(i) Điều kiện về tên doanh nghiệp:
Nhìn chung quy định về tên doanh nghiệp của LDN 2020 so với LDN 2014 khơng có nhiều thay đổi.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 41 LDN 2014 quy định “Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện”32.
Còn tại khoản 2 điều 40 LDN 2020 quy định “Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh33.
Như vậy, ngồi các quy định về chữ viết thì LDN 2020 đã bổ sung thêm tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ ngày 25/02/2020 đến ngày 31/12/2020, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài34.
Đồng thời, LDN 2020 còn bổ sung thêm trường hợp được xem là tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký tại khoản 2, Điều 41. Cụ thể so với LDN 2014, LDN 2020 đã bổ sung thêm điểm h ở khoản 2 Điều 41 quy định “Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký”Như vậy, LDN 2020 quy định khi các chủ thể đặt tên công ty, doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo đủ cấu trúc, không dùng từ ngữ cấm, không dùng tên cơ quan chức năng làm tên doanh nghiệp thì tên của cơng ty khi được đặt sẽ cịn phải đảm bảo khơng được trùng tên với doanh nghiệp khác và tên khơng được gây nhầm lẫn. Điều này có thể hiểu tên doanh nghiệp của các chủ thể sẽ không được giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước đó về cả loại hình lẫn tên riêng nếu khơng sẽ bị coi là trùng lặp. Tên cơng ty đăng ký sau cũng khơng được có tên riêng giống với cơng ty đã đăng ký kinh doanh trước đó, nếu khơng trường hợp này sẽ bị xem là vi phạm tên dễ gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật, từ đó dẫn đến vi phạm điều cấm của pháp luật.
Chẳng hạn như, trường hợp CTCP Xuất nhập khẩu (XNK) Quảng Bình có 32 Khoản 2, Điều 41 LDN 2014