MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 58 - 63)

ĐẾN QUẢN LÝ VĨ MÔ

Để làm tốt việc kinh doanh xuất nhập khẩu, ngồi nỗ lực của Cơng ty, kiến nghị Nhà nước cần phải có cơ chế và một số biện pháp thích hợp. Sự phát triển bền vững nền kinh tế chúng ta phụ thuộc phần lớn vào chính sách thương mại của Nhà nước. Chính sách thương mại phải có tác dụng gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giơí.

1. Chính sách thuế XNK

Hiện nay, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là biện pháp chính để bảo hộ sản xuất nội điạ. Chính sách thuế cần phải nhất quán đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh khơng có những ưu tiên riêng biệt tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần giảm thuế doanh thu chứ không nên tăng thuế xuất nhập khẩu để người tiêu dùng có thể mua được hàng hố với giá thấp hơn. Nhà nước cần hỗ trợ giảm hoặc miễn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông lâm thuỷ sản là mặt hàng truyền thống của đất nước và giảm bớt thuế nhập khẩu để tránh tình trạng bn lậu.

Hệ thống các chính sách thuế cần phải được kiện toàn để chống thất thu và lạm thu do việc hàng hoá bị đánh thuế nhiều lần.

Đối với thuế giá trị gia tăng, nhà nước phải bảo đảm thời gian hoàn vốn VTA theo đúng thời hạn quy định để các doanh nghiệp có thể quay vịng vốn nhanh, kịp thời có vốn kinh doanh các mặt hàng khác và khơng phải trả lãi suất vay vốn Ngân hàng cao. Đối với các doanh nghiệp gian lận trong việc nộp thuế VAT nhà nước phải có biện pháp nghiêm ngặt như: quy định tiền nộp phạt, xử phạt hành chính... để khỏi ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân thật khác. Ngược lại những doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn quy định, nếu thời gian hoàn vốn VAT của nhà nước chậm thì Nhà nước phải có biện pháp như đền bù thì các doanh nghiệp mới có tiền để trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng, đồng thời nếu áp dụng các biện pháp này mới kích hoạt được các doanh nghiệp nộp thuế VAT đủ và đúng thời gian quy định của nhà nước.

2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu:

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chịu sự quản lý của Nhà nước, vì vậy để kinh doanh có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách phân bổ hợp lý hạn ngạch xuất nhập khẩu. Hiện nay việc dành hạn ngạch xuất khẩu đã phân bổ cho các đơn vị sản xuất thông qua các Bộ, ngành gây ra khơng ít phiền hà cho cơ sở, khơng phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước cần hoàn thiện phương thức phân bổ hạn ngạch theo nguyên tắc “Một cửa” chỉ phân bổ cho các đơn vị đã có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp theo nhóm hàng để có hiệu quả kinh tế cao hơn đóng góp nhiều hơn cho Nhà nước.

3. Về chính sách quản lý ngoại tệ:

Cần có sự quản lý ngoại tệ của Nhà nước để đảm bảo có được đầu vào bằng nhập khẩu (gồm: nguyên liệu, bán thành phẩm, các thiết bị và phụ tùng mà trong nước chưa sản xuất được và các đầu ra bắng xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Mặc dù có sự thiếu ngoại tệ ở các doanh nghiệp nhưng có khá nhiều tình trạng lưu thơng nội bộ cũng như việc tích trữ ngoại tệ ở quy mơ khá lớn. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp giải quyết hậu quả tiêu cực của những sự trao đổi ít nhiều tuỳ tiện như thế. Việc quản lý hợp lý ngoại tệ được coi là vấn đề chủ yếu cho thời kỳ kế hoạch 5 năm tới. Nhà nước cần phải chuyển sự ưu tiên phân bổ vốn ngoại tệ cho các dự án lớn tốn khá nhiều ngoại tệ và thời gian xây dựng cơ bản lâu, song việc cổ vũ khuyến khích các mối liên kết trong nội bộ các ngành công nghiệp và cải tiến hoạt động của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn kinh tế. Chính sách về tỷ giá hối đối của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái cho ta biết giá một đơn vị tiền tệ của một nước ngồi tính bằng tiền nước ta. Khi một cơng ty có hoạt động xuất nhập khẩu thì tất yếu sẽ có lúc cơng ty đó tiến hành bán hoặc mua ngoại tệ. Song nếu bán ngoại tệ cho Ngân hàng ngoại thương thì cơng ty đó sẽ bị thấp hơn giá thị trường khoảng 10%, hoặc nếu mua ngoại tệ của Ngân hàng cao hơn giá thị trường. Do đó, các đơn vị nhiều khi xử lý bằng cách bán ngoại tệ cho các đơn vị kinh tế khác có nhu cầu ngoại tệ theo giá thị trường, hoặc tìm các mặt hàng xuất nhập khẩu khác có chênh lệch giá cao để nhập. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cấn có một sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một tỷ giá ngoại hối tương đương sát với giá thị trường. Khoảng chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra phải là tối thiểu, chỉ gồm lệ phí dịch vụ Ngân hàng. Đồng thời,

Nhà nước cần giành một số ngoại tệ cho Ngân hàng ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh ngoại tệ và điều tiết tỷ giá cho thị trường ổn định khơng đột biến.

Trong khi chưa có biện pháp khống chế giá thị trường tương ứng với tỷ giá kinh doanh của Ngân hàng thì chấp nhận mua theo tỷ giá thị trường để đảm bảo cho các đơn vị xuất khẩu khơng bị thiệt (vì tồn bộ giá mua hàng xuất khẩu và giá bán hàng nhập khẩu đều theo tỷ giá thị trường).

Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và du lịch cần quản lý bằng cách buộc các đơn vị phải thanh tốn qua Ngân hàng, tiến tới xố bỏ tình trạng các đơn vị giữ ngoại tê, tự do mua bán cho nhau.

Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tích cực về tỷ giá hối đối như cơng bố các tỷ giá trên các phương diện thông tin đại chúng hỗ trợ cho các Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ và giữ cho tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh như USD,... ổn định trên thị trường nội địa. Hiện tại, chính sách của tỷ giá hối đoái là tạo điều kiện cho xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước đang có kế hoạch sẽ xây dựng thị trượng hối đối hợp pháp trong tương lai để chống lại tình trạng bn bán ngoại tệ ở thị trường ngầm gây thất thu cho Nhà nước.

4. Về quản lý Hải quan

Về hệ thống quản lý xuất nhập khẩu, hải quan cịn rườm rà, có nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ làm việc quan liêu, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà nước cần giám sát chặt chẽ công tác hải quan để giảm tối thiểu những việc làm sai trái của cán bộ hải quan. Trong trường hợp có bất đồng quan điểm giữa hải quan và doanh nghiệp, Nhà nước cần phải quy định thời hạn tối đa cho việc giải quyết các tranh chấp để giảm tối đa các chi phí khơng cần thiết cho các doanh nghiệp. Nếu cơ quan hải quan làm việc không đúng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp thì u cầu cơ quan hải quan phải có trách nhiệm bồi thường.

Như vậy cơ chế quản lý nhà nước hoàn thiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình.

KẾT LUẬN

Quốc gia cũng như cá nhân khơng thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi thứ hàng hố. Kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa sống cịn bởi vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Thực hiện XNK trong những năm qua của Việt Nam đã làm cho kim ngạch XNK tăng lên không ngừng, khai thác được lợi thế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ mạt; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân góp phần ổn định xã hội. Đồng thời có nhập khẩu máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, vật tư để ngày càng không ngừng tăng thêm mặt hàng xuất khẩu trong danh mục, tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch XK, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, nhanh mạnh vào chế biến sản xuất tinh và sâu mở ra các mặt hàng xuất khẩu mới, tận dụng một cách tối đa cơng nghệ hiện đại của nước ngồi đã nâng cao chất lượng hàng hoá đã làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới như gạo, dệt may thuỷ sản,... và đang từng bước xâm nhập vào những thị trường khó tính, xuất khẩu trực tiếp. Và cuối cùng là làm tăng thêm nguồn ngoại tệ để phục vụ cho nhập khẩu.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong cơ chế thị trường. Với đề tài " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hố của Cơng ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA)" em muốn đóng góp ý kiến của riêng mình về vấn đề bức xúc đó. Mặc dù các giải pháp đưa ra còn rất chung chung, do một phần còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận và hiểu biết thực tế cũng như cịn thiếu rất nhiều thơng tin về thị trường, giá cả và sản xuất các loại hàng hoá. Song những giải pháp này muốn đưa ra một số ý tưởng cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA).

Tóm lại thực hiện được đầy đủ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là một trong các nhân tố quan trọng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước sớm ra khỏi cuộc khủng hoảng và tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế - Trung tâm kinh tế Châu ÁThái Bình Dương, NXB Thống kê 1996 Thái Bình Dương, NXB Thống kê 1996

2. Tìm hiểu những quy định về hoạt động xuất nhập khẩu - NXB Thống kê1997 1997

3. Kinh tế đối ngoại Việt Nam- nội dung- giải pháp- hiệu quả : Vũ PhạmQuyết Thắng - NXB Thống kê 1996 Quyết Thắng - NXB Thống kê 1996

4. Thời báo kinh tế - năm 2001

5. Báo kinh tế phát triển - năm 2000,2001

6. Quyết định số 254/1998/QĐ - TTg về điều hành xuất nhập khẩu hànghóa năm 2001 hóa năm 2001

7. Đề án kiện tồn và phát triển Cơng ty cung ứng nhân lực Quốc tế vàThương mại (SONA) Thương mại (SONA)

8. Báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động kinh doanh của cung ứng nhânlực Quốc tế và Thương mại (SONA) lực Quốc tế và Thương mại (SONA)

9. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 199810. Con số và sự kiện - năm 2001 10. Con số và sự kiện - năm 2001

11. Nghiên cứu kinh tế - số 7,9 năm 2000; số 2 năm 2001.12. Tạp chí ngân hàng năm 2002 12. Tạp chí ngân hàng năm 2002

13. Thời báo kinh tế từ 1999 - 200214. Diễn đàn Doanh nghiệp 1999 - 2002 14. Diễn đàn Doanh nghiệp 1999 - 2002

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: Cơ sở Lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường

3

I. Tổng quan về hoạt động XNK 3

1. Tính tất yếu khách quan của TMQT 3

2. Khái niệm và các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu 6

3. Nội dung công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

7

4. Vai trò của xuất nhập khẩu. 12

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 58 - 63)