Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 41)

2.1 .Về điều kiện cần thiết để xây dựng một OTC

2.6. Thành lập OTC sau đó mới phát triển lên thành TTCK tập trung

(SDGCK)

Lịch sử phát triển TTCK thế giới cho thấy, TTCK phi tập trung thường xuất hiện sớm hơn TTCK tập trung nhưng hoạt động chủ yếu là các cuộc thương lượng, trao đổi miệng với nhau, khơng cần giấy tờ cũng như khơng cần có hàng hố hay mẫu mã trước mặt, nói chung hoạt động gần như dựa vào chữ tín, khơng có các chế tài, các điều chỉnh cụ thể của pháp luật về thị trường này, sau đó các quy định, luật lệ mới từng bước hình thành. Qua một thời gian hoạt động nhất định, thị trường dần dần có sự điều chỉnh của pháp luật và phát triển thành TTCK tập trung (SGDCK), những nóng vội trong quá trình này thường phải trải qua những cú sốc lớn, gây gián đoạn, suy giảm lòng tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường.

Ví dụ như thị trường chứng khốn Thái Lan, Inđơnêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hố và do khơng được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán (Makita và Manila), thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, …

Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước.

2.7. Về cơng khai hố thông tin

Một trong những mục tiêu hoạt động của các TTCK là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan quản lý TTCK ở hầu hết các nước đều đặt ra yêu cầu bắt buộc công khai hố thơng

Chẳng hạn như phải công khai các báo cáo định kỳ (như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kinh doanh lỗ lãi, báo cáo các khoản nợ phải thu, phải trả) cho công chúng tại địa điểm niêm yết và chào bán chứng khoán.

2.8. Quản lý thị trường OTC

2.8.1. Về nội dung quản lý Nhà nước về CK và kinh doanh CK trên OTC, theo kinh nghiệm của các nước và các ý kiến đều có quan điểm thống nhất:

- Xây dựng các văn bản pháp luật về CK và kinh doanh CK; các chính sách điều chỉnh TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng;

- Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về CK và kinh doanh chứng khoán;

- Cấp, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực CK và kinh doanh chứng khoán.

2.8.2. Về quản lý Nhà nước đối với thị trường OTC: ở hầu hết các nước

việc quản lý thị trường OTC do Hiệp hội các nhà Kinh doanh CK đảm nhận. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, đồng thời mọi hoạt động của Hiệp hội cũng như hoạt động trên TTCK đều được luật hoá, do vậy tránh được nhiều hiện tượng tiêu cực, bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo sự công bằng trên thị trường.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM

Để đạt được mục tiêu phát triển TTCKTT ổn định, lành mạnh và hiệu quả, có những hàng hố chất lượng cao, khơng thể đưa tất cả các cổ phiếu của các công ty cổ phần ra niêm yết trên TTCKTT (Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh), và như vậy sẽ có một số lượng khơng nhỏ các CK khơng được niêm yết trên TTCKTT. Trong khi đó, đối với thị trường ngầm (thị trường tự do), cũng khơng thể dùng các biện pháp hành chính ngăn chặn hoạt động giao dịch tự do các loại cổ phiếu chưa niêm yết. Mặt khác, cũng không thể thả nổi một thị trường mà hoạt động của nó có thể ảnh hưởng khơng tốt đến TTCKTT và càng không thể để một số lượng lớn cổ phiếu giao dịch một cách tự do, khơng có sự quản lý. Như vậy việc hình thành một cơ chế để quản lý thị trường chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết là cách chủ động để có những hàng hố tốt nhất cho thị trường chính thức.

Do vậy, biện pháp hợp lý là thành lập thị trường OTC để giải quyết các nhu cầu bức xúc đang được đặt ra ở trên. Việc thành lập thị trường OTC chính thức có thể giải quyết được một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tạo phương tiện thuận lợi cho các công ty chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết có thể huy động vốn dễ dàng qua thị trường chứng khoán, đặc biệt đối với các cơng ty có vốn nhỏ, cơng ty mới thành lập;

Thứ hai, thị trường OTC ra đời với các thiết bị, phương tiện giao dịch hiện đại, thuận tiện và cơ chế giám sát chặt chẽ, sẽ cùng với TTCK tập trung thu hẹp TTCK tự do hiện nay, bảo vệ nhà đầu tư và lành mạnh hố hệ thống TTCK Việt Nam nói chung;

Thứ ba, thị trường OTC ra đời sẽ góp phần hồn thiện hơn thị trường tài chính Việt Nam với cơ chế thiết lập giá theo thoả thuận (thương lượng giá). Cơ chế này, cùng với cơ chế đấu giá theo lệnh tập trung của các thị trường khác sẽ góp phần hồn thiện các cơ chế xác lập giá cho hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Mặt khác, thị trường OTC cịn có đặc điểm là việc mua bán diễn ra tại nhiều nơi và được vận hành bởi hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Những đặc điểm này tạo cho thị trường OTC tính linh hoạt, thanh khoản cao, giao dịch nhanh, chi phí giao dịch thấp so với TTCK tập trung. Chính vì vậy, thị trường này có thể kết hợp với TTCK tập trung tạo thành một hệ thống TTCK hoàn thiện;

Thứ tư, việc đưa thị trường OTC vào hoạt động cịn giúp các cơng ty CK mở rộng khả năng, phạm vi hoạt động, khai thác tối đa các loại hình kinh doanh CK để tạo thêm nguồn thu nhập cho các công ty này. Đây cũng là một trong những vấn đề thực tế bức xúc hiện nay.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, có thể thấy sự cần thiết và mục đích của việc thành lập thị trường OTC Việt Nam. Đó là nhằm tạo điều kiện cho các cơng ty vừa và nhỏ, các công ty công nghệ cao mới thành lập, các công ty chưa được niêm yết trên TTGDCK có thể huy động vốn trên thị trường chứng khốn; cung cấp thêm các loại cơng cụ đầu tư đa dạng và môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư; tạo cơ chế giao dịch linh hoạt, chi phí thấp; tạo một cơ chế định giá mới để góp phần hồn thiện hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Thị trường OTC sẽ kết hợp với TTCK tập trung tạo thành một hệ thống TTCK rộng lớn, sôi động và linh hoạt hơn.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC TRONGTHỜI GIAN TỚI THỜI GIAN TỚI

1. Những quan điểm chủ đạo trong việc lựa chọn các giải pháp đểxây dựng OTC ở Việt Nam. xây dựng OTC ở Việt Nam.

Nhu cầu thực tế là cần thiết phải xây dựng một thị trường OTC. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nền kinh tế xã hội nước ta nên khi tiến hành xây dựng TTCK phi tập trung chúng ta cần quán triệt một số quan điểm chủ đạo sau:

1.1. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức, xây dựng,

quản lý và vận hành, kích thích và tạo điều kiện cho thị trường phát triển theo đường lối và định hướng của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Đặc biệt là đối với thị trường OTC, một thể chế kinh tế bậc cao của nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý giám sát phải là một tất yếu, nhằm phát huy những thế mạnh, ưu điểm và qua đó, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, những mặt trái của nền kinh tế thị trường.

1.2. Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất vào một cơ quan quản lý Nhà nước (Uỷ ban CK Nhà nước) hay một tổ chức quản lý chuyên nghiệp

hoạt động phi lợi nhuận và theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật (Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán) đúng theo tinh thần quản lý nền kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước ta, nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường và tạo điều kiện cho thị trường OTC ra đời, đi vào vận hành an toàn và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư.

1.3. Cần xây dựng một hệ thống giao dịch điện tử nối mạng giữa các thành viên với nhau nhằm cung cấp các thông tin cần thiết như số lượng CK đặt mua, chào bán và các mức giá thương lượng, thoả thuận, nhằm bảo đảm cho thị trường hoạt động công bằng và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, khơng bị chi phối, lệ thuộc vào nước ngoài, đồng thời từng bước hội nhập với TTCK các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.4. Xây dựng một hệ thống pháp lý đảm bảo cho việc ra đời và đi vào

có NĐ 48/CP, thị trường OTC cũng cần có một hành lang pháp lý cần thiết trước khi chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.

1.5. Xây dựng và phát triển OTC từ quy mơ nhỏ đến quy mơ lớn, từ chưa hồn thiện đến hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và tiến tới hội nhập với các TTCK trong khu vực và trên thế giới. Các bước đi phải thận trọng, vững chắc, đảm bảo khi thị trường OTC ra đời là đi vào vận hành liên tục, hạn chế tới mức thấp nhất các yếu tố tiêu cực và rủi ro trong quá trình hoạt động.

2. Những nguyên tắc chủ đạo trong việc lựa chọn các giải pháp đểxây dựng OTC ở Việt Nam. xây dựng OTC ở Việt Nam.

Bên cạnh những quan điểm chủ đạo, thị trường OTC Việt Nam cần được tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Thị trường sẽ được xây dựng đảm bảo tính hiện đại, theo xu hướng phát triển chung của thế giới, đó là bán tự động hố tiến tới tự động hố hồn tồn qua mạng máy tính điện tử, có cơ chế báo giá và quản lý qua trung tâm.

- Đảm bảo khả năng quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ người đầu tư, ngăn ngừa các hoạt động thao túng, lừa đảo trên thị trường, tạo thị trường công khai, minh bạch, ổn định và hiệu quả.

- Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam như kinh phí, trình độ khai thác, ứng dụng, khai thác hệ thống sẵn có hiện nay, nhưng cũng có thể mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống giao dịch khi cần thiết.

- Đảm bảo tính linh hoạt thơng qua cơ chế giá thoả thuận giữa người mua và người bán, cơ chế thanh toán và lưu ký đa dạng.

- Thị trường được tổ chức phải bảo đảm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (có vốn dưới 10 tỷ đồng) huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo hoạt động mua bán cổ phiếu thuận tiện.

- Hoạt động của thị trường phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của TTCK.

- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các TTCK khác, không chồng chéo, cản trở lẫn nhau.

III. LỰA CHỌN MƠ HÌNH OTC Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mơ hình OTC ởViệt Nam. Việt Nam.

Một thị trường OTC chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được hoạt động trong một nền kinh tế có một hệ thống hạ tầng cơ sở phù hợp với những nội dung thuộc về các yếu tố chủ quan và khách quan của TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng.

1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), với chính sách đa dạng hố các loại hình sở hữu, mở cửa kinh tế trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời vẫn giữ được bản sắc dân tộc, văn hoá, kinh tế.., chúng ta đã hình thành nên các khu vực kinh tế khác nhau.

Khu vực kinh tế Nhà nước. Việc chấn chỉnh và sắp xếp lại các

doanh nghiệp Nhà nước, phân loại và tiến hành CPH những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khơng có khả năng khắc phục hậu quả, sẽ đem đến một nguồn hàng hoá rất lớn cho thị trường OTC do số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất đáng kể.

Trong 10 năm qua, số lượng DNNN đã giảm từ 12.000 năm 1990 xuống còn khoảng 5.571 doanh nghiệp năm 2000. Phần lớn sự giảm này được thực hiện từ năm 1994 trở về trước. Từ năm 1998 đến nay đã có 711 doanh nghiệp được CPH*. Chính sách đổi mới, sắp xếp lại các DNNN trong thời gian vừa qua đã khắc phục được một phần bù lỗ của ngân sách Nhà

nước. Nhiều doanh nghiệp từ chỗ thua lỗ hoặc hoà vốn đã chuyển sang kinh doanh có lãi, có tích luỹ và nộp ngân sách.

Tuy nhiên, vì chính sách đối với người lao động ở các DNNN chưa được giải quyết triệt để (kể cả người quản trị và điều hành) và các doanh nghiệp đều ở trong tình trạng thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Đây là khu vực kinh tế với nhiều

loại hình sở hữu khác nhau và hoạt động tương đối năng động trên nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến loại hình cơng ty cổ phần, đây là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nơi cung cấp loại hàng hoá quan trọng nhất cho thị trường OTC (cổ phiếu).

Khu vực kinh tế của người nước ngồi, hoặc có sự tham gia của người nước ngồi . Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là những doanh

nghiệp lớn, có tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hoạt động dưới hình thức góp vốn để thành lập công ty liên doanh theo Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, do vậy khơng được phép phát hành cổ phiếu.

Trong tương lai, với xu thế mở cửa và hội nhập, khi loại hình doanh nghiệp này được phép phát hành cổ phiếu, đây sẽ là những đối tượng rất có tiềm năng về cung cấp hàng hố có chất lượng cao cho thị trường chứng khốn.

Hoạt động của hệ thống tài chính : Tiến trình đổi mới và hồn thiện hệ

thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 80 đã đạt được những thay đổi quan trọng cả về hình thức lẫn cơ cấu. Hệ thống ngân hàng một cấp đã được thay thế bằng hệ thống ngân hàng 2 cấp. Các bộ phận khác của hệ thống ngân hàng - các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập sau năm 1990, khi mà các điều luật cho phép hoạt động thông qua.

Về các loại hình quỹ đầu tư: Tính đến đầu năm 2007, trên cả nước có 7

quỹ đầu tư nước ngồi đang hoạt động và tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là các quỹ Việt Nam Beta Fund (Anh) vốn huy động 68 triệu USD; Finansa Thai VietNam Frontier Fund (ThaiLan) số vốn huy động 50 triệu USD; Beta Mekong Fund (ThaiLand) vốn huy động 25 triệu USD... Nói chung, các quỹ đầu tư này hoạt động rất hạn chế, nếu như khơng muốn nói là gặp rất nhiều khó khăn, do khơng sử dụng hết vốn trong khi TTCK còn rất sơ khai để chuyển nhượng các chứng chỉ đầu tư.

Về hoạt động bảo hiểm: các rào cản đã từng bước được nới lỏng trên

cơ sở nghị định số 100/CP của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, và mới đây là Luật kinh doanh bảo hiểm (2000). Quy định mới đã cho phép các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)