Trách nhiệm giải trình của cơ quan Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tỉnh cà mau (Trang 29)

Đào tạo nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng là trách nhiệm của từng địa phương. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh xác định cơ cấu ngành nghề và số lượng cần đào tạo. Cà Mau là một tỉnh có nhiều địa phương nằm trong vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, thiếu nhân lực y tế. Do đó, chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ trên lý thuyết là đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Đào tạo nhân lực y tế cho tỉnh thuộc về trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Trong đó, các sở ngành giúp cho Ủy ban Nhân dân quản lý tốt hoạt động đào tạo và sử dụng nhân lực. Theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn diện về con người, chương trình giảng dạy, thi tuyển đầu vào, đầu ra và cấp bằng, chứng chỉ. Mặc dù vậy, đào tạo nhân lực y cịn gắn trách nhiệm cho Sở Y tế, vì đây vừa là đơn vị quản lý chuyên môn, vừa là đơn vị sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo sau khi tốt nghiệp.

Hiện tại, cử tuyển do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý chặt chẽ ở khâu tuyển sinh. Tuy nhiên, việc tuyển sinh theo hình thức đào tạo theo địa chỉ thì Sở Giáo dục và Đào tạo hồn tồn khơng tham gia quản lý. Đào tạo theo địa chỉ hoàn toàn được xét duyệt bởi Sở Y tế, sau đó, trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét. Trên thực tế, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, cơ sở đào tạo nhân lực y, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Sở Giáo dục và Đào tạo về ngân sách, con người, chương trình, mục tiêu đào tạo... Riêng hoạt động giám sát chất lượng đào tạo y thì khơng có sở ngành nào chịu trách nhiệm. Ở đây, trách nhiệm của các cơ quan quản lý khơng được phân biệt rạch rịi. Do đó, khi cần quy trách nhiệm thuộc về ai, rất khó để xác định.

4.2Tính minh bạch, cơng khai

Hoạt động đào tạo nhân lực là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt là đào tạo nhân lực y tế. Những thông tin liên quan đến chế độ người đi học, tuyển sinh, thông tin về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của ngành cần được công khai rộng rãi để người học định hướng được việc học và công việc sau khi tốt nghiệp. Chính sách cử tuyển đã được thực hiện và có quy định rõ ràng, phổ biến rộng rãi trong hoạt động tuyển sinh. Riêng đào

tạo theo địa chỉ là tùy từng ngành, từng đơn vị sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do chỉ tiêu tuyển sinh đối tượng đào tạo theo địa chỉ nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh chung của các trường nên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những thí sinh xét tuyển cịn lại. Đối tượng xét tuyển phải cạnh tranh với số lượng nhiều, trong khi đối tượng đào tạo theo địa chỉ chỉ phải cạnh tranh với một số lượng tương đối ít hơn, điểm chuẩn lại thấp hơn. Như vậy, người học theo địa chỉ sẽ được lợi nhiều hơn về cơ hội vào học. Trong trường hợp được bố trí cơng việc sau khi ra trường thì người học theo địa chỉ sẽ không phải lo lắng nhiều về cơng việc sau khi ra trường, có thể dẫn đến tâm lý ỷ lại, khơng nỗ lực, cố gắng trong q trình học tập.

Thơng tin khơng được cơng khai, minh bạch cũng sẽ là cơ hội cho những cá nhân

muốn trục lợi trong tuyển sinh. Do được ưu tiên khi điểm chuẩn thấp hơn điểm chuẩn khi xét tuyển, những thí sinh có khả năng kém hơn vẫn có thể đăng ký đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các đối tượng tham gia dự tuyển. Người có thơng tin sẽ dễ dàng được vào học, người khơng có thơng tin sẽ gặp khó khăn hơn, có khi khơng được vào học. Thông tin không được công khai, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến những tiêu cực trong tuyển sinh.

Trong thực tế, thông tin về cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ cịn rất hạn chế. Cơng tác tư vấn tuyển sinh hàng năm là nguồn thơng tin chính thức mà người học có thể nhận được. Ngồi ra, trên trang thơng tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau cũng như Sở Y tế đều không đăng tải những thông tin này. Khi được khảo sát, 44% học sinh ngành y sỹ hiểu rõ những thơng tin về hình thức cử tuyển, 35% biết ít thơng tin và có đến 20% hồn tồn khơng biết thông tin về cử tuyển. Đối với thông tin đào tạo theo địa chỉ, chỉ có 23% học sinh hiểu rõ, 44% biết ít thơng tin và có đến 34% hồn tồn khơng biết thơng tin gì về đào tạo theo địa chỉ. Tỷ lệ học sinh biết được rõ ràng thông tin về nhu cầu lao động của ngành y tế cũng rất thấp, chỉ có 18%, số cịn lại biết một ít và hồn tồn khơng biết thơng tin chiếm tỷ lệ 16%. Thông tin về ngành học mà người học nhận được chủ yếu là từ người quen (41%), kế đến là từ thông tin hướng nghiệp (34%), thông tin qua báo đài và internet chỉ có 12 – 13% mà thơi. Như vậy, thông tin về ngành học và thông tin tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp y tại Cà Mau không được công khai, minh bạch trên các phương tiện truyền thông. Điều này dẫn đến hiện tượng những người có người thân làm trong ngành y tế sẽ có nhiều thơng tin hơn và có cơ hội học tập lớn hơn những người khác.

Quy trình xét tuyển là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng đầu vào trong quá

trình đào tạo nguồn nhân lực y tế. Phần lớn, quy trình cử tuyển đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù vậy, trong nhiều năm, tỷ lệ người Kinh tham gia cử tuyển vẫn cao hơn so với quy định (từ 40 đến 76%), điều này vi phạm quy định về đối tượng được hưởng chính sách. Riêng giai đoạn phân cơng nhiệm vụ cũng có gặp một ít khó khăn do cơng việc được phân cơng không phù hợp với khả năng, ngành nghề của người được cử tuyển.

Trong quy trình đào tạo theo địa chỉ, có hai giai đoạn có khả năng dẫn đến sai sót, tạo cơ hội cho các đối tượng người học lợi dụng để được hưởng chế độ ưu tiên trong đào tạo, đó là giai đoạn thơng báo chỉ tiêu tuyển sinh và giai đoạn xét hồ sơ. Theo quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh, việc đào tạo theo địa chỉ cần phải thông báo rộng rãi để người dự tuyển và các đơn vị sử dụng hiểu rõ về những thông tin liên quan. Thế nhưng, theo kết quả phỏng vấn cán bộ phụ trách đào tạo của Sở Y tế thì các năm qua, thơng tin đào tạo theo địa chỉ không được thông báo rộng rãi mà chỉ được biết đến trong một bộ phận của ngành y tế. Theo kết quả khảo sát từ học sinh đào tạo theo địa chỉ, có đến 44 % trong số này có người thân là cán bộ trong ngành y tế và khoảng 40% trong số này nhận được thông tin từ người thân về ngành học và trường học. Có đến 34 % học sinh ngành y sỹ không biết thơng tin về hình thức đào tạo theo địa chỉ. Như vậy, thông tin đào tạo theo địa chỉ không được công khai rộng rãi đến với người học.

Quy trình xét tuyển khơng đảm bảo cơng khai, minh bạch khi khơng có sự tham gia của cơ sở đào tạo cũng như các ban ngành có liên quan. Sở Y tế chỉ tổ chức xét tuyển nội bộ, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh và gửi kết quả qua Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau để hợp đồng đào tạo. Trong trường hợp này, rất khó để kiểm tra tính chính xác của kết quả xét tuyển.

4.3.Tính dự đốn được

4.3.1.Quy định pháp luật

Hình thức đào tạo cử tuyển được quy định rõ ràng trong Nghị định 134 của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn. Hội đồng cử tuyển các cấp có thể căn cứ vào các văn bản hướng dẫn để xét đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, cũng như cơng tác bố trí, phân cơng cơng việc cho người học sau khi tốt nghiệp.

Riêng đào tạo theo địa chỉ thì, chưa có văn bản quy định và hướng dẫn rõ ràng. Công văn hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định: “đơn vị có nhu cầu

sử dụng nhân lực phải cam kết sẽ tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp về làm việc tại đơn vị”

15. Còn lại những vấn đề về đối tượng, tiêu chuẩn thì khơng có quy định. Bên cạnh đó, việc xử lý khi các bên vi phạm cam kết hồn tồn khơng được đề cập đến. Quy định pháp luật không rõ ràng sẽ tạo ra một lỗ hổng trong quản lý, các đơn vị cử người đào tạo theo địa chỉ hoặc người học sẽ khơng thực hiện cam kết. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng khơng sử dụng nguồn nhân lực đào tạo theo đúng mục tiêu ban đầu là đào tạo để sử dụng cho những nơi còn thiếu và cần nguồn nhân lực.

Thực tế tại tỉnh Cà Mau, theo cán bộ quản lý đào tạo nhân lực của Sở Y tế, khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đào tạo theo địa chỉ, các thí sinh khơng bắt buộc phải cam kết sẽ phục vụ cho nơi đăng ký đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Và khi khơng có bất kỳ sự cam kết nào cũng như khơng có sự ràng buộc nào để người học quay trở về phục vụ theo mục đích của chính sách đào tạo theo địa chỉ. Về phía Sở Y tế cũng khơng cam kết sẽ nhận người, phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Những quy định lỏng lẻo trong chính sách đào tạo theo địa chỉ là kẽ hở để cả người học và tổ chức đào tạo theo địa chỉ có thể khơng thực hiện nghĩa vụ của mình trong khi được hưởng quyền lợi từ chính sách.

4.3.2Hiệu quả

Khi người học khơng thực hiện cam kết phục vụ hoặc đơn vị đào tạo theo địa chỉ không sử dụng nguồn nhân lực đã đào tạo, chính sách ưu tiên đào tạo sẽ khơng đạt được mục tiêu, lãng phí và trở thành áp lực cho xã hội khi một số nơi sẽ thừa và một số nơi vẫn thiếu nhân lực. Chính sách ưu tiên trong đào tạo nhân lực nhằm tạo điều kiện phát triển các vùng khó khăn, thiếu cán bộ. Nếu nguồn nhân lực đào tạo khơng được sử dụng đúng mục đích ban đầu sẽ làm lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, lượng lao động dư thừa sẽ làm tăng áp lực cho khu vực thành thị, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đã phát triển. Trong khi đó, vùng thiếu cán bộ vẫn khơng thu hút được con người vì khơng có sự ràng buộc chặt chẽ trong quá trình tuyển chọn, đào tạo. Đây là sự thất bại của Nhà nước khi can thiệp bằng một chính sách khơng mang lại hiệu quả như mong đợi.

Với nguồn ngân sách có hạn, Nhà nước đã cân đối để phân bổ chỉ tiêu đào tạo các ngành cho các cơ sở đào tạo. Hàng năm, ngân sách Nhà nước chi một phần không nhỏ cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Để đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng ngân sách, đòi hỏi phải sử dụng nguồn lực chính đáng cho giáo dục và đào tạo, tránh lãng phí nếu đào tạo mà khơng sử dụng. Sau khi đào tạo, người học ngành y đạt năng lực theo yêu cầu sẽ trở thành những cán bộ y tế giỏi, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, mang lại lợi ích cho tồn xã hội. Ngược lại, những cán bộ y tế với tay nghề yếu kém sẽ trở thành nguy cơ gây ra những sai sót y tế, gây tổn thất cho con người và xã hội. Khi ưu tiên cho một lượng học sinh vào học các trường cơng mà khơng qua xét tuyển, sẽ có một lượng học sinh có nền tảng kiến thức tốt hơn nhưng khơng được đào tạo, điều này trái với lợi ích của quy luật cạnh tranh.

Do lợi ích từ giáo dục đào tạo mang lại, thêm một người hiểu biết về y học sẽ nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho người thân, gia đình, mang đến lợi ích chung cho xã hội khi mọi người đều được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, để thực hiện đúng chức năng của một cán bộ y tế, đòi hỏi người học phải vững lý thuyết, thành thạo về kỹ năng, tay nghề. Một người không đủ tiêu chuẩn yêu cầu được đào tạo sẽ làm mất cơ hội của một người khác. Những thí sinh có nền tảng kiến thức tốt thì bắt buộc phải cạnh tranh, loại trừ nhau, xã hội cũng sẽ mất đi cơ hội có được những cán bộ y tế chất lượng, đảm bảo cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Do đó, trong đào tạo y khoa, cạnh tranh là điều kiện cần thiết để lựa chọn những người học có đủ điều kiện, khả năng, góp phần nâng cao chất lượng học tập và làm việc sau khi ra trường.

Chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ ưu tiên cho một số đối tượng, không phải trải qua quá trình cạnh tranh, sàng lọc. Mặt trái của chính sách này sẽ dẫn đến việc ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho một số đối tượng yếu kém hơn nhưng lại được hưởng nhiều lợi ích hơn. Nền tảng kến thức không vững vàng là một trong những khó khăn cho người học trong q trình tiếp thu kiến thức mới, cũng như xử trí những tình huống trong y khoa. Người học sẽ khó theo kịp chương trình học. Với nguồn kiến thức không đầy đủ, kỹ năng tay nghề yếu kém, họ sẽ không thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của người cán bộ y tế sau khi ra trường. Từ đây sẽ dẫn tới chất lượng chăm sóc sức khỏe không được đảm bảo khi được thực hiện bởi những cán bộ y tế này. Tình huống xấu hơn là những cán bộ y tế tay nghề kém có thể gây ra tổn hại cho ngành y tế nếu để xảy ra sai sót chun mơn khi hành nghề.

Về hiệu quả kinh tế, nếu đào tạo mà khơng sử dụng thì sẽ lãng phí nguồn lực của Nhà nước và chính cá nhân người được đào tạo. Đây là một tổn hại cho nền kinh tế và cho chính bản thân người được đào tạo. Nếu xét về góc độ kinh tế học, sẽ tốt hơn khi hàng hóa và dịch vụ sản xuất và cung cấp tuân theo sự điều tiết của thị trường. Tuy nhiên, đào tạo nhân lực y tế là một dịch vụ mang lại giá trị tích cực cho xã hội nhưng chi phí đào tạo lại rất lớn, nếu để vận hành theo thị trường thì lượng cung sẽ khơng đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó, Nhà nước phân bổ nguồn lực tài trợ và ưu tiên cho một số đối tượng trong lĩnh vực này nhằm điều tiết thị trường cũng như đảm bảo công bằng xã hội. Người học cũng phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để học tập và nghiên cứu. Nếu sau khi ra trường, người học khơng tìm được việc làm phù hợp với chun mơn đã được học thì sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo và sử dụng kém hiệu quả.

Xét về hiệu quả xã hội, chính sách cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ nhằm tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, các dân tộc. Trong sự phát triển chung của xã hội, có một số địa phương còn chịu nhiều thiệt thòi do điều kiện về khoảng cách địa lý xa xơi, khơng có điều kiện tiếp cận những dịch vụ của xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Khi khơng được chăm sóc sức khỏe tốt, người lao động sẽ khơng đảm bảo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tỉnh cà mau (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w