Kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm có tác dụng quyết định đến sự thành công của thí nghiệm ở trên lớp. Kĩ thuật đó phải đảm bảo cho thí nghiệm đạt được kết quả, đảm bảo học sinh tiếp thu tốt vấn đề mà thí nghiệm phải giải quyết, đồng thời lại phải đảm bảo an toàn.
Kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm gồm hai mặt: Thủ thuật biểu diễn và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
a) Những thủ thuật biểu diễn thí nghiệm
Các thủ thuật nói đến ở đây nhằm mục đích là để học sinh có thể quan sát được rõ nhất các hiện tượng, các quá trình cũng như các chi tiết, các dụng cụ cần biểu diễn; đồng thời tập trung được sự chú ý của học sinh.
+ Trên bàn thí nghiệm chỉ đặt những thiết bị cần dùng cho thí nghiệm, các bộ phận chính phải được làm nổi bật lên, không che lấp nhau và không bị giáo viên che lấp.
+ Các bộ phận của thí nghiệm cần đặt ở những độ cao khác nhau( bộ phận chính được đặt cao hơn bộ phận phụ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Các hiện tượng thí nghiệm diễn ra trên một mặt phẳng thì phải bố trí thiết bị, dụng cụ sao cho mặt phẳng đó vuông góc với đường nhìn của học sinh ngồi ở giữa lớp nhìn lên bàn thí nghiệm.
+ Nếu cần biểu diễn các hiện tượng xảy ra trong các vật không màu thì phải nhuộm màu các vật đó hoặc các thiết bị chỉ thị màu.
+ Đối với các hiện tượng không thể cảm giác trực tiếp được(điện trường , từ trường, các bức xạ...) thì dùng các vật chỉ thị khác nhau( vụn sắt để phát hiện từ trường, màn phủ muối sunphua để phát hiện tia X...).
+ Nếu trong thí nghiệm có cự thay đổi vị trí của các vật hay sự thay đổi về kích thước thì có thể dùng vật đánh dấu( vòng cao su , kim chỉ thị...).
+ Với những hiện tượng xảy ra trên mặt phẳng nằm ngang phải sử dụng phương pháp chiếu (có thể đèn có gương phản chiếu hoặc dùng màn kính mờ co chiếu sáng). Với những hiện sáng thì phải thực hiện ở chỗ tối.
b) Phưong pháp tiến hành thí nghiệm biểu diễn
Thí nghiệm biểu diễn chỉ mang lại hiệu quả cao khi có sự tham gia tích cực của học sinh. Muốn như vậy, người giáo viên cầc làm cho học sinh hiểu rõ mục đích thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm cũng như hoạt động của các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; đồng thời học sinh cần được trực tiếp tham gia vào việc quan sát và rút ra kết luận trên cơ sở phân tích kết quả thí nghiệm quan sát được.
Các bước tiến hành của thí nghiệm gồm có: Bước 1: Làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu. Bước 2: Đề xuất giả thuyết.
Bước 3: Đàm thoại để nắm được mục đích thí nghiệm Bước 4: Đề xuất phương án thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về mặt nguyên tắc, việc tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khảo sát và nghiên cứu minh hoạ đều gồm các bước nêu trên. Tuy nhiên do mục đích thí nghiệm khác nhau nên nội dung của một số bước có sự khác nhau(đặc biệt là ở bước đề xuất phương án thí nghiệm).