Tạm giãn bớt việc thắt chặt tín dụng với TTCK và bất động sản để tránh tác động của việc sụt giảm tối đa bất động sản và chứng khốn, từ đó giảm bớt rủi ro cho ngân hàng và TTCK.
Hạn chế việc giải chấp chứng khoán, trong bối cảnh giá chứng khoán sụt giảm mạnh như hiện nay, đề nghị các Ngân hàng thương mại, cơng ty chứng khốn tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn hoặc Ngân hàng hương mại hỗ trợ tài chính thơng qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng.
Xử lý cầu đầu tư: giữ tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam như hiện nay (49%). Tuy nhiên, cần nghiên cứu tháo gỡ các thủ tục hành chính (ví dụ như tháo gỡ quy định các ngân hàng nước ngoài mua cổ phiếu các Ngân hàng thương mại chưa niêm yết phải xin phép Ngân hàng nhà nước) để tạo ra sức cầu đối với khối các ngân hàng, từ đó tác động chung đến tâm lý thị trường.
Điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu: xem xét điều chỉnh biên độ hợp lý để cải thiện tính thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của thị trường, tránh gây sốc. Trong điều kiện kinh tế vĩ mơ cịn khó khăn, tâm lý và lịng tin nhà đầu tư chưa cao, thì việc mở biên độ sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc điều chỉnh biên độ cần dựa trên diễn biến của thị trường và theo hướng nới lỏng dần.
Xây dựng cơ chế can thiệp thị trường từ SCIC để phát huy hiệu quả, giải pháp này mang tính hỗ trợ và khơng nên coi là biện pháp bình ổn thị trường. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xem xét thành lập Quỹ bình ổn thị trường với sự tham gia của Nhà nước và các thành viên thị trường.