3.3.1. Giải pháp kinh tế vĩ mô
Về vấn đề lãi suất: Có các giải pháp xử lý cung cầu về vốn nhằm làm cho lãi suất ổn định lại, không để lãi suất tăng cao hơn. Lãi suất tăng cao cũng tác động đến lạm phát (chi phí đẩy), đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (kinh nghiệm khủng hoảng tài chính châu Á cho thấy nếu lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến chỉ có các tín dụng rủi ro mới tiếp cận được) làm giá chứng khoán giảm và làm cho di chuyển tiền tệ giữa các khối kinh doanh trở nên phức tạp, khó kiểm sốt hơn.
Xử lý vấn đề thanh khoản của các Ngân hàng thương mại: để đảm bảo an toàn cho ngân hàng kết hợp với xử lý vấn đề nợ đọng cho vay chứng khoán và bất động sản trong các Ngân hàng thương mại để tránh đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước rà soát lại tổng mức vay tiền gửi ngoại tệ và nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ; kết hợp với Bộ Tài chính rà sốt lại tổng mức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trên cơ sở tổng mức dự trữ ngoại hối, có sự đánh giá lại khả năng chống đỡ của nền kinh tế nếu có sự đảo chiều.
Ngân hàng nhà nước cần xem xét cơ chế báo cáo giao dịch đối với nhà đầu tư mua cổ phần trong các Ngân hàng thương mại dưới mức 5% thay cho cơ chế xin phép Ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại tham gia vào hệ thống giao dịch cổ phiếu đại chúng trên thị trường giao dịch chứng khốn Hà Nội, vì thực chất cơ chế giám sát này gần như cơ chế giám sát của các ngân hàng đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán.