Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong tương la

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM (Trang 36 - 39)

Từ trách nhiệm xã hội, đến tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và xa hơn nữa là quảng bá thương hiệu Việt Nam là một hành trình dài, đầy thử thách. Nhưng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt tích cực nhập cuộc.

Trở thành thương hiệu tầm cỡ là khát vọng của mọi doanh nghiệp ngay từ khi mới dựng nghiệp. Khát vọng này không thể tách rời ý thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Điều này sẽ ngày càng trở nên cấp thiết khi các doanh nghiệp muốn vươn tầm thương hiệu ra khỏi biên giới quốc gia và trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì khi tham gia WTO, nghĩa là Việt Nam đã tham gia một sân chơi quốc tế, ở đó tất cả các vấn đề phát triển thương mại đều phải gắn liền với những "luật chơi" mà nếu thành viên nào không thực hiện sẽ bị loại ra khỏi "cuộc chơi" đó. Chẳng hạn muốn thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về quan hệ lao động, môi trường, sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường... Thậm chí các đối tác thương mại sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các trách nhiệm xã hội. Đứng từ góc độ này, việc làm tròn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp lớn không chỉ đơn thuần là bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mà còn chính là bảo vệ thương hiệu cho quốc gia. Người tiêu dùng quốc tế sẽ nhìn vào sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam để đánh giá mức độ phát triển trong ý thức cộng đồng, nhận thức toàn cầu của chúng ta. Vì vậy, cái đích mà các doanh nghiệp lớn cần hướng tới không thể chỉ đơn thuần là chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, mang về nhiều lợi nhuận mà còn là thông qua sản phẩm “made in Viet Nam” của mình để tạo dựng, quảng bá thương hiệu Việt

Chúng ta đã chú trọng quảng bá tên tuổi quốc gia thông qua các diễn đàn quốc tế, các hoạt động du lịch, thể thao…, nhưng còn một kênh quảng bá nữa ‘mà có lẽ chúng ta chưa khai thác triệt để – các sản phẩm, thương hiệu Việt. Đến một lúc nào đó, thế giới sẽ không chỉ biết đến các sản phẩm Việt Nam như những mặt hàng đơn thuần mà còn gắn chúng với ý thức Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất ra chúng. Vai trò này sẽ đặt lên vai các doanh nghiệp Việt, mà trước tiên là các doanh nghiệp lớn.

Ở cấp độ đầu tiên: có những công ty coi trách nhiệm xã hội chỉ với nghĩa làm việc từ thiện xã hội. Họ thấy tương đối dễ khi cắt giảm các khoản trợ cấp thường niên trong giai đoạn suy thoái.

Ở cấp độ thứ hai: là những công ty kết hợp hỗ trợ xã hội với các chương trình marketing. Các công ty này ít khi từ bỏ trách nhiệm xã hội kiểu này, bởi vì nhãn hiệu của họ gắn kết với những sự kiện, chương trình cụ thể.

Ở cấp độ thứ ba: người ta thấy việc xem xét trách nhiệm xã hội gắn kết ngay với hoạt động hàng ngày của công ty.

Ở cấp độ thứ tư ( và cũng là cấp cuối cùng): đó là những công ty đã quốc tế hóa các giá trị trách nhiệm xã hội vào văn hóa doanh nghiệp, các bản tuyên bố trách nhiệm và các quyết định được đưa ra hàng ngày.

Xét từ định nghĩa và các cấp độ này, có thể thấy nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam đã đi đầu thực hiện rất nhiều việc: hoạt động từ thiện, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội… Tuy nhiên, từ chỗ có các hoạt động cộng đồng đến việc ý thức rõ ràng và biến trách nhiệm xã hội thành một phần trong tầm nhìn của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp là không hề đơn giản.

Mặc khác, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà nói chung, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực ra chưa chú trọng đến việc thực hiện trách nhiệm

xã hội của mình và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa trở thành văn hóa doanh nghiệp.

Có thể kể ra nhiều hình thức doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình. Ví dụ, việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, đưa vào lưu thông hàng hóa kém chất lượng, không thực hiện các cam kết của mình với khách hàng, lũng đoạn thị trường... cũng là cách mà doanh nghiệp né tránh trách nhiệm xã hội của mình.

Ngay cả các doanh nghiệp làm lãng phí, thất thoát, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, thực tế là tiền đóng thuế của người dân và doanh nghiệp, cũng là những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, gắn hoạt động của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, hỗ trợ cộng đồng trên nhiều phương diện. Theo đó, bên cạnh các tiêu chí về sử dụng công nghệ cao, sạch, thân thiện với môi trường, giảm được bao nhiêu khí thải carbon, các chất khí hủy hoại tầng ozone, gây biến đổi khí hậu trái đất,... là tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trách nhiệm giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp trước các cơ quan quản lý nhà nước.

Hãy xem CSR như là lợi ích của doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động triển khai hướng tới một cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sản phẩm thương hiệu được người tiêu dùng tín nhiệm, xây dựng được nguồn nội lực nhân tài quí giá, có vị thế và danh tiếng tốt trong xã hội, giảm thiêu rủi ro trong kinh doanh và nâng tầm cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tất cả yếu tố này nhằm đảm bảo phát triển kinh doanh một cách bền vững và lâu dài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w