Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn luật pháp lao động tai Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.Cồn việc này đối với doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Muốn vậy, dưới góc độ các nhà nghiên cứu, khuyến nghị cần phải làm một số việc sau đây:
(1)Việc làm quan trọng nhất và trước tiên lúc này là phải tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề "Trách nhiệm xã hội" và các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô.
(2)Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử, nhất là ở các doanh nghiệp thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hang chủ lực (giày da, dệt may, thuỷ sản đông lạnh…) để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới.
(3)Nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi. Đặc biệt trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn nhất là đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ
phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó.
(4)Hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn.
(5)Đây là vấn đề rất lâu dài, tuy đối tượng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội hiện nay mới chủ yếu là các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn (EU, Mỹ, Nhật…) song trong tương lai các doanh nghiệp cung cấp các hàng hoá tiêu dùng trong nước cũng cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần phải bắt tay ngay vào nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dài hạn có tính chiến lược và lộ trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam trong 10, 15 năm tới phù hợp với phát triển nền kinh tế và quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Đã qua rồi thời kỳ khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay sự khác biệt về sản phẩm. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp. Người ta nhắc tới CSR không chỉ là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://hui.vn 1. http://hui.vn 2. http://tailieu.vn 3. http://tailieuhay.com 4. http://www.dangcongsan.vn 5. http://anhnguyet.wordpress.com 6. http://www.vietnamforumcsr.net 7. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
8. Khoa quản trị kinh doanh, Tài liệu giảng dạy môn Đạo Đức Kinh Doanh, Nhà xuất bản Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM