Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SONA trong những năm qua

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 35 - 39)

II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY SONA

3/ Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SONA trong những năm qua

trong những năm qua

3.1 Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2001 và năm 2002

Bảng 3 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2001 và năm 2002

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Tỷ lệ phát triển

Xuất khẩu lao động Người 759 2600 3,42

Du học Người 0 55

Đào tạo Người 679 3100 4,56

Xuất nhập khẩu hàng hoá * Xuất khẩu : - Cao su - Trị giá Tấn Tr.đ 1623 1.330 2798 28.257 1,72 21,2 * Nhập khẩu: - Sắt thép

- Máy móc, ơ tơ, vận tải

Tấn Chiếc 9.645 159 10.828 124 1,12 0,77

- Tổng trị giá Tr.đ 5.739 50.076 8,73 Tổng doanh thu Tr. đ 85.094 129.166 1,52 * Doanh thu XKLĐ Tr. đ 6.712 8.650 1,21 * Doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác (vé máy bay, du học) Tr. đ 78.382 120.516 1,54 Lợi nhuận Tr. đ 550 600 1,09 Nộp ngân sách nhà nước Tr. đ 7.560 11.050 1,46

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một khởi sắc. Với quan điểm luôn coi trọng và xác định xuất khẩu lao động là trọng tâm, là then chốt trong hoạt động của mình, do vậy trong năm 2001, đặc biệt là năm 2002 Công ty đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư mạnh cho hoạt động này, củng cố giữ vững và phát triển thị trường truyền thống tại Libia, củng cố và phát triển mở rộng thêm một bước tại thị trường Đài loan, Malaysia, từng bước khôi phục lấy lại thế cân bằng và ưu thế vốn có của Cơng ty tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Do vậy mà trong năm nay Công ty đã đưa được một số lao động sang làm việc tại Nhật Bản, tuy không phải là con số lớn, nhưng bước đầu đã thể hiện được sự cố gắng của Cơng ty trong việc lấy lại uy tín đối với phía bạn hàng Nhật Bản. Chính nhờ sự nỗ lực này mà trong năm 2001 về chỉ tiêu lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài đạt 115% so với kế hoạch, năm 2002 số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng 3,42 lần so với năm 2001. Doanh thu từ hoạt động XKLĐ cũng tăng lên đáng kể, nếu như năm 1999 là 3.942.390.000 VNĐ, năm 2000 là 4.552.800.000 VNĐ thì năm 2001 doanh thu đã tăng lên là : 6.712.000.000 VNĐ, đặc biệt là năm 2002 do phát triển được thị trường Malaysia nên doanh thu trong năm nay là: 8.650.000.000 VNĐ đã tăng lên đáng kể, so với năm 2001 tăng 1,21 lần.

Với định hướng hoạt động kinh doanh của Cơng ty trên hai lĩnh vực chính là: Xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại, trong đó lấy xuất khẩu lao động làm trọng tâm. Do đặc điểm hoạt động thương mại phát triển sau, các năm trước đây hoạt động cầm chừng, hạn chế, doanh thu thấp, mang lại hiệu quả chung cho Cơng ty chưa đáng kể, thì năm 2001 là năm khởi đầu cho phát triển thương mại, và năm 2002 là năm xuất phát điểm của một hoạt động bài bản, mạnh mẽ theo hướng qui mô lớn và có hiệu quả trên các mặt: Tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thị trường và cơ cấu ngành hàng, kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu và xuất khẩu ... Cụ thể là: doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2001 là: 78.382.000.000 VNĐ tăng 14 lần, nộp ngân sách là: 7.560.000.000 VNĐ tăng 8 lần, lợi nhuận là: 143.800.000 tăng 5

lần so với năm 2000 và các năm trước đây. Doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2002 là: 120.516.000.000 tăng 1,54 lần so với năm 2001.

Bên cạnh doanh thu từ hai lĩnh vực là XKLĐ và kinh doanh XNK HH, cơng ty cịn phát triển và mở rộng thêm các lĩnh vực khác như doanh thu từ đại lý bán vé máy bay, hoạt động đào tạo, tư vấn du học nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty và tạo việc làm cho cán bộ CNV.

Trong năm 2001, đặc biệt là năm 2002 mặc dù trong điều kiện thị trường xuất nhập khẩu của Cơng ty cịn chưa được mở rộng, giá cả và tình hình kinh tế Thế giới trong năm qua có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng khó khăn, đội ngũ CBNV cịn thiếu và còn hạn chế về kinh nghiêm, về khả năng khai thác thị trường, nhưng Cơng ty đã nỗ lực phấn đấu hồn thành tốt kế hoạch kinh doanh và đạt được những kết quả tốt đẹp.

3.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty

Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng lao động Quốc tế, trong nhiều năm qua cùng với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Công ty, SONA đã từng bước trưởng thành và đạt được những kết đáng ghi nhận. Để có được những kết quả này, phải kể đến những thành tích mà cơng ty đã đạt được trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động Quốc tế, đồng thời cũng có sự đóng góp khơng nhỏ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên nếu đánh giá về Công ty, xét trong mơi trường cạnh tranh, thì có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi của Cơng ty , cịn có cả những khó khăn mà Cơng ty cần khắc phục.

a/ Thuận lợi

Trong hoạt động xuất khẩu lao động, mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngồi nước nhưng Cơng ty SONA vẫn giành được một thị phần rộng lớn. Với bề dày kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên và các mối quan hệ rộng rãi với các bạn hàng, Công ty đã được rất nhiều các tổ chức và cá nhân tín nhiệm. Trong những năm gần đây, mặc dù có thêm rất nhiều các Cơng ty khác được quyền xuất khẩu lao động nhưng Công ty vẫn giành được các đơn đặt hàng từ phía các đối tác nước ngồi bởi vì chất lượng và uy tín của Cơng ty cao. Chính vì vậy mà số người được Cơng ty đưa ra lao động và làm chuyên gia tại nước ngồi cũng tăng rất nhanh, bởi vì chất lượng dịch vụ lao động cung ứng của Công ty, công nhân được đào tạo cơ bản về ngành nghề trước khi tiến hành thủ tục giao nhận. Với thế mạnh đó SONA đã có nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường lao động lớn như: Thị trường Đài loan, Libia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia ... Ngồi các đối thủ cạnh tranh trong nước, Cơng ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh ở nước ngồi, tuy nhiên với chi phí thấp

của nguồn nhân cơng đã vơ hình chung tạo ra lợi thế riêng cho cơng ty, giúp Cơng ty có được mức tăng trưởng lợi nhuận khá ổn định. Đây là chỗ dựa vững chắc để Công ty tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường cho cung ứng nguồn nhân lực, là điều kiện tốt để Công ty đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Các mặt hàng đăng ký kinh doanh của Công ty khá đa dạng, nguồn vốn ln được bảo tồn và phát triển qua các năm, đồng thời lại có mối quan hệ tốt với ngân hàng, điều này không những giúp công ty thu hút thêm được nhiều khách hàng trong nước sử dụng, khai thác dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu mà cịn làm cho Cơng ty có thể chủ động trong việc khai thác thị trường trong và ngoài nước.

Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ, có bề dày kinh nghiệm, gắn bó, trăn trở tâm huyết với Cơng ty, với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doạnh thương mại . Cán bộ lâu năm với kinh nghiệm vốn có và thận trọng kết hợp với tính nhanh nhạy năng động của cán bộ trẻ hình thành và tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hồ trong Cơng ty.

b/ Khó khăn

Trong những năm qua với những nỗ lực, những cố gắng, trong cạnh tranh gay gắt và nhiều khó khăn, Cơng ty vẫn ln phấn đấu hồn thành tốt kế hoạch. Song nhìn chung Cơng ty vẫn cịn những mặt hạn chế, những tồn tại mà đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh đó là:

Cơng ty chưa chủ động thích ứng và bắt kịp với biến động của thị trường, chưa có các giải pháp nhanh nhậy đệ đối sách kịp thời trong cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường lao động Đài loan, một thị trường luôn sôi động và biến động.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hố, cơng ty hoạt động khơng mang tính chuyên doanh, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu là nhận uỷ thác xuất nhập khẩu từ các đơn vị trong nước, do vậy Công ty bị phụ thuộc khá nhiều vào các đơn vị này.

Hoạt động marketing chưa được triển khai một cách đầy đủ, tạo ra những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận với các khách hàng và thị trường trong và ngồi nước.

Đội ngũ CBNV giỏi và tình thơng cho hoạt động kinh doanh còn thiếu và yếu ở nhiều khâu trong hoạt động chung của Công ty và nhất là trong hoạt động xuất khẩu lao động, thương mại và đào tạo.

Nhận biết được những tồn tại và hạn chế này, Cơng ty cần tìm ra nguyên nhân, và giải pháp, kết hợp với những bài học kinh nghiệm, và phải quyết tâm củng cố tăng cường bộ máy hoàn thiện hơn, đảm bảo cho cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi, đưa hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)