Dalia S Hakura (2007) – “Sự biến động sản lượng và Sự sụt giảm lớn về sản lượng ở các

Một phần của tài liệu Làn sóng toàn cầu hóa châu á và hiện tượng toàn cầu hóa tài chính theo lý thuyết bộ ba bất khả thi (Trang 36 - 38)

VI. KẾT LUẬN 28 

7. Dalia S Hakura (2007) – “Sự biến động sản lượng và Sự sụt giảm lớn về sản lượng ở các

các nước đang phát triển và có thị trường mới nổi”

Bài nghiên cứu này chứng minh rằng sự biến động sản lượng và sự sụt giảm về qui mô sản lượng của tất cả các quốc gia đã giảm xuống qua hơn 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự biến động sản lượng và sự sụt giảm về qui mô sản lượng của các nước đang phát triển vẫn cịn cao hơn rất nhiều so với các nước cơng nghiệp. Sự biến động về sản lượng, trong đó từ sự sụt giảm lớn của sản lượng có khuynh hướng tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế dài hạn, phúc lợi xã hội và sự không đồng đều về thu nhập đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Do đó, việc giảm sự biến động của sản lượng là đóng góp quan trọng cho việc cải thiện tăng trưởng và phúc lợi xã hội.

Bài nghiên cứu này sử dụng mơ hình nhân tố động tiềm tàng Bayesian để phân tích sự tăng trưởng sản lượng theo các nhân tố đặc biệt như quốc gia, khu vực, toàn cầu. Các xu hướng phổ biến của sự biến động sản lượng và sự sụt giảm lớn về sản lượng ở các nước đang phát triển nhận thấy được sinh ra từ sự biến động đặc trưng theo từng quốc gia thấp hơn và các sự

kiện của mỗi quốc gia mang tính khách quan hơn so với các nước cơng nghiệp. Bài nghiên cứu này cịn cho thấy rằng sự biến động sản lượng nhiều ở khu vực các nước đang phát triển và thị trường mới nổi phụ thuộc vào yếu tố riêng biệt của mỗi quốc gia, nhấn mạnh vai trò chủ yếu của các chính sách trong nước. Sự sụt giảm tồi tệ nhất của sản lượng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi chủ yếu có liên quan tới các sự kiện riêng của từng nước. Vì vậy, các nước đang phát triển và thị trường mới nổi đã thực hiện nhiều cải tiến quan trọng nhằm làm mạnh các chính sách về cấu trúc và vĩ mơ của mình trong những năm gần đây.

Nhiều nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh quốc tế tập trung vào tác động gia tăng của tồn cầu hóa trong nhiều thập kỷ qua vào sự đồng bộ hóa về sự dao động sản lượng giữa các quốc gia. Các kết quả phân tích nhân tố động được sử dụng trong bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn mới thú vị về lý thuyết này. Việc giảm sự biến động sản lượng và sự sụt giảm lớn về sản lượng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi khơng có liên quan tới sự đóng góp khá lớn của các nhân tố khu vực và toàn cầu đến sự biến động của sản lượng, được biết đến như là sự gia tăng các liên kết toàn cầu so với các nhân tố ổn định riêng biệt của từng quốc gia. Các kết quản này cho rằng kênh thơng qua liên kết tài chính và thương mại mạnh mẽ hơn có thể góp phần làm cho sự biến động sản lượng thấp hơn ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi sẽ khuyến khích làm cho các thể chế và chính sách trong nước vững mạnh.

Bằng chứng từ mơ hình hồi qui chéo trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2003 cho thấy rằng sự biến động của chi tiêu tài khóa tùy nghi và sự biến động tỷ lệ thương mại đi đơi với tỷ giá hối đối linh hoạt là các nhân tố chính quyết định sự biến động và sự sụt giảm lớn về sản lượng. Các chính sách tài khóa tùy nghi có xu hướng làm tăng sự biến động và sự sụt giảm dữ dội của sản lượng, đặc biệt ở khu vực Miền Nam sa mạc Sahara và Châu Mỹ Latinh. Để ngăn chặn sự thay đổi của các chính sách tài khóa, việc kiểm sốt chi tiêu lớn hơn trong suốt chu kỳ đi lên sẽ hữu ích. Việc làm cho các thể chế thuộc về ngân sách vững mạnh cũng sẽ có ích, trong khi nhiều nước đang phát triển và thị trường mới nổi thông qua các luật quy định trách nhiệm về tài khóa để kiềm chề sự tùy nghi trong chi tiêu chính phủ trong những năm gần đây thì tính hiệu quả của các luật này vẫn còn là một vấn đề về kinh nghiệm. Sự biến động tỷ lệ thương mại liên quan tới sự sụt giảm lớn hơn về sản lượng và sự biến động

Làn sóng Tồn cầu hóa – Châu Á và Hiện tượng PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

Tồn cầu hóa Tài chính theo Lý thuyết Bộ ba bất khả thi

Joshua Aizenman - Menzie D. Chinn – Hiro Ito

cao hơn của sản lượng. Bài nghiên cứu này cịn trình bày rằng sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái làm giảm bớt ảnh hưởng của các củ sốc tỷ lệ thương mại đến sự sụt giảm và sự biến động của sản lượng. Thật thú vị, trong khi các cơng trình nghiên cứu trước đây tìm ra vai trị của sự phát triển lĩnh vực tài chính, bằng chứng được trình bày ở đây cho rằng tác động của nó đến sự biến động sản lượng không mạnh như các biến liên quan đến sự thay đổi chính sách tài khóa.

Một phần của tài liệu Làn sóng toàn cầu hóa châu á và hiện tượng toàn cầu hóa tài chính theo lý thuyết bộ ba bất khả thi (Trang 36 - 38)