1. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành cơng của tổ chức, vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phẩm chất đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt cần tập trung vào đào tạo cán bộ địa chính cấp xã, phường có trình độ. Cẩn phải có chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực và vị trí.Ngồi ra cần phải có các chính sách đãi ngộ theo nưng lực, đảm bảo điều kiện sinh hoạt đời sống của cán bộ công chức để họ yên tâm công tác.Đồng thời cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhiệm vụ giao cho cán bộ địa chính, phát hiện kịp thời các sai phạm và nhắc nhở họ sữa chữa, thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ địa chính.
2. Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND quận có kế hoạch chi tiết về cơng tác cấp giấy chứng nhận, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho các phường, xã. Tăng cường cán bộ xuống cấp phường kiểm tra, đôn đốc việc phân loại hồ sơ, thóa gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.Cần phải đề nghị với UBND thành phố cải cách hành chính hồn thiện hơn nữa nhằm giảm bớt thủ tục trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận. Các xã, phường thành lập hội đồng đăng ký, xét duyệt đất đai và ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Việc cấp sổ đỏ cần thống nhất cấp 1 loại giấy chứng nhận cho cả nhà và đất mới sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong công
3. Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai cho nhân dân
Một thực tế ở nước ta hiện nay hiểu biết pháp luật của đại bộ phận nhân dân cịn rất nhiều hạn chế. Do vậy họ chưa có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai cho người sử dụng đất là làm cho người sử dụng đất hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong q trình sử dụng đất. Từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho người sử dụng đất, giúp cho Nhà Nước quản lý đất đai dễ dàng và chặt chẽ hơn.
Công tác tuyên truyền bằng nhiều cách như loa, đài, sách báo, vô tuyến. Mặt khác cán bộ địa chính của phường, xã phải thường xuyên tuyên truyền những quy định của pháp luật cho người dân, giúp họ hiểu được hộ phải làm gì, làm như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật.Tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng các chủ trương, chinh sách về đất đai, đăc biệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch sử dụng đất phải đồng bộ, phù hợp với sự phát triển đô thị trước mắt và lâu dài, đồng thời phải giữ được cân bằng sinh thái, tránh quy hoạc chắp vá, chồng chéo.Công bố, công khai các quy hoạch làm cơ sở cho các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân thực hiện. Có quy chế quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch để phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý, có phương án điều chỉnh kịp thời tránh những thiệt hại do quy hoạch không sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Để làm được điều này cần phải:
- Lập kế hoạch sử dụng đất trước mắt và lâu dài trình UBND, thành phố và cỉnh phủ duyệt.
- Đồng thời trong quá trình quy hoạch phải phân định rõ được các vùng dành cho sản xuất, dành cho khu công nghiệp ,khu chế xuất..vv.
- Khi lập phải dựa trên nhu cầu về sử dụng đất hiện nay, trong khi quy hoạch có thể có những điều chỉnh bổ sung tùy vào tình hình thực tế.
- Lập quy hoạch, kế hoạch luôn bám sát với thực tế phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành chức năng chứ khơng phải chỉ riêng ngành địa chính và đóng góp ý kiến của nhân dân. Cần thiết phải công khai quy hoạch, sử dụng đất cho mọi người hiểu và thực hiện.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà Nước
Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng đất đai của các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. Nhằm phát hiện những sai phạm để có các biện pháp uốn nắn kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp sai, nhằm hạn chế thấp nhất việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng trái phép.Đối với các đơn vị, tổ chức ử dụng đất khơng đúng mục đích để lãng phí đất hoặc cho thuê trái pháp luật kiên quyết thu hồi và xử lý trách nhiệm người sử dụng đất.