Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 30)

TTCK Việt Nam còn ở mức rất sơ khởi. Các quy định và luật về chứng khốn mới của Việt Nam mới chỉ có hiệu lực vào đầu tháng 1/2007 nên quá trình áp dụng cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Cơ chế giám sát các hoạt động mua bán chứng khốn cần phải có những hệ thống máy tính đủ để đáp ứng việc theo dõi các hoạt động mua bán, và q trình thiết lập bộ máy này cần phải có đầu tư và hiện cũng trong giai đoạn đang hình thành.

Phạm vi và mức độ hiệu quả quản lý của Nhà nước chưa tương xứng với mức độ phát triển của TTCK. Theo số liệu hiện nay, có 4.000 cơng ty đại chúng của Nhà nước nhưng mới chỉ có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký với Ủy ban chứng khốn nhà nước, trong đó có trên 300 doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK tập trung. Nói cách khác, hiệu lực của các quy định về giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán của Nhà nước mới tác động đến khoảng 1/10 doanh nghiệp, vì vậy các quy định về phát hành huy động vốn mới tác động đến 25% doanh nghiệp đại

chúng. Như vậy, thị trường tự do cịn q lớn dẫn đến hiệu quả của các chính sách quản lý Nhà nước cịn thấp, là ngun nhân làm cho TTCK nói chung cịn thiếu minh bạch và phát triển thiếu bền vững. Bên cạnh đó, cổ phiếu trên thị trường tự do không được tổ chức, quản lý và giám sát nên tính rủi ro cao, dễ gây bất ổn cho thị trường chính thức và cả hệ thống tài chính...

Năng lực tài chính của hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường số vốn điều lệ còn hạn hẹp nên chưa đảm nhận được vai trò dẫn dắt thị trường. Nguồn nhân lực của các công ty chứng khốn q mỏng và trình độ cịn thấp nên việc nhập lệnh, khớp lệnh ở một số cơng ty vẫn cịn trục trặc. Cơ sở mặt bằng ở các công ty chứng khốn lại q nhỏ hẹp, số đơng cịn thực hiện khớp lệnh theo phương thức thủ công nên luôn ở dạng quá tải.

Trong năm 2008 diễn biến của thị trường chứng khoán đã quá bất ngờ và không kịp phản ứng đối với các nhà đầu tư, các nhà quản lý hoạch định chính sách và cả các chuyên gia phân tích, dự báo thị trường. Không ai ngờ rằng chỉ số trên cả hai sàn đã rơi gần 70%; thị trường chứng khốn có đến 27 phiên liên tiếp giảm kịch sàn.

Nghiêm trọng hơn, nền kinh tế chúng ta lại chịu tác động của suy thoái kinh tế sâu sắc trên phạm vi toàn cầu. Gánh nặng này một lần nữa lại trút lên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khốn Việt Nam đã phản ánh “gánh nặng” đó qua hai giai đoạn, giai đoạn từ đầu năm đến 15/9/2008, với mức đáy 366,02 điểm được

thiết lập vào ngày 20/6/2008. Giai đoạn thứ hai từ 15/9/2008 đến hết năm, với

mức đáy mới 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008, thấp hơn mức đáy trước 79,17 điểm, tương đương 21,6%. TTCK Việt Nam 2008 có thể nói là thị trường suy thối nhất trên thế giới. Trong khi nền kinh tế chưa bị suy thoái như các quốc gia khác, việc TTCK rơi tự do như vậy bộc lộ quá nhiều vấn đề của thị trường.

 Rủi ro từ chính sách

Năm 2008 TTCK chịu nhiều rủi ro từ các chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đầu năm 2008, những biện pháp mạnh chống lạm phát đã ảnh hưởng tới thị trường. Các biện pháp siết chặt cung tiền gồm có Chỉ thị 03 sau đó được thay bằng Nghị quyết 03 hạn chế lượng tiền cho vay đổ vào thị trường từ các ngân hàng thương mại. Các nhà đầu tư mất một lượng tiền lớn để đầu tư, trong khi đó họ phải chịu áp lực bán chứng khoán ra để thu tiền về trả nợ ngân hàng.

Biện pháp SCIC mua lại cổ phiếu để bình ổn giá khơng phát huy tác dụng, mà ngược lại làm lung lay lòng tin của nhà đầu tư vào khả năng can thiệp vào thị trường của Chính phủ. Chính phủ dường như khơng thể đưa ra các quyết định nhanh nhậy khi chính mình là một nhà đầu tư. Và Chính phủ cũng khơng có đủ ngân sách, khơng sẵn sàng can thiệp vào TTCK.

Nhiều câu hỏi về chính sách siết chặt biên độ giao dịch của uỷ ban chứng khoán nhà nước và tác dụng. Về dài hạn chính sách này hạn chế lực hấp dẫn của thị trường, hạn chế tính thanh khoản, không ngăn được đà giảm mà ngược lại làm thị trường giảm sút kéo dài.

 Khó khăn nội tại nền kinh tế

2008 là năm thực sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp cả niêm yết lẫn khơng niêm yết đều gặp khó khăn, vì vậy giá cổ phiếu giảm là điều tất yếu. Tâm lý nhà đầu tư khi doanh nghiệp gặp khó khăn là tăng cường bán cổ phiếu ra nhằm giảm rủi ro và hạn chế mua vào vì sợ thua lỗ.

Khó khăn về kinh tế cũng làm giảm lượng cung tiền nhàn rỗi đổ vào TTCK. Các công ty lớn trước kia nhiều tiền, đầu tư mạnh vào tài chính thơng qua mua nhiều chứng khoán, giờ đây phải bán ra cắt lỗ để thu tiền về trợ giúp cho lĩnh vực kinh doanh vốn cũng đang gặp khó khăn.

 Áp lực giải chấp và thoái vốn

Áp lực giải chấp các chứng khoán cầm cố và repo là một trong những nguyên nhân chính khiến TTCK suy giảm mạnh vào 2008. Đây là hậu quả của việc dễ dãi cho vay đầu tư chứng khoán năm 2007. Rất nhiều cơng ty chứng khốn, định chế tài chính phải bán các chứng khốn thế chấp của nhà đầu tư để hoàn lại vốn để cho vay hoặc khi thị trường đã xuống quá thấp phải bán ra để giải chấp. Chính áp lực này đã làm cho thị trường lúc nào nguồn cung cũng nhiều và bán với giá thấp. Chỉ đến khoảng tháng 8 thị trường mới thoát khỏi áp lực này khi các cơng ty chứng khốn bán được hết các cổ phiếu thế chấp.

Áp lực thứ hai đẩy thị trường xuống là áp lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài. Suốt trong 6 tháng cuối năm, nhà đầu tư nước ngồi tồn bán rịng chứng khoán. Họ phải bán để tăng tỷ lệ tiền mặt hoặc thối vốn về cơng ty mẹ khi cơng ty mẹ đang gặp khó khăn. Họ thường bán ra với khối lượng lớn, nhiều phiên liên tục, làm thị trường có cố gắng mấy cũng khơng tăng lên được. Hiện tại giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK chỉ cịn 4,6 tỉ USD, giảm 4 tỉ USD so với đầu năm 2008.

Thua thiệt nhất vẫn là nhà đầu tư chứng khoán và các bài học rút ra rất thấm thía và đau đớn. Tin chắc rằng các nhà quản lý thị trường cũng sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích mà bài học lớn nhất là các biện pháp hành chính can thiệp thị trường dường như mang lại hiệu quả rất thấp và thị trường chứng khoán rất cần sự minh bạch.

Bước sang năm 2009, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư. Lãi suất tiền đồng tăng mạnh trong những ngày cuối tháng 5 khiến nhiều người liên tưởng đến giai đoạn khởi đầu cho một cuộc đua lãi suất tiết kiệm sẽ lặp lại như hồi đầu năm trước. Từ 21/5- 27/5 tăng cao nhất là kỳ hạn 12 tháng với 1,16%. Ngày 26/5/2009, ngoại trừ

giảm ở các kỳ hạn 2 tuần và 6 tháng, lãi suất bình qn các kỳ hạn cịn lại đều tăng. Mức tăng nhỏ nhất là 0,03%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Mức tăng cao nhất là 1,16%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước phổ biến ở mức từ 8,5-10%/năm, trung và dài hạn từ 10-10,5%/năm. Lãi suất cho vay VND của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức từ 10- 10,5%/năm. Lãi suất cho vay sau khi trừ đi phần hỗ trợ lãi suất phổ biến ở mức từ 4,5-6%/năm.

Lãi suất cho vay USD ở mức 6-7%/năm.

Lãi suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12- 16,5%/năm.

Các dự báo về nguy cơ lạm phát sẽ tái bùng phát trong tương lai gần đang được nhắc tới nhiều, khi nguồn tiền đẩy ra thị trường để thực hiện chủ trương kích cầu ngày càng mạnh hơn. Nguy cơ rủi ro cho TTCK là điều không thể tránh khỏi. Cơng ty Chứng khốn SME (SMES) đưa ra danh sách 25 mã chứng khốn có dấu hiệu của rủi ro (số liệu cập nhật đến hết ngày 31/03/2009).

Công ty này cho biết, các chỉ tiêu trong nhóm rủi ro này khơng ám chỉ tất các công ty đang hoạt động yếu kém mà chỉ giúp cho nhà đầu tư thấy được những rủi ro trong tương lai có thể tác động khơng tích cực đến cơng ty đó để nhà đầu tư tìm hiểu thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Trong số đó, SMES xếp PPC của Nhiệt điện Phả Lại đứng đầu với khoản lỗ do trích lập dự phịng chênh lệch tỷ giá thời điểm cuối năm 2008 vẫn cịn q cao khiến chỉ số EPS trong 4 q tính đến hết quý I/2009 là số âm.

Tuy nhiên, tỷ giá đồng JPY giảm đi nên công ty khơng cịn phải trích lập dự phịng nữa và mặc dù theo quy định hiện hành, việc xác định chênh lệch tỷ giá thường tính vào cuối năm nên cơng ty khơng tính doanh thu từ khoản chênh lệch này nhưng kết quả quý I/2009 vẫn rất khả quan.

PPC là doanh nghiệp cung cấp điện nên nguồn doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh tương đối ổn định qua các năm và nó thể hiện rõ ở quý I này với với lợi nhuận trước thuế đạt 284,263 tỷ đồng, bằng 99% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, SMES cho rằng rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư cần chú ý chính là sự biến động của tỷ giá đồng JPY ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của cơng ty.

Đứng thứ 2 trong nhóm này là cổ phiếu IFS của Thực phẩm Quốc tế. Mặc dù quý I năm nay IFS có lãi nhưng kết quả năm nay vẫn giảm mạnh so với năm ngối.

Khoản chi phí tài chính của cơng ty là q lớn trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay khiến cho hoạt động tài chính của cơng ty lỗ gần 17 tỷ đồng. Chi phí bất

thường năm nay cũng tăng 353,6 triệu đồng. Do đó, lãi trước thuế chỉ đạt 13,319 tỷ đồng, bằng 69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay khiến chi phí lãi vay lớn và nguồn tiền giảm mạnh. Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu 4,94 là một tỷ lệ rủi ro. Kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc khá nhiều vào biến động lãi suất của ngân hàng trong thời gian tới.

Phần 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 3.1. Nhận diện rủi ro trong TTCK

Một phần của tài liệu Luận văn rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)