đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau
3.2.1Đào tạo cử tuyển trung cấp chuyên nghiệp y
Trong những năm qua, số lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp y theo hình thức cử tuyển chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số lượng được đào tạo. Từ năm 2009 đến năm 2013 có tổng cộng 50 chỉ tiêu được thực hiện, trong số này, y sỹ có số lượng 32. Tỷ lệ thí sinh người dân tộc Kinh chiếm khá cao, từ 40% trở lên, có năm lên đến 76%. Vẫn cịn tình trạng cử tuyển những đối tượng có học lực yếu ở cấp học phổ thơng.
Bảng 3.2 Số liệu đào tạo cử tuyển TCCN y từ năm 2009 đến năm 2013
Ngành Năm
Y sỹ Dược Điều dưỡng Tỷ lệ người
Kinh/ ts HL yếu 2009 4 4 2 7/10 3/10 2010 - - - - - 2011 2 2 1 2/5 2/5 2012 8 3 2 10/13 4/13 2013 11 2 2 9/15 1/15 Tổng cộng: 32 11 7 28/43 10/43
Nguồn: Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
Theo số liệu nghiên cứu cắt ngang năm 2012, chỉ có 11/13 học sinh cử tuyển nhập học, trong đó có 6 học sinh cử tuyển trong tổng số 304 học sinh ngành y sỹ nhập học (có 2 thí sinh cử tuyển ngành y sỹ khơng nhập học).
Điểm xét cử tuyển cao nhất là 7, thấp nhất là 4,8 trong khi đối với thí sinh tham gia xét tuyển, điểm cao nhất là 8,48 và điểm thấp nhất là 4,2. Như vậy, các đối tượng xét cử tuyển đã đảm bảo yêu cầu so với tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, nếu so mặt bằng chung của điểm tuyển đầu vào thì điểm tuyển trung bình (6) hoặc trung vị (6,1) của đối tượng cử tuyển vẫn thấp hơn so với xét tuyển (trung bình 6,35 và trung vị 6,3).
Qua một năm học tập, dựa vào điểm số, có thể so sánh kết quả học tập của đối tượng cử tuyển so với xét tuyển. Điểm trung bình của học sinh cử tuyển đạt 5,7 trong khi ở đối tượng xét tuyển là 6,06. Ở đối tượng cử tuyển, điểm trung bình phân bố hẹp hơn, chỉ dao động từ 5,1 đến 6,3, trong khi ở đối tượng xét tuyển từ 3,2 đến 7,3.
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo, đối tượng cử tuyển sau khi tốt nghiệp đã được phân công công việc theo đúng ngành nghề. Mặc dù vẫn có những khó khăn trong việc bố trí cơng việc như: nhu cầu công việc ở địa phương không phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động.
3.2.2Đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y
Hình 3.1 Quy trình đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau
Sở Y tế
Thông báo
chỉ tiêu tuyển Người dự tuyển
đăng ký hồ sơ, cam kết Sở Y tế đào tạo và Trường Cao hợp đồng xét, trình trả
về đẳng Y tế văn bản cho phép UBND tỉnh
trả lời sau 15 ngày trình Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sở Y tế, trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
Đào tạo theo địa chỉ trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau chủ yếu tập trung ở đối tượng y sỹ, dược sỹ và điều dưỡng. Trong đó, y sỹ thường chiếm tỷ lệ cao hơn hai ngành còn lại. Điều này cũng dễ hiểu do nhu cầu sử dụng y sỹ cao hơn các ngành khác và cũng vì người học y sỹ cịn có cơ hội học lên bác sỹ theo hình thức chuyên tu.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của ngành, Sở Y tế Cà Mau gửi tờ trình xin chỉ tiêu đào tạo. Sau khi nhận được văn bản của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc cho chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng, Sở Y tế thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ đến người dự tuyển và các cơ sở y tế ở địa phương thuộc vùng còn thiếu nhân lực. Người dự tuyển làm hồ sơ gửi về Sở Y tế, bộ phận phụ trách tổ chức cán bộ. Theo quy định, người dự tuyển phải làm cam kết sẽ chấp nhận sự phân công công việc sau khi tốt nghiệp.
Sở Y tế thành lập hội đồng xét duyệt, sau đó trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi về cơ sở đào tạo là trường Cao đẳng Y tế Cà Mau để hồn thành hồ sơ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 15 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời về kết quả cho phép đào tạo. Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo, Sở Y tế Cà Mau ký hợp đồng đào tạo với trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. Sau khi đào tạo xong, trường trả học sinh sau khi tốt nghiệp để Sở Y tế tiếp nhận và phân công nhiệm vụ.
Bảng 3.3 Số liệu đào tạo theo địa chỉ từ năm 2009 đến năm 2013
Ngành
Năm Y sỹ Dược Điều dưỡng
2009 17 18 0 2010 25 10 10 2011 24 30 11 2012 35 29 5 2013 45 15 0 Tổng: 146 101 26
Nguồn: Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
Theo thống kê số lượng học sinh nhập học từ trường Cao đẳng Y tế Cà Mau năm 2012, trong tổng số 304 học sinh nhập học ngành y sỹ có 32 học sinh đào tạo theo địa chỉ (có 3 thí sinh cử tuyển ngành y sỹ khơng nhập học). Điểm tuyển sinh của đối tượng đào tạo theo địa chỉ thấp hơn điểm theo quy định của hướng dẫn tuyển sinh (thấp hơn nhưng khơng q 1 điểm). Trong khi có thí sinh điểm 4,2 vẫn được xét, trong khi điểm chuẩn là 6,05. Điểm trung bình của đối tượng đào tạo theo địa chỉ (5,3) vẫn thấp hơn xét tuyển (6,35),
điểm cao nhất của đối tượng đào tạo theo địa chỉ đạt 7,3 trong khi ở đối tượng xét tuyển đạt 8,48.
So sánh kết quả học tập năm thứ nhất, đối tượng đào tạo theo địa chỉ có điểm số trung bình thấp hơn đối tượng xét tuyển. Điểm trung bình chỉ đạt 5,5 trong khi đối tượng xét tuyển đạt 6,06; điểm số thấp nhất (3) cũng thấp hơn đối tượng xét tuyển (3,2) và điểm số cao nhất (6,6) cũng thấp hơn điểm số cao nhất của đối tượng xét tuyển (7,3).
Theo bộ phận quản lý đào tạo nhân lực y tế của Sở Y tế Cà Mau, nguồn nhân lực đào tạo theo địa chỉ khơng có bất kỳ sự cam kết nào về phía học sinh sẽ phục vụ sau khi ra trường. Đồng thời, Sở Y tế cũng khơng có trách nhiệm nhận và phân cơng nhiệm vụ cho người học sau khi tốt nghiệp, vì hiện tại ngành y tế khơng thiếu nhân lực y trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến thất bại của chính sách đào tạo theo địa chỉ tại Cà Mau. Trong khi ngành y tế khơng có nhu cầu sử dụng nhưng vẫn xin đào tạo, khi đào tạo xong cũng không gắn trách nhiệm phục vụ cho người học và sử dụng người cho nhà quản lý. Cuối cùng, khi đi vào thực tế, chính sách này đã đào tạo nhưng khơng sử dụng đúng địa chỉ nhưng vẫn tiếp tục xin chỉ tiêu đào tạo vì lợi ích của một nhóm người có liên quan.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ