- Năm 2010 doanh thu tăng 49.25% so với năm 2009 tức 36.74 tỷ VND nhưng lợ
2.3. CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo VND và ngoại tệ
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo VND và ngoại tệ
ĐVT: Tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Huy động bằng VND 669.73 93.27 785.18 93.46 970.47 93.65 Huy động bằng ngoại tệ 48.32 6.73 54.94 6.54 65.80 6.35 Tổng nguồn vốn HĐ 718.05 100 840.12 100 1,036.27 100
( Nguồn: phịng kế tốn – tài chính –SHB Bình Dương)
Biều đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo VND và ngoại tệ
Nhận xét:
- Nhìn vào biểu đồ ta thấy trong những năm gần đây lượng tiền gửi vào ngân hàng bằng VND tăng theo các năm và luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng, giao động trong khoảng 93.27% đến 93.65%. Năm 2009, nguồn vốn huy
động theo VND là 669.73 tỷ NVD, năm 2010 nguồn vốn này là 785.18 tỷ VND, tăng 115.45 tỷ VND.
- Bước sang năm 2011, nguồn vốn này tăng tới 970.47 tỷ VND, vượt xa năm 2010. Còn nguồn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm trong khoảng 6% -7%, nguyên nhân chủ yếu là do biến động của tỷ giá ngoại tệ làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Mặt khác lãi suất tiền gửi VND lớn hơn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ nên việc huy động bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian
ĐVT: Tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Huy động NH 645.81 89.94 772.41 91.94 943.86 91.08 Huy động trung & dài hạn 72.24 10.06 67.71 8.06 92.41 8.92 Tổng nguồn vốn HĐ 718.05 100 840.12 100 1,036.27 100
( Nguồn: phòng kế tốn – tài chính –SHB Bình Dương)
Nhận xét
- Qua bảng thống kê trên, ta thấy xu hướng gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn ngày các chiếm ưu thế; lượng tiền gửi ngắn hạn đã tăng nhiều về mặt giá trị từ 645.81 tỷ VND vào năm 2009 lên đến 943.86 tỷ đồng vào năm 2011. Nguyên nhân xu hướng khách hàng gửi tiết kiệm ngắn hạn là: do tâm lý về lãi suất tăng/ giảm theo từng thời kỳ và dễ dàng rút khi có nhu cầu;
- Còn nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng huy động khó khăn hơn là do bị tác động nhiều bởi lãi suất; Diễn biến lãi suất huy động trên thị trường rất phức tạp và có xu hướng tăng cao, đặc biệt là những tháng cuối năm; Tâm lý người gửi tiền không muốn gửi kỳ hạn dài do lo ngại lãi suất ngắn hạn tăng tạo ra rủi ro lãi suất.
- Tuy nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng đây cũng là một lợi thế trong kinh doanh của ngân hàng, vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn nhưng vẫn có thể tạo ra được nguồn vốn cho vay trung và dài hạn bằng cách tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn:
Gọi Tn là tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
Tn được tính như sau:
Tn = giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn / dư nợ cho vay trung và dài hạn
Tuy nhiên, ta thấy rằng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng quá lớn, điều này làm nảy sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng do sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để cho vay dài hạn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro => cần hạn chế việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, ngồi ra việc NHNN tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn ( 25% - 30%) đã tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và SHB Bình Dương nói riêng chủ động linh hoạt trong hoạt động cho vay nhất là cho vay trung và dài hạn.
2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn theo tiền gửi.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tiền gửi
ĐVT: Tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi thanh toán 179.82 25.04 145.51 17.32 215.65 20.81 Tiền gửi tiết kiệm 517.77 72.11 694.61 82.68 807.77 77.95 Tiền gửi TCTD& NHNN 20.46 2.85 - - 12.85 1.24 Tồng nguồn vốn HĐ 718.05 100 840.12 100 1,036.27 100
( Nguồn: phịng kế tốn – tài chính –SHB Bình Dương)
Biều đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tiền gửi
Nhận xét:
- Tiền gửi tiết kiệm: ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn
huy động của chi nhánh. Cụ thể nguồn vốn huy động này năm 2009 là 517.77 tỷ VND chiếm 72.11% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 là 694.61 tỷ VND chiếm 82.68% và sang năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 77.95%. Điều này cho thấy một cơ cấu huy động không hợp lý và gia tăng sức ép chi phí huy động vốn lên hệ thống. Nguyên
nhân khối lượng tiền gửi này tăng là do năm cuối năm 2010 và trong suốt năm 2011, lãi suất huy động vốn hấp dẫn 14%/ năm cùng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mặc dù lãi suất huy động cao nhưng đây là nguồn vốn ổn định, thích hợp cho việc đầu tư và cung cấp tín dụng trung và dài hạn.
- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi TCTD: chiếm tỷ trọng thấp, thậm chí năm 2010 là
khơng có do chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thu hút VND) làm cho sự khan hiếm VND trên thị trường kéo dài. Tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn của chi nhánh, điều này thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động và chi nhánh không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục đầu tư và cho vay.
- Tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân: tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2009 đạt tỷ trọng 25.04% tức là 179.82 tỷ VND, sang năm 2010 giảm còn 17.32% và năm 2011 đạt 20.81%. Đối với một ngân hàng với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu thì cơ cấu huy động như vậy là chưa hợp lý. Những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi thanh tốn khơng nhiều và không đa dạng nên chi nhánh vẫn chưa thu hút được khách hàng mở nhiều tài khoản hơn nữa. Mặc dù, đây cũng là nguồn vốn rất tốt cho ngân hàng, chi phí để có nguồn vốn này thấp nên sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng nếu xét về giá trị thanh khoản thì tiền gửi thanh tốn có tính chất kém ổn định hơn các loại tiền gửi khác.