Doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị trong nước coi thường trách nhiệm xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM (Trang 28 - 31)

trách nhiệm xã hội.

Câu chuyện Vedan không còn xa lạ đối với chúng ta, đây là vụ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam.

Ngày 19 tháng 9 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:

- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty.

- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.

- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty.

- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo

- Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.

- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.

- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).

- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường.

- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường. - Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong

giấy phép.

Ngày 13 tháng 10 năm 2008, Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan.

* Phản ứng của người dân

Sau sự cố Vedan âm thầm giết chết sông Thị Vải suốt 14 năm liền, nhiều người tiêu dùng trong nước đã bày tỏ thái độ bất bình bằng cách kêu gọi nhau tẩy chay bột ngọt Vedan. Không chỉ vậy, một số siêu thị cũng nói "không" với Vedan khi hãng bột ngọt này vi phạm tiêu chí phát triển bền vững.

Như một cách phản ứng trước hành động hủy hoại môi trường của Vedan, nhiều bạn gái trẻ, nhất là các nữ trí thức, thường làm việc trên mạng, luôn gửi cho nhau các thông điệp kêu gọi tẩy chay Vedan. Kim Nguyên, một nhân viên

văn phòng cho biết, từ trước đến nay, cô không dùng Vedan. Nay, cô lại càng thấy mình đúng khi không chọn loại bột ngọt đó. Và Kim Nguyên là một trong những người rất tích cực trong việc kêu gọi bạn bè tẩy chay Vedan.

Không ít bạn trẻ, kể cả nam và nữ đều ủng hộ quan điểm này.

Không dừng lại ở các khẩu hiệu hô hào trên mạng internet, phong trào tẩy chay Vedan đã thực sự đi vào nhiều gia đình tại TP.HCM khi các bà nội trợ từ chối bột ngọt Vedan. Sáng 9/10/2008, tại chợ Tân Định, chị Trần Thị Hường cho biết, trước đây, gia đình chị dùng bột ngọt Vedan trong các bữa ăn, do giá cả của loại bột ngọt này "mềm" hơn các loại khác chút đỉnh. Tuy nhiên, sau khi có sự cố Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngẫm nghĩ, chị cũng thấy "giận" nên thôi, không dùng Vedan nữa.

"Tôi nghĩ, đây cũng là một cách để cảnh cáo các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường khác" - chị Hường bày tỏ.

Trước phản ứng của người tiêu dùng, lượng tiêu thụ Vedan trên thị trường giảm hẳn. Chị Nguyệt, một tiểu thương tại chợ Tân Định cho biết, từ khi có thông tin về vụ bê bối của Vedan, chị hầu như không bán được bột ngọt Vedan. Lượng hàng chị mua trước đây chưa kịp bán hết, giờ bán ra không biết đến khi nào mới hết.

Về phần mình, chị Nguyệt cũng cho rằng cách phản ứng của mọi người là đúng. Riêng với lô hàng đã mua nhưng chưa bán hết, chị vẫn bán từ từ, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tuy nhiên, chị Nguyệt cũng cho biết, hết đợt hàng này có lẽ chị tạm ngưng bán Vedan một thời gian.

"Bán mà người ta mua chậm quá thì cũng không muốn bán" - chị Nguyệt cho biết.

Siêu thị Big C và Fivimart đã dỡ sản phẩm của Vedan ra khỏi các quầy kệ từ cách đây 20 ngày. Riêng siêu thị Intimex, vài năm nay đã không còn kinh doanh bột ngọt của hãng này do doanh số bán ra lúc đó rất chậm.

Tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, khi chúng tôi hỏi mua bột ngọt Vedan, nhân viên bán hàng cho hay, họ đã ngưng bán Vedan khoảng 2 tuần. Nhân viên này cho biết, nguyên nhân là do lượng tiêu thụ của Vedan quá chậm nên siêu thị ngưng không bán nữa. Ngoài ra, vụ việc Vedan gây ô nhiễm môi trường cũng là một trong những lý do khiến lượng tiêu thụ bột ngọt này giảm mạnh, khiến siêu thị ngưng bán.

Riêng tại siêu thị Big C - TP.HCM, bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại của hệ thống này cho hay, ngay khi các cơ quan chức năng phát hiện Vedan gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên sông Thị Vải, toàn bộ hệ thống Big C đã thôi không bán bột ngọt của hãng này.

Theo bà Trang, khi ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp, Big C luôn lưu ý các cam kết về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây được coi là những quy tắc đạo đức trong kinh doanh mà hai bên cần tuân thủ. Do vậy, khi Vedan không tôn trọng các cam kết này, Big C đã chấm dứt bán bột ngọt của Vedan.

Có thể thấy, cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường. Sự phản ứng quyết liệt của họ đối với Vedan có thể coi là một bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w