Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty Vissan
Chỉ số ROA duy trì hàng năm, ROE giảm mạnh vào năm 2013 là do Công ty tăng vốn điều lệ từ 158 tỷ đồng lên 342 tỷ đồng, mặc dù lợi nhuận của Cơng ty vẫn tăng.
Tóm lại, qua những phân tích trên, ta thấy sức khỏe tài chính của Cơng ty rất tốt, nguồn lực tài chính dồi dào có thể tận dụng để phát trển kinh doanh, tạo lợi thế so với các đối thủ, giành lại thị phần đối với các SPTS.
2.1.7. Giới thiệu về đặc thù ngành hàng sản phẩm tươi sống
Ngành hàng SPTS bao gồm các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của tiêu dùng, mức độ nhạy cảm về giá của ngành hàng ở mức trung bình. Hiện nay, với tình trạng dịch bệnh ngày càng tăng như heo tai xanh, lỡ mồm lơng móng… cùng với việc ý thức bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng thì việc sản xuất, kinh doanh SPTS đảm bảo yêu cầu về vệ sinh là vấn đề đang được xã hội hết sức quan tâm. Với chủ trương đảm bảo cung cấp đủ
thực phẩm cho người dân tại TP.HCM với giá cả hợp lý, hàng năm Ủy ban nhân dân TP.HCM phối hợp với các sở ban ngành tổ chức chương trình bình ổn thị trường. Các doanh nghiệp tham gia chương trình này sẽ phải bán các sản phẩm thực phẩm với giá đã đăng ký trước với Ủy ban, đồng thời không được thay đổi giá bán trong suốt thời gian tham gia bình ổn. Bù lại, các doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất rất thấp để phục vụ kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp được người dân đặt niềm tin. Đối với Cơng ty Vissan nói riêng và các doanh nghiệp tham gia bình ổn nói chung, có điểm bất lợi rất lớn là hạn chế khả năng sinh lợi cũng như nguy cơ dân đến kinh doanh thua lỗ là hồn tồn có thể xảy ra. Điều đó phụ thuộc vào giá cả nguyên vật liệu đầu vào, khi giá nguyên vật liệu giảm thì doanh nghiệp không thể giảm giá để tăng sản lượng, khi giá nguyên vật liệu tăng thì doanh nghiệp cũng khơng thể tăng giá và có thể dẫn đến thua lỗ. Công ty Vissan phụ thuộc rất lớn vào giá cả nguyên liệu heo hơi, trong khi chi phí thức ăn gia súc ngày càng tăng cao, nhiều hộ nông dân không thể duy trì chăn ni, lượng heo hơi cung cấp từ xí nghiệp Gị Sao có giới hạn đã làm giá vốn Cơng ty tăng lên rất lớn, do đó Cơng ty gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn khi tham gia bình ổn thị trường.
Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Riêng đối với ngành hàng SPTS, các Cơng ty nước ngồi với dây chuyền sản xuất, giết mổ tự động, chuyên mơn hóa, đồng thời đầu tư với quy mô lớn chuỗi cung ứng khép kín từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến sản xuất ra thành phẩm nhằm hạ giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán đã tạo một áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước sở hữu công nghệ sản xuất chưa thực sự hiện đại. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng đến các hoạt động Marketing thương hiệu và sản phẩm của mình. Chính vì những lý do nêu trên mà Công ty Vissan đang gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt các đối thủ rất lớn.
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing cho sản phẩm tươi sống của Công ty Vissan
2.2.1. Công tác tổ chức bộ phận Marketing
Các hoạt động Marketing như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, khuyến mãi, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu… do bộ phận Marketing riêng biệt phụ trách là Phịng thị trường. Theo đó, cơ cấu tổ chức của phòng thị trường được tổ chức theo các chức năng của Marketing.
Trưởng phòng Thị trường
Phó Phịng thị trường
phụ trách marketing thương mại phụ trách marketing thương hiệuPhó Phịng thị trường
Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên phụ trách phụ trách phụ trách phụ trách chính sách chính sách chính sách trưng bày
sản phẩm giá phân phối sản phẩm,
poster…
Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên phụ trách phụ trách phụ trách phụ trách
PR quảng cáo, nghiên thiết kế,
tiếp thị cứu thị nhận diện trường thương hiệu