Giới thiệu bộ máy kế tốn tại Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày thái bình (Trang 39 - 43)

Bình

2.1.5.1 Tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty

Phịng kế tốn chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Tài Chính và Nhà nước theo điều lệ kế toán Nhà nước ban hành. Đảm bảo về mọi hoạt động tài chính - kế tốn của Công ty.

Theo dõi và tập hợp các số liệu về kết quả sản xuất bằng nghiệp vụ kế tốn. Tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty theo từng kỳ tài chính.

Xác lập tính hiệu quả của hệ thống kế tốn Cơng ty, theo dõi kế tốn các chi phí bất hợp lý trong q trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty như: Do sản xuất sản phẩm hỏng, hay khắc phục sản phẩm không phù hợp.

Lập và gửi báo cáo đúng hạn các loại văn bản tài chính, thống kê quyết tốn theo đúng chế độ hiện hành cho cơ quan quản lý Nhà nước và Hội Đồng Quản Trị Công ty.

Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ kế toán theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Đảm bảo bí mật các tài liệu, hồ sơ và số liệu kế toán.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kế tốn nhằm khơng ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn .

2.1.5.2 Tổ chức bộ máy kế tốn

Cơng ty tổ chức sản xuất và quản lý mang tính tập trung, cơ sở vật chất – kỹ thuật

phục vụ cho việc xử lý thông tin được trang bị hiện đại, đầy đủ và đồng bộ. Vì vậy Cơng ty tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức kế tốn tập trung. Theo mơ hình này, tồn bộ cơng việc xử lý thơng tin tổng hợp trong tồn Cơng ty được thực hiện tập trung ở phịng kế toán, các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phịng kế tốn xử lý và tổng hợp thông tin.

Mơ hình này có ưu điểm là cơng việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy.

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế tốn tại Cơng ty

2.1.5.3 Chức năng

Kế toán trưởng: Là người kiểm tra, kiểm soát và tổ chức bộ máy kế toán hoạt động,

là người chịu trách nhiệm cao nhất về cơng tác kế tốn trước Hội Đồng Quản Trị cũng như trước Pháp luật.

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

Kế toán tiền mặt

doanh thu Kế toán vật tư cơng nợ Kế tốn tiền gửi, thủ quỹ Kế toán TSCĐ CCDC Kế toán xuất nhập khẩu

Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo thuế và

báo cáo tài chính.

Kế tốn doanh thu tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt; theo dõi các khoản

thanh toán, theo dõi phần doanh thu.

Kế tốn tài sản cố định – cơng cụ dụng cụ: Theo dõi về tài sản cố định và tình hình

nhập, xuất cơng cụ dụng cụ.

Kế toán tiền gửi, thủ quỹ: Theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tiền vay ngắn hạn

và dài hạn. Có trách nhiệm thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày.

Kế tốn cơng nợ vật tư: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư

Kế tốn xuất nhập khẩu: Theo dõi chi phí nhập hàng và xuất hàng. 2.1.6 Hình thức kế tốn tại Cơng ty

Hiện nay, Bộ tài chính quy định có 5 hình thức sổ kế toán như sau:  Nhật ký chung

 Nhật ký – sổ cái  Nhật ký chứng từ  Chứng từ ghi sổ

 Kế tốn trên máy vi tính

Cơng ty áp dụng hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ.

2.1.6.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế tốn tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế tốn cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế tốn đính kèm, phải được kế tốn trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế tốn.

Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế tốn sau:  Chứng từ ghi sổ

 Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ  Sổ Cái

2.1.6.2 Trình tự ghi sổ kế tốn

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế tốn chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.

Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Sơ đồ 2.3 Sơ Đồ Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ

Chứng từ gốc Bảng tổng hợp

chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Ghi chú: Sổ cái

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày thái bình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)