8. Bố cục của luận án
1.2. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổ
1.2.1. Lý thuyết phát triển kinh tế vùng
1.2.1.1. Khái niệm về vùng kinh tế
Thuật ngữ vùng (region) được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành khoa học. Ngành địa lý học coi “vùng” là một đơn nguyên địa lý của bề mặt trái đất; ngành kinh tế học hiểu “vùng” là một đơn nguyên kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên phương diện kinh tế; ngành chính trị học thì thường cho “vùng” là đơn ngun hành chính thực hiện quản lý hành chính; ngành xã hội học coi “vùng” là khu tụ cư có đặc trưng xã hội tương đồng của một loại người nào đó (ngơn ngữ, tơn giáo, dân tộc, văn hố),… [16]. Trong khuôn khổ luận án này, NCS sẽ tập trung nghiên cứu vùng dưới góc độ kinh tế học. Vùng dưới góc độ kinh tế học được một số học giả đề cập như sau:
Christaller (1933) và Losch (1954) cho rằng vùng là hệ thống thứ nguyên của các khu vực hoặc các TP trung tâm [51]. Mỗi vùng được hình thành bởi một số ít các TP ở bậc cao hơn và một số lượng lớn hơn các TP ở bậc thấp hơn. Trong đó các TP xuất hàng hoá là TP bậc cao, TP nhập hàng hoá là TP bậc thấp, các TP cùng bậc sẽ không tương tác với nhau. Đến nay khái niệm này hầu như khơng được sử dụng do chỉ có ý nghĩa khi xác định cấu trúc không gian theo thị trường.
Markusen (1987) định nghĩa vùng là: “một xã hội phát triển theo lịch sử, có
lãnh thổ tiếp giáp, sở hữu một môi trường tự nhiên, một mơi trường KT-XH, chính trị và văn hóa và có cấu trúc khơng gian khác biệt với các khu vực khác và các đơn vị lãnh thổ lớn khác là TP và quốc gia” [64]. Mặc dù hiện nay vấn đề giao thông vận
tải được cải thiện, những vấn đề hạn chế do địa lý phần nhiều đã được gỡ bỏ nhưng lịch sử hình thành vùng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của vùng hiện tại. Khái niệm này của Markusen cũng đã chỉ ra được tính đồng nhất tương đối của vùng về các khía cạnh khơng gian, tự nhiên, văn hố, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, khái niệm này chưa thể hiện được chức năng của vùng, mối quan hệ của các bộ phận trong vùng cũng như mối quan hệ của vùng với bên ngoài.
Dawkins (2003) định nghĩa vùng là “một khu vực dân cư có sự tiếp giáp liền
kề về mặt không gian được giới hạn bởi tất yếu lịch sử hoặc bởi sự lựa chọn một vị trí địa lý cụ thể. Sự phụ thuộc vào vị trí có thể phát sinh từ sự chia sẻ điểm thu hút về văn hoá địa phương, các trung tâm làm việc địa phương, TNTN địa phương hoặc các tiện nghi cụ thể khác của vị trí” [51].
Tại Việt Nam, tác giả Lê Thu Hoa (2007) trong cuốn sách “Kinh tế vùng ở Việt
Nam, từ lý luận đến thực tiễn” cho rằng vùng nói chung có 06 dấu hiệu đặc trưng: (i)
là một thực thể khách quan, chứ không phải do con người “thiết kế”, “sáng tạo” ra để phục vụ mục đích riêng của mình. (ii) là một khơng gian địa lý – một lãnh thổ xác định thuộc quyền sở hữu của quốc gia. Các lãnh thổ này có vị trí, hình dáng, kích thước và chiều dài chiều rộng xác định. Vùng có nhiều cấp theo quy mơ (quy mơ về diện tích, dân số, quy mơ của các hoạt động KT-XH…). Quy mơ và số lượng vùng có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển khác nhau. (iii) trong vùng tồn tại những yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động kinh tế đó. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đó là các yếu tố cấu thành nên vùng. (iv) Các yếu tố cấu thành nên vùng có sự tương đối đồng nhất bên trong nhưng lại tương đối khác biệt bên ngồi (tính đồng nhất và khác biệt chính là căn cứ để phân chia
vùng); (v) Trong vùng, ở các mức độ khác nhau, liên tục diễn ra các quá trình tự nhiên,
nhân khẩu học, KT-XH. Các q trình này có bản chất khác nhau, cùng tồn tại và hoạt động theo các quy luật riêng của mình nhưng đều là những khâu tất yếu của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin vận hành liên tục trong không gian và thời gian; (vi) trên góc độ quản lý nhà nước, vùng được quan niệm là cấp trung gian giữa quốc gia và địa phương. Vùng có thể bao gồm một số địa phương/ tỉnh và một quốc gia có một số vùng tùy theo cách phân chia trong từng giai đoạn cụ thể. [11]
Theo các tác giả Lê Thu Hoa (2007), Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), thông thường vùng kinh tế được phân theo 03 loại chính: (1) Vùng kinh tế ngành, (2) Vùng kinh tế tổng hợp và (3) Vùng kinh tế theo trình độ phát triển. Trong đó phân vùng theo trình độ phát triển, là kiểu phân vùng đang phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm phục vụ cho việc quản lý quá trình phát triển theo lãnh thổ. Theo trình độ
phát triển vùng kinh tế thơng thường có thể chia thành 03 loại:
(i) Vùng phát triển: Thường là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi
cho sự phát triển, đã trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển, tập trung dân cư và các năng lực sản xuất, chúng có vai trị quyết định đối với nền KT-XH của đất nước.
(ii) Vùng chậm phát triển: Thường là những lãnh thổ xa các đô thị, thiếu nhiều điều kiện phát triển (nhất là về mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện); kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn và cần hỗ trợ. (iii) Vùng trì trệ, suy thối: là hậu quả của quá trình khai thác tài ngun lâu dài mà khơng có biện pháp BVMT khiến cho TNTN bị cạn kiệt, những ngành kinh tế và vùng lãnh thổ gắn với tài ngun đó lâm vào tình trạng trì trệ, suy thối [11, 20].
1.2.1.2. Lý thuyết phát triển kinh tế vùng a. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Xuất phát từ quan điểm của Adam Smith (1776) trong cuốn “Của cải các dân
tộc”, lợi thế cạnh tranh của vùng trong một quốc gia xuất phát từ các điều kiện lợi
thế về khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và những vùng có lợi thế này sẽ trở thành những vùng động lực tăng trưởng mạnh mẽ, khơng chỉ có khả năng tạo sức bật cho chính nó mà cịn lan tỏa sự phát triển sang các địa phương khác trong quốc gia. Ông cho rằng trong giai đoạn đầu của PTKT để tạo ra sự khởi sắc nhanh chóng, các nước cần khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của các vùng này để phát triển [23]. David Ricardo (1817), trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khố”, một mặt kế thừa lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, mặt khác đã giải thích được vấn đề kể cả khi một quốc gia/ vùng khơng có được lợi thế tuyệt đối hơn hẳn quốc gia/ vùng khác thì vẫn có thể thu được lợi ích trong q trình hợp tác và phân cơng lao động do có lợi thế so sánh hơn về sản xuất những sản phẩm nhất định [70] .
M. Porter (1985, 1990) trong các tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” và “Lợi thế
cạnh tranh quốc gia” lại cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ
thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, quốc gia đó. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì nhờ vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên
thương trường quốc tế. [68, 69]. Thực tế cho thấy, lý thuyết này cũng có thể áp dụng đối với cấp độ các vùng kinh tế trong một quốc gia.
b. Lý thuyết định vị công nghiệp
Được đề xuất bởi Weber, A. (1909) sau đó được các tác giả khác tiếp tục phát triển như Greenhut (1956). Lý thuyết định vị CN cho rằng mục đích của định vị CN tập trung là để “cực tiểu hố chi phí và cực đại hố lợi nhuận” [57, 81]. Lý thuyết định vị CN lập luận: các cơ sở sản xuất CN có xu hướng tập trung vào các khu vực lãnh thổ nhất định hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. Lý thuyết định vị CN được các quốc gia vận dụng để lựa chọn các vùng/ lãnh thổ trọng điểm, đó là những vùng/ lãnh thổ hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi do sẽ hấp dẫn nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư từ đó gia tăng được tiềm lực kinh tế cho vùng, lãnh thổ đó [81]. Lý thuyết định vị CN cũng đề cập đến vấn đề liên kết trong sản xuất: khi các doanh nghiệp CN tập trung tại một địa bàn để sản xuất các loại hàng hố mà chi phí thấp nhất, dẫn tới mỗi địa bàn chỉ tập trung sản xuất một số loại hàng hố nhất định từ đó dẫn tới tăng cường phân cơng chun mơn hố và liên kết sản xuất.
c. Lý thuyết vị trí trung tâm
Lý thuyết vị trí trung tâm là kết quả phát triển của nhà địa lí Walter Christaller (1933) và nhà kinh tế học August Lösch (1939). Lý thuyết là sự khám phá quy luật phân bố không gian, nghiên cứu các hệ thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Theo đó, các đơ thị trung tâm có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển của vùng. Đó là những đơ thị với các chức năng CN, DV là cơ bản, được coi là những hạt nhân của vùng, mang ý nghĩa quyết định trật tự phân bố tất cả các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ và quyết định tính chất, trình độ phát triển của lãnh thổ. Trong đó, các trung tâm lớn nhất (các TP) là đối tượng để đầu tư có trọng điểm.
d. Lý thuyết cực tăng trưởng
Lý thuyết cực tăng trưởng do Perroux đưa ra đầu những năm 1950 đã lý giải sự cần thiết PTKT lãnh thổ theo hướng trọng điểm. Thông qua quan sát thực tiễn, Perroux (1955) đã cho rằng “Tăng trưởng không thể xuất hiện đồng đều ở mọi nơi tại
sẽ lan toả qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế” [53]. Lý thuyết cực tăng trưởng của Perroux đã được khá nhiều nhà kinh tế nghiên
cứu tiếp thu và phát triển như Boudeville (1966), Friedmann (1966)…
Boudeville (1966) cho rằng các đô thị trong vùng hình thành hệ thống các trung tâm tăng trưởng với cấp độ khác nhau, trong đó đơ thị trung tâm là cực tăng trưởng, rồi thông qua hiệu ứng lan tỏa mà tác động đến sự phát triển của các nơi khác trong vùng. Cực tăng trưởng nhờ xác lập được lợi thế tập trung nên ngày càng phát triển, lan toả dẫn dắt các khu vực khác trong vùng cùng phát triển theo.
Theo quan điểm của các tác giả này, những nơi có lợi thế tăng trưởng nhanh sẽ trở thành “cực tăng trưởng”, đó thường là các trung tâm hành chính, thương mại, sản xuất, DV, thơng tin có tính quyết định đối với sự phát triển của vùng/ lãnh thổ. Các cực tăng trưởng này sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của các lãnh thổ xung quanh và trở thành “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của các vùng xung quanh nhờ vào tác động lan toả. Lý thuyết cực tăng trưởng nhấn mạnh “lợi thế của phát triển không cân đối theo lãnh thổ”, được coi là lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc
lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm và đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á, nhất là các quốc gia Đông Nam Á.
e. Lý thuyết địa kinh tế mới
Lý thuyết địa kinh tế mới được Paul Krugman khởi xướng vào năm 1991 qua nghiên cứu “Lợi nhuận tăng dần và Địa kinh tế” nhằm lý giải về sự tập trung kinh tế ở những khu vực “trung tâm” [61]. Sau đó được nhóm tác giả M.Fujita, Krugman và A.Venables (FKV) (1999) đề cập trong cuốn sách “Kinh tế không gian – Các TP, các
vùng và thương mại quốc tế”. Theo lý thuyết Địa kinh tế mới thì “PTKT cần phải tập trung (mất cân đối), còn xã hội tiến đến hội tụ (phát triển đồng đều)”. Như vậy các
hoạt động kinh tế sẽ tập trung vào một số quốc gia, một số vùng lãnh thổ và TP. Do các hoạt động kinh tế được thúc đẩy chủ yếu nhờ vào khai thác được “tính kinh tế theo quy mô” [55], sản xuất sẽ tập trung tại những khu vực có thị trường lớn, nhiều nhà sản xuất. Nếu lực hướng tâm này đủ mạnh sẽ thu hút thêm các nhà sản xuất khác và trở thành các “trung tâm kinh tế”, những vùng khác sẽ trở thành vùng “ngoại vi”.