Quy mô mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TPHCM (Trang 58 - 60)

Khu vực Số đáp viên đƣợc chọn (ngƣời) Số đáp viên hồi đáp đạt yêu cầu (ngƣời) 1. Quận 1 - 3 - Phú Nhuận 60 39 2. Quận 2 – 9 - Thủ Đức - Bình Thạnh 60 42 3. Quận 5 – 6 – 10 – 11 60 45 4. Quận 4 – 7 – 8 - Gò Vấp 60 44

5. Quận 12 - Bình Tân - Tân Phú - Tân Bình 60 37

Tổng 300 207

Đáp viên, sau khi được phân bổ cho mỗi khu vực theo bảng 3.3, sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện. Khách hàng có có gửi tiền tiết kiệm tại Agribank trên địa bàn TP.HCM sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt được thực hiện. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong hai tháng: 7 và 8 năm 2014. Tỉ lệ hồi đáp đạt hợp lệ là 69%, 207 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được đưa vào nghiên cứu định lượng.

3.4.2 Kế hoạch phân tích dữ liệu

Thang đo được đánh giá có mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến phải có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ số lượng biến ban đầu thành tập hợp các biến cần thiết sử dụng cho nghiên cứu và tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phương pháp phân tích nhân tố chỉ thích hợp sử dụng cho ra các chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) có giá trị khoảng từ 0.5 đến 1; nếu chỉ số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu.

Phương pháp phân tích nhân tố là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax. Các biến quan sát có trọng số factor loading nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 0.5. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al- Tamimi, 2003).

Sau khi phân tích nhân tố, mơ hình lý thuyết được điều chỉnh và phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mơ hình và các giả thuyết.

3.5 Phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định gửitiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển tiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn trên địa bàn TPHCM

3.5.1 Mô tả mẫu khảo sát

Để đạt được mẫu n = 207, 300 bảng khảo sát được phát ra chia đều cho năm khu vực. Có 9 bảng khơng hợp lệ do trả lời cùng một mức độ cho tất cả các mục hỏi hoặc bị thiếu nhiều thông tin trong tổng số 216 bảng khảo sát thu về. Kết quả là 207 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thơng qua phần mềm SPSS 16.0.

Về giới tính: có 99 nam và 108 nữ chiếm tỉ lệ tương ứng là 47.8% và 52.2%

trong 207 người hồi đáp hợp lệ.

Đặc điểm mẫu – n = 207Số lƣợngTỉ lệ (%)

25 đến 35 tuổi là 48 người (chiếm 23.2%), 86 người từ 36 đến 45 tuổi (chiếm 41.5%), 61 người (chiếm 29.5%) trên 45 tuổi trong 207 người hồi đáp hợp lệ.

Về nghề nghiệp: tỷ lệ đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng chiếm đa số

(27.1%) tương ứng với 56 người, hưu trí chiếm 18.4% tương ứng với 38 người, có 42 người là cấp quản lý (chiếm 20.2%), 26 người làm nghề kinh doanh tự do (chiếm 12.6%), 22 người là nội trợ (chiếm 10.6%), nghề nghiệp khác là 23 người chiếm 11.1% trong 207 người hồi đáp hợp lệ.

Về thu nhập: Có 10 người thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (4.8%), 92 người có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/tháng (44.4%), 73 người có thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng (35.3%), 32 người có thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng (15.5%) trong 207 người hồi đáp hợp lệ.

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn TPHCM (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w