THỰC TRẠNG OTC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 25 - 29)

1. Những kết quả ban đầu

Theo số liệu mới nhất từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), tính đến nay đã có trên 1.000 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hố. Trong đó, chỉ có 150 cổ phiếu được niêm yết trên TTGDCK TP.HCM, vẫn cịn hơn 1.000 cơng ty cổ phần (CTCP) có nhu cầu giao dịch thực tế.

Theo thơng lệ quốc tế, các chứng khốn chưa đủ điều kiện để giao dịch trên TTCK tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) sẽ được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Xét một cách chặt chẽ hơn, trên thị trường OTC, các chứng khốn đó cũng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định như các tiêu chí về vốn, tiêu chuẩn phát hành ra cơng chúng.. và hoạt động dưới sự quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước hay Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Hay nói một cách khác, Thị trường OTC là một thị trường có tổ chức

và hoạt động theo các quy định của pháp luật, nó khác biệt hồn tồn so với thị trường “ chợ đen “ - là thị trường tự phát và khơng có điều chỉnh của pháp luật.

Đối với Việt Nam, Chính phủ đã chính thức thành lập thị trường chứng khoán tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh). Những chứng khốn cịn lại chưa tham gia TTCK tập trung được giao dịch trên thị trường tự do, chưa có sự quản lý của Nhà nước, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, hoạt động tại các quán cà phê hay trên mạng Internet.. Theo thông lệ quốc tế, quản lý thị trường phi tập trung là Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán. Việt Nam hiện nay chưa có Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khốn nên thị trường OTC chính thức là chưa có, chỉ có các tiền

đề của thị trường OTC đã và đang tồn tại, phát triển một cách tự phát, manh nha, lẻ tẻ trên thị trường tự do.

Mặc dù mới chỉ tồn tại ở mức sơ khai, tiền đề và chưa có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, thị trường OTC đã đem lại nhiều lợi ích to lớn:

- Góp phần điều hồ cung - cầu cổ phiếu trên TTCK tập trung: khi sự khan hiếm hàng hố trên thị trường chính thức tạo “cơn sốt” làm giá cổ phiếu tăng vọt thì chính thị trường tự do (tiền đề của thị trường OTC) bên ngồi đã có tác dụng làm hạ “cơn sốt nóng” bằng cách chuyển bớt một khối lượng cầu ra bên ngồi, góp phần giảm bớt nhiệt lượng trên thị trường chính thức.

- Góp phần làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế: sự sôi động trong việc mua bán cổ phiếu trên thị trường tự do cũng đã kéo thêm một lượng vốn dư thừa trong dân chúng vào các cơng ty sản xuất kinh doanh, giảm bớt tình trạng đầu tư vào đất đai và gửi tiền vào ngân hàng.

2. Những hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, thực tế hoạt động của thị trường tự do trong thời gian qua cũng có những hạn chế nhất định, thể hiện:

- Việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng hiện nay cũng chưa

được quản lý chặt chẽ, đặc biệt việc phát hành cổ phiếu của các DNNN đã

CPH còn chưa đảm bảo công khai và công bằng nên việc định giá và bán ra khơng theo ngun tắc thị trường, cổ phiếu có giá trị thì được mua bán nội bộ, thân quen; cổ phiếu khơng có giá trị thì được bán cho các nhà đầu tư mà khơng có thơng tin đầy đủ, gây bất lợi cho Nhà nước, các nhà đầu tư.

Lợi dụng kẽ hở này, nhiều người đầu cơ đã móc nối thu gom cổ phiếu từ khi phát hành của các cơng ty có khả năng niêm yết, tuỳ tiện, thao túng giá gây khó khăn cho việc quản lý giá cả khi đưa vào niêm yết trên TTGDCK trong khi thị trường khơng có luật lệ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư. Do vậy, sự phát triển của thị trường tự do này sẽ gây bất bình

đẳng trong mơi trường đầu tư chứng khốn nói chung và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định và lành mạnh Trung tâm giao dịch chứng khốn nói riêng .

- Hàng hoá cũng như đối tượng đầu tư trên thị trường ngày càng

kém phong phú. Đại diện cho thị trường tự do vẫn là những chứng khoán

quen tên, những nhà đầu tư quen mặt. Một loạt tên tuổi nổi nhất của thị trường tự do đều đã niêm yết hoặc gần đến ngày niêm yết trên thị trường chính thức, đồng thời các tên tuổi sáng giá đang ít dần do sự phát triển của thị trường chính thức và tiến trình cổ phần hóa đang chậm lại, cho nên những nhà đầu tư lớn quay sang hướng tìm kiếm những ngơi sao mới.

Tiêu chí hàng hố đang được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng gói gọn trong câu "nhỏ là đẹp". Theo đó nhiều nhà đầu tư đang đặc biệt quan tâm đến các cơng ty có vốn dưới 10 tỷ đồng nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao. Xu hướng đầu tư vào các công ty vốn nhỏ không phải là điều tốt lành cho thị trường. Xu hướng lựa chọn các công ty nhỏ cho thấy tâm lý đầu tư “tự vệ”, người ta chỉ đầu tư vào những nơi mà bản thân họ có thể nắm được một vị thế chi phối nào đó trong cơng ty.

- Thị trường tự do hoạt động cịn kém sơi động, nửa cuối năm 2007,

giao dịch các loại cổ phiếu chưa niêm yết luôn ở trong tình trạng đóng băng. Mặc dù vẫn có khá nhiều lệnh những lệnh chào bán và đặt mua, nhưng giao dịch ít được tiến hành khi người mua thì quá dè chừng cịn người bán thì tỏ ra quá nuối tiếc. Tại các đầu mối môi giới cổ phiếu hạng 2, lượng thơng tin tập trung về nguồn cung đang có phần cạn kiệt. Sự "đóng băng" của thị trường cổ phiếu tự do (giao dịch ít, cổ phiếu mất giá) sẽ làm cho sự kỳ vọng trên thị trường chính thức giảm xuống.

Các tồn tại trên do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đó là:

Về quản lý Nhà nước đối với thị trường OTC, tình hình thực tế ở Việt

Nam có nhiều nét khác biệt so với các nước khác, văn bản pháp lý cao nhất, về CK và TTCK là Nghị định 48/1998/NĐ-CP, chưa có các quy định điều chỉnh đối với thị trường OTC, quy định về hiệp hội.

Về nguồn hàng cho thị trường, tuy đã có một số hàng hố được giao

dịch trên TTCK như cổ phiếu công ty (từ các DNNNCPH), trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng đầu tư phát triển, nhưng số lượng và giá trị cịn ít. Bên cạnh đó, tình hình ảm đạm trên thị trường chính thức và việc các doanh nghiệp khơng mặn mà trong việc tham gia niêm yết, cũng góp phần làm cho sự quan tâm của nhà đầu tư đến các cổ phiếu tự do bị suy giảm, dẫn đến tình trạng các cổ phiếu này bị đóng băng.

Về nguồn nhân lực cho thị trường, lực lượng phục vụ cho khâu gắn

nối giữa người mua và người bán trên TTCK, bảo đảm vận hành thị trường OTC chính là giới chun mơn - các chuyên gia, nhân viên của ngành “cơng nghiệp chứng khốn”. Đó là các nhà mơi giới, các nhà giao dịch, các nhà tạo lập thị trường, các nhà tư vấn đầu tư, nhà bảo lãnh phát hành, kiểm toán viên. Lực lượng này hiện ở Việt Nam còn rất mỏng cần được tiếp tục đào tạo.

Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, những người chịu trách nhiệm về sự thành bại của TTCK nói chung cũng như thị trường OTC nói riêng chưa thật am hiểu cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực chứng khoán, trong khi nhiệm vụ là định ra luật chơi và tổ chức giám sát, kiểm soát các hoạt động của thị trường, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm, tranh chấp nhằm duy trì sự hoạt động bình thường cho thị trường chứng khốn.

Đồng thời về mặt thơng tin, vấn đề này trên thị trường chưa được thực

hiện tốt trong khi thông tin là cơ sở căn bản cho các quyết định đầu tư. Các giao dịch chỉ diễn ra với những tên tuổi quen thuộc. Nhiều nhà đầu tư than phiền họ chưa có đủ thơng tin về các cổ phiếu và chưa biết nơi để tiến hành mua bán các cổ phiếu đó. Những trường hợp tắc nghẽn thơng tin tương tự

giữa cổ đông và công ty cổ phần cũng diễn ra ở nhiều nơi khiến cho các cổ đông của các cơng ty khơng thể biết được tiến trình chuẩn bị hồ sơ niêm yết của công ty đến đâu.

Với lượng thơng tin ít như trên, việc nhà đầu tư ngại bỏ tiền vào các cổ phiếu chưa niêm yết là điều dễ hiểu. Nhà đầu tư chưa có một nơi để thăm dị thơng tin và tìm đối tác mua bán chứng khốn tự do. Trong thời gian tới, sẽ có nhiều cơng ty tiến hành phát hành cổ phiếu. Mua được cổ phiếu rồi nhưng sau này bán cho ai đang là nỗi trăn trở của các cổ đông trên thị trường tự do.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)