Đơn vị tính:1.000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản 67.924.344 71.077.188 83.046.863 Nguồn vốn 47.673.657 46.839.386 46.467.310 Chênh lệch 20.250.687 24.237.802 36.579.553 Nguồn: Bảng báo cân đối tài sản
Trong đó: Phân tích tình hình tài chính cơng ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 49
Phần tài sản gồm: Tài sản lưu động trừ các khoản phải thu Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Phần nguồn vốn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu
Từ bảng trên ta thấy, tài sản trong các năm 2006 - 2008 đều cao hơn vốn chủ sở hữu và mức chênh lệch ngày càng tăng qua các năm. Năm 2006 mức chênh lệch giữa
tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu là 20.250.687 ngàn đồng có nghĩa là trong năm 2006 công ty phải đi vay thêm 20.250.687 ngàn đồng để tài trợ cho tài sản cố định, sản xuất hàng tồn kho và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Năm 2007 mức chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn là 237.802 ngàn đồng, và năm 2008 do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng trong khi nguồn vốn chủ sở hữu lại có chiều hướng giảm làm cho mức chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản lại tiếp tục tăng 36.579.553 ngàn đồng. Như vậy, trong các năm 2006, 2007, 2008 doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh là điều bình thường, hay xảy ra. Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.
B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản
Bảng 4: MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI CỦA TÀI SẢN DÀI HẠN VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ NỢ DÀI HẠN
Đơn vị tính:1.000 đồng
CHI TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tài sản 55.379.363 50.166.575 52.142.877 Nguồn vốn 49.623.657 47.964.386 65.954.538 Chênh lệch 5.755.706 2.202.189 -13.811.661 Nguồn: Bảng báo cân đối tài sản
Trong đó:
Phần tài sản gồm: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Phần nguồn vốn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tuy chỉ trong 3 năm nhưng nguồn đầu tư cho tài sản cố định có sự thay đổi. Năm 2006 chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn là 5.755.706 ngàn đồng, năm 2007 mức chênh lệch này là 2.202.189 ngàn đồng. Cho thấy nguồn Phân tích tình hình tài chính cơng ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 50
vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là khơng sáng sủa. Khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.
Năm 2008, nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định là do nguồn vốn dài hạn nên mức chênh lệch giữa tài sản là nguồn vốn là -13.811.661 ngàn đồng. Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
Trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản. Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở: Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn và cách thức sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho tài sản là rất quan trọng vì nó quyết định chi phí lãi vay và lượng vốn lưu động của công ty. Khi công ty quyết định các phương thức tài trợ cho tài sản dài hạn công ty cần quan tâm là lợi nhuận thu được có thể bù đắp khoản chi phí trả lãi vay hay
không? Các khoản chênh lệch có đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh để hoạt động sản xuất kinh doanh khơng bị gián đoạn vì thiếu vốn. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt khác, khi xem xét tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ta cũng cần xem xét đến khả năng luân chuyển vốn. Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn chủ sở hữu phải đảm bảo trang trải cho hoạt động kinh doanh chủ yếu như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư mà không phải đi vay hay chiếm dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu = Vốn không bị chiếm dụng
Vốn không bị chiếm dụng của doanh nghiệp bao gồm tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp loại trừ các khoản phải thu, các khoản trả trước, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược.
Phân tích tình hình tài chính cơng ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 51
Bảng 5: MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ VỐN KHƠNG BỊ CHIẾM DỤNG
Đơn vị tính:1.000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nguồn vốn chủ sở hữu 47.673.657 46.839.386 46.467.310 Nguồn vốn không bị chiếm
dụng 67.794.999 70.850.075 82.924.340
Chênh lệch -20.121.342 -24.010.689 -36.457.030 Nguồn: Bảng báo cân đối tài sản
Từ bảng trên ta thấy, vốn không bị chiếm dụng của công ty tăng liên tục qua 3
năm, vốn chủ sở hữu của cơng ty năm 2007 có giảm so với năm 2006 là 825.000 ngàn đồng, năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 327.076 ngàn đồng. Cùng với đó mức chênh lệch giữa vốn khơng bị chiếm dụng và vốn chủ sở hữu liên tục tăng qua 3 năm, cho thấy cả 3 năm cơng ty đều ở trong tình trạng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản năm 2006 là 20.121.342 ngàn đồng, năm 2007 là 24.010.689 ngàn đồng. Mức thiếu này tiếp tục tăng lên ở năm 2008, lên đến 36.457.030 ngàn đồng. Và công ty đã phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Để biết được công ty đã huy động nguồn vốn như thế nào ta sẽ xem xét mối quan hệ cân đối
Nguồn vốn chủ sở hữu + Vốn vay = Vốn khơng bị chiếm dụng
VỐN KHƠNG BỊ CHIẾM DỤNG Đơn vị tính:1.000 đồng
CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Nguồn vốn chủ sở hữu + vốn vay 57.543.293 75.751.423 115.903.646 Nguồn vốn không bị chiếm dụng 67.794.999 70.850.075 82.924.340 Chênh lệch -10.251.706 4.901.348 32.979.306
Nguồn: Bảng báo cân đối tài sản
Qua bảng trên ta thấy, năm 2006 công ty cùng với số vốn công ty di vay thì cơng ty cũng chiếm dụng vốn của đơn vị khác 10.251.706 ngàn đồng. Tuy nhiên, đến Phân tích tình hình tài chính cơng ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 52
năm 2007 và 2008 thìlượng vốn chủ sở hữu cùng với lượng vốn vay này đã sử dụng khơng hết vào q trình hoạt động và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Năm 2007 công ty bị đơn vị khác chiếm dụng 4.901.348 ngàn đồng và năm 2008 lượng vốn bị chiếm dụng này tăng lên 32.979.306 ngàn đồng. Như vậy công ty cần xem lại các chính sách ưu đãi mà cơng ty đang áp dụng đối với khách hàng vì số vốn cơng ty bị chiếm dụng ngày càng tăng cao sẽ gây khó khăn cho khả năng thanh tốn của cơng ty.
4.1.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Cũng giống như những doanh nghiệp khác, công ty luôn lấy lợi ích của khách
hàng làm mục tiêu hàng đầu. Bên cạnh đó, cơng ty ln chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy hết khả năng hiện có để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất. Hàng hố của cơng ty luôn được kiểm tra kỹ và đạt tiêu chuân chất lượng trước khi bán nên được các thị trường ưa chuộng. Phân tích tình hình tài chính cơng ty Hải sản 404
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 53