CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp chuẩn hoá số liệu
Như đã trình bày tại phần tổng quan, Bộ tiêu chí đánh giá PTBV nói chung hay đánh giá PTKT bền vững nói riêng là rất đa dạng với các chỉ tiêu mang tính đa ngành, đa lĩnh vực nên có tính đa dạng cao về miền giá trị cũng như hệ quy chiếu và đơn vị thứ nguyên của các tiêu chí. Vì vậy để có thể đánh giá mức độ bền vững, các giá trị cần chuẩn hố về một giá trị chung để tính tốn. Có 3 phương pháp chuẩn hóa thường được sử dụng nhất khi xây dựng các bộ chỉ số tổng hợp, đó là (1) chuẩn hóa khoảng cách tới giá trị tham chiếu, (2) chuẩn hóa Z-score và (3) chuẩn hóa Min-Max.
Đơn giản nhất là phương pháp (1), chuẩn hoá khoảng cách tới giá trị tham chiếu, được tính tốn theo cơng thức:
I = I Thực tế
I Tham chiếu (2.2)
Trong đó giá trị tham chiếu là giá trị hướng đến của mục đích tính tốn, nghiên cứu. Tuỳ theo trường hợp cụ thể, giá trị tham chiếu có thể là giá trị lớn nhất của chuỗi giá trị, giá trị trung bình hoặc giá trị nhỏ nhất. Phương pháp chuẩn hoá theo khoảng cách thường được áp dụng đối với các chuỗi giá trị có sự biến thiên nhỏ hoặc tương đồng về hệ quy chiếu đánh giá. Hạn chế của phương pháp này là khi so sánh các giá trị khác nhau sẽ có miền giá trị tính tốn và hệ tham chiếu khác nhau dẫn đến mất cân đối giữa các giá trị và khó khăn trong việc tính tốn chỉ số tổng hợp.
Đối với phương pháp (2), chuẩn hoá Z-score, số liệu được chuẩn hố thơng qua giá trị thực tế giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của miền số liệu. Cơng thức tính tốn chỉ số Z-score như sau:
Z − score = I Thực tế − I Trung bình
I Tham chiếu (2.3)
tuyệt đối của các giá trị theo thứ hạng cao thấp và không bị ảnh hưởng bởi các giá trị cực trị hay còn gọi là giá trị biên của chuỗi số liệu. Tuy nhiên giống như phương pháp (1), phương pháp chuẩn hoá Z-score cũng có hạn chế là các giá trị sau khi chuẩn hoá của từng số liệu khác nhau sẽ nằm ở các miền tính tốn riêng dẫn đến khó khăn trong việc tính tốn chỉ số tổng hợp. Ngồi ra do phương pháp chuẩn hoá Z-score sử dụng giá trị trung bình và phương sai nên chỉ có thể áp dụng để so sánh giữa các địa phương trong một năm mà không thể so sánh, đánh giá trong nhiều năm. Trong khi để đánh giá q trình phát triển nói chung thơng thường cần phải đánh trong nhiều năm.
Phương pháp (3), chuẩn hóa Min - Max hiện nay là phương pháp được nhiều chuyên gia, tổ chức sử dụng phổ biến để chuẩn hố số liệu khơng chỉ trong đánh giá PTBV, PTKT bền vững mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Các bộ chỉ tiêu áp dụng phương pháp chuẩn hố min-max có thể kể đến như: Bộ chỉ tiêu phát phát triển con người (HDI), Bộ chỉ tiêu cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI), Chỉ số chất lượng dân số của Phạm Đại Đồng, Bộ chỉ thị PTBV của dự án VIE/01/021; Bộ chỉ thị PTBV về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Tây Nguyên của Ngô Đăng Trí; Bộ chỉ tiêu dễ bị tổn thương do BĐKH của Mai Văn Trịnh, Bộ chỉ tiêu Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực sử dụng đất và một số giải pháp thích ứng với BĐKH tỉnh Bình Phước của Lê Hồi Nam, Bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Hồ Minh Dũng; Bộ chỉ tiêu thích ứng với BĐKH phục vụ cơng tác quản lý nhà nước về BĐKH của Huỳnh Thị Lan Hương.
Phương pháp chuẩn hóa Min - Max giữ được ưu điểm của phương pháp chuẩn hoá khoảng cách tới giá trị tham chiếu cũng như phương pháp chuẩn hoá Z-score là vẫn giữ nguyên được giá trị so sánh giữa các giá trị của chuỗi số liệu đồng thời chuẩn hố theo phương pháp Min-Max cịn giúp chuyển đổi giá trị tất cả các số liệu vào một miền giá trị chung [0-1], [0,10] …(miền giá trị chung được xác định tuỳ theo mục đích nghiên cứu đánh giá) do đó việc tính tốn tổng hợp chỉ số từ các chỉ thị trở nên đơn giản và thuận lợi hơn so với các phương pháp chuẩn hóa khác.
Thực tế cho thấy trong hệ thống các chỉ tiêu nói chung, và chỉ tiêu đánh giá bền vững nói riêng có những chỉ tiêu càng tăng càng phản ánh mức độ tích cực (ví dụ như
chỉ tiêu NSLĐ xã hội, GRDP, GRDP bình quân đầu người,…); ngược lại có những chỉ tiêu càng gia tăng càng thể hiện mức độ tiêu cực (thiệt hại do thiên tai, tỷ lệ hộ nghèo, phát thải KNK….). Ngoài ra cịn một số chỉ tiêu có giá trị huớng tâm, càng gần giá trị tối ưu đạt được càng thể hiện giá trị tối ưu bền vững (tỷ lệ thất nghiệp…,);
Đối với các chỉ tiêu thuận, chỉ tiêu nghịch và các chỉ tiêu hướng tâm, tác giả sử dụng phương pháp chuẩn hóa min-max để chuyển giá trị của các chỉ tiêu thành các chỉ số riêng biệt nhận giá trị trong khoảng [0-1]. Cơng thức tính các chỉ tiêu áp dụng theo cụ thể như sau:
I = Giá trị thực tế−Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa−Giá trị tối thiểu (2.4)
I = ln (Giá trị thực tế)−ln (Giá trị tối thiểu)
ln (Giá trị tối đa)−ln(Giá trị tối thiểu) (2.5)
I = Giá trị tối đa−Giá trị thực tế
Giá trị tối đa−Giá trị tối thiểu (2.6)
I = ln (Giá trị tối đa)−ln (Giá trị thực tế)
ln (Giá trị tối đa)−ln (Giá trị tối thiểu) (2.7)
I = 1 −|Giá trị thực tế−Giá trị trung tâm|
|Giá trị tối đa|−|Giá trị trung tâm| (2.8)
Trong đó:
- Cơng thức (2.4) áp dụng đối với chỉ tiêu thuận khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt đến một mức độ nhất định và nếu so sánh theo không gian, thời gian, khơng có sự chênh lệch lớn. Các số tương đối thường có sự biến thiên giới hạn trong khoảng từ 0 đến 100%.
- Công thức (2.5) áp dụng đối với chỉ tiêu thuận khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế ln tăng lên khơng có giới hạn và giữa các mức độ có sự chênh lệch đáng kể.
- Công thức (2.6) áp dụng đối với chỉ tiêu nghịch khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế thường chỉ đạt đến một mức độ nhất định và khơng có sự chênh lệch lớn.
- Cơng thức (2.7) áp dụng đối với chỉ tiêu nghịch khi chỉ tiêu nghiên cứu về thực tế có sự chênh lệch lớn.
- Công thức (2.8) áp dụng đối với các chỉ tiêu hướng tâm.
- Giá trị tối đa: Xác định dựa theo giới hạn lớn nhất có thể có của các chỉ tiêu. Với những chỉ tiêu khơng xác định được hay khơng có bất kỳ hướng dẫn nào về giới hạn bền vững, giá trị tối đa sẽ sử dụng giá trị xu hướng: giá trị lớn nhất của chỉ tiêu trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Giá trị tối thiểu: Tương tự xác định giá trị tối đa, xác định vào giới hạn nhỏ nhất của các chỉ tiêu. Các trường hợp còn lại lựa chọn giá trị xu hướng làm giá trị tối thiểu, giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu trong thời kỳ nghiên cứu.
- Giá trị trung tâm: Với những chỉ tiêu có thơng tin về giá trị tối ưu đã công bố, lựa chọn giá trị trung tâm chính là giá trị đó. Với những chỉ tiêu cịn lại, căn cứ vào đặc điểm từng chỉ tiêu để có lựa chọn phù hợp.
2.3.4. Phương pháp tính tốn chỉ số tổng hợp
Để xây dựng chỉ số tổng hợp hiện nay theo tổng hợp của NCS, khơng có hướng dẫn cụ thể hay được ban hành làm chuẩn chung cho việc xây dựng các chỉ số đánh giá tính bền vững. Nhìn chung, các bộ chỉ tiêu hiện có trên thế giới được thiết lập dựa trên sự tổng hợp các chỉ số thành phần theo hai phương pháp: (i) bình qn khơng gia quyền hoặc (ii) bình quân gia quyền của các chỉ số sau khi chuẩn hố.
Trong đó bình qn khơng gia quyền hay cịn gọi là bình qn giản đơn là phương pháp đơn giản, dễ tính tốn và dễ áp dụng hơn so với phương pháp bình quân gia quyền. Trong cách tính này, vai trị của mỗi chỉ số được coi là ngang nhau. Trong cách tính bình qn gia quyền, mỗi chỉ tiêu phải có trọng số riêng để thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đối với giá trị tổng hợp.
Trong số các bộ chỉ tiêu có chỉ số tổng hợp trên thế giới, thực tế cho thấy khơng có phương pháp nào được coi là có mức độ phổ biến hơn khi sử dụng để tính tốn chỉ số tổng hợp. Trong các bộ chỉ tiêu phổ biến trên thế giới, một số bộ chỉ tiêu sử dụng phương pháp trung bình có trọng số như: EPI, WI, CSDI ..., một số các bộ chỉ tiêu khác sử dụng phương pháp trung bình khơng trọng số: ESI, HDI, LPI, MDGs (nay là SDGs)…Ngoài ra, các phương pháp tính trung bình lại được phân ra gồm hai loại gồm trung bình cộng và trung bình nhân.
triển tổng hoà của các yếu tố phát triển, trong đó vai trị mỗi chỉ tiêu là ngang nhau. Chỉ số tổng hợp PTKT bền vững sẽ được Luận án tính tốn bằng Phương pháp bình qn nhân giản đơn dựa trên bộ chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững sau khi chuẩn hoá. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới được LHQ hướng dẫn sử dụng để tính tốn chỉ tiêu HDI và hiện nay là SDGs.
2.3.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được luận án sử dụng để so sánh thực trạng PTKT qua các năm và của vùng KTTĐ ĐBSCL so với cả vùng ĐBSCL và cả nước nhằm so sánh kết quả nghiên cứu tới các tiêu chí đề xuất. Đồng thời phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu PTKT bền vững đối với thang điểm đánh giá để xác định ngưỡng bền vững trong PTKT của vùng KTTĐ ĐBSCL cũng như khoảng cách đến PTBV.
2.3.6. Phương pháp kiểm định mức độ liên kết kinh tế vùng
LKKT vùng được thực hiện bằng cách kiểm tra liệu có sự tương tác giữa các địa phương trong vùng với nhau về mặt kinh tế hay khơng, có hay khơng các dịng chảy hàng hố, luồng di chuyển vốn đầu tư, hiệu ứng lan toả của cơng nghệ và lan toả về chính sách kinh tế. Mối liên hệ này được gọi là tương quan không gian. Chỉ tiêu phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường sự tương quan không gian là chỉ số Moran (I). [17]. Chỉ số Moran I lần đầu tiên được giới thiệu bởi Moran, P.A.P (1950). Chỉ số này được tính theo cơng thức sau:
Trong đó:
- n là số địa phương;
- Xi là giá trị của biến nghiên cứu ở địa phương thứ i, i=1,2,3…n .
- Wij là ma trận trọng số khơng gian. Ma trận trọng số khơng gian có thể được thiết lập bằng ma trận trọng số liền kề theo cách sau: (i) wij= 1 nếu các địa phương là có chung đường biên giới và bằng 0 cho các trường hợp còn lại; (ii) ma trận trọng số khơng gian cũng có thể được xác định dựa trên toạ độ của các địa phương.
Băng tần (bandwidth) bằng một khoảng cách nhất định, wij = 0 nếu khoảng cách giữa các địa phương lớn hơn băng tần, bằng 1 nếu nhỏ hơn (trong các nghiên cứu băng tần thường được xác định bằng khoảng cách trung bình lái xe 1 giờ ở đường trục chính). Giá trị của Moran (I) nằm trong khoảng [-1, 1]. Moran (I) mang dấu dương nghĩa là các địa phương lân cận sẽ có mối tương quan dương với nhau. Ngược lại, Moran (I) mang dấu âm cho thấy sự tương quan không gian âm. Nếu Moran (I) bằng khơng, các địa phương là ngẫu nhiên. Có nghĩa là nếu Moran (I) dương là các địa phương trong vùng có LKKT theo hướng thúc đẩy nhau, ngược lại nếu Moran (I) nhận giá trị âm là các địa phương trong vùng cạnh tranh nhau trong quá trình phát triển, nếu Moran (I) bằng không là các hoạt động kinh tế của các địa phương trong vùng độc lập, khơng có LKKT với nhau. Để kiểm định ý nghĩa thống kê của chỉ số Moran (I) sử dụng Z-score hoặc p- value với giả thuyết H0 là khơng có sự tương quan khơng gian giữa các địa phương về chỉ tiêu được nghiên cứu theo ma trận trọng số được sử dụng. Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi z-score nhỏ hơn -1,96 hoặc lớn hơn 1,96. Trong luận án này chỉ số Moran (I) được sử dụng để kiểm định mức độ LKKT của các địa phương trong vùng, vì vậy, Xi được sử dụng là GRDP/người; là giá trị bình quân của Xi.
Luận án sử dụng phần mềm ROOKCASE của đại học Ottawa để tính tốn chỉ số Moran (I) trong việc đánh giá mức độ LKKT của vùng KTTĐ ĐBSCL.
Hình 2.4. Giao diện phần mềm ROOKCASE được luận án sử dụng
2.3.7. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) của đối tượng nghiên cứu để đưa ra các kế hoạch, chiến lược hoặc giải pháp phát triển. Trong 4 yếu tố của mơ hình SWOT vận dụng cho phân tích kinh tế vùng, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu
tố để đánh giá nội bộ vùng, thường các yếu tố có liên quan tới hoạt động của vùng. Đối với 2 yếu tố này, các vùng có thể kiểm sốt và/ hoặc thay đổi được. Hai yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến bối cảnh, thị trường và mang tính vĩ mơ. Các vùng có thể sẽ khơng thể kiểm sốt được 2 yếu tố bên ngồi này nhưng hồn tồn có thể nắm bắt cơ hội, đồng thời cũng cần quan tâm và đề phịng những thách thức từ bên ngồi có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong PTKT của vùng KTTĐĐBSCL trong bối cảnh BĐKH từ đó đề xuất định hướng và các giải pháp đảm bảo PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL đến năm 2030 trong bối cảnh BĐKH.
Tiểu kết Chương 2:
Chương 2 cung cấp các thông tin về địa bàn nghiên cứu: vùng KTTĐ ĐBSCL và kịch bản BĐKH đối với vùng, xác định các nội dung nghiên cứu, xây dựng khung tiếp cận và đề xuất phương pháp nghiên cứu PTKT bền vững vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH đáp ứng các yêu cầu: (1) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng hạn chế được các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra; (2) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại; (3) TTKT và chuyển dịch CCKT gắn với sử dụng hiệu quả TNTN và năng lượng, giảm phát thải KNK; (4) Gia tăng tác động lan tỏa của vùng KTTĐ về kinh tế nói chung, về các hoạt động kinh tế ứng phó với BĐKH nói riêng: các hoạt động TTKT, chuyển dịch CCKT và ứng phó với BĐKH của vùng KTTĐ tạo ra tác động lan tỏa, thúc đẩy TTKT và chuyển dịch CCKT của các lãnh thổ liên quan theo hướng hạn chế các tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội của BĐKH, sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm phát thải KNK; (5) Gia tăng LKKT của vùng KTTĐ nhằm ứng phó hiệu quả hơn với BĐKH.
Từ đó xây dựng các phương pháp thu thập số liệu tài liệu, phương pháp xây dựng bộ tiêu chí cũng như các phương pháp tính tốn các tiêu chí, chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Đề xuất tiêu chí/ chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.1.1. Rà soát và chọn lọc sơ bộ danh sách các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm
Như quan điểm mà NCS đã trình bày sau phần tổng quan, PTKT bền vững vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH được hiểu là “sự PTKT vừa bảo đảm các yêu cầu
TTKT bền vững, chuyển dịch CCKT hợp lý, phát huy được tác động lan tỏa và LKKT