốn là đầy mạnh các công tác xúc tiến và quảng cáo sản phẩm tới khách hàng và
người tiêu dùng, qua nhiều kênh như truyền thông, các phương tiện thơng tin đại chúng, các chương trình xúc tiến.
Năm là tác động của suy thối kinh tế và phía thị trường làm cho doanh nghiệp
giảm thị phần tại các thị trường của mình thậm chí cả những thị trường truyền thống. Do đó doanh nghiệp cần mở rộng nghiên cứu nhu cầu thị trường truyền thống, để cung cấp các sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng đồng thời mở rộng sang các thị trường mới tiềm năng.
Sáu là trú trọng đầu tư nghiên cứu và chiếm lĩnh thị trường trong nước tiềm
năng. Với thị trường trong nước cần nghiên cứu để tìm ra nhu cầu của các cơng trình cảu nhà nước, nhu cầu của các doanh nghiệp hay những đối tác chủ yếu từ đó có các chính sách phân đoạn thị trường đưa ra các mức giá cả hợp lý vơi từng đối tượng khách hàng trong nước.
Cuối cùng là đẩy mạnh công tác đào tạo và quản lý nhân lực, đáp ứng nhu cầu của môi trường làm việc của tất cả các cán bộ, công nhân viên của công ty, cũng như để giảm thiểu rủi ro về đơn hàng.