Các loại biểu đồ

Một phần của tài liệu Mô hình kinh tế lượng và mô hình kinh tế phân tích (Trang 31 - 35)

2.2 Mơ hình phân tích kỹ thuật

2.2.3.4 Các loại biểu đồ

Hiện nay trên thị trường chứng khốn các chun viên phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ

được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candlestick chart).

a) Biểu đồ dạng đường (line chart)

Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các thị trường chứng khốn hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay.

Hình 2.1: Đồ thị dạng đường của chỉ số Down Jones Comp Average

tính đến 3/2007

.

b) Biểu đồ dạng then chắn (bar chart)

Trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khốn.

Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là:

Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng khốn hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.

c) Biểu đồ dạng ống (candlestick chart)

Hình 2.3: Chỉ số Down Jones Comp Average tính đến 3/2007

Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các thị trường chứng khốn hiện đại trên tồn thế giới. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khốn khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.

Hai kí tự mà loại biểu đồ này sử dụng là:

Một phần của tài liệu Mô hình kinh tế lượng và mô hình kinh tế phân tích (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)