Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 48 - 52)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam Sở Giao dịch II-TP.HCM

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Trong quá trình hoạt động, Sở Giao dịch II thực hiện chức năng nhiệm của VDB trên địa bàn. Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của Sở Giao dịch II được quy định tại Quyết định số 344/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 và Quyết định số 279/QĐ-VDB ngày 27/6/2012 của Tổng Giám đốc VDB. Theo đó, Sở Giao dịch II có chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của VDB. Cụ thể:

- Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn: Cũng giống như các hoạt động huy động vốn của NHTM, VDB thực hiện nghiệp vụ huy động vốn để thực hiện cho vay bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hoạt động huy động vốn của VDB là chỉ được huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước, VDB khơng được huy động tiền gửi từ các cá nhân.

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Khối Tín dụng Khối hỗ trợ, phục vụ Phịng Tín dụng I Khách hàng, nội bộ Nội bộ Phịng Tín dụng II Phịng Tổng hợp Phịng HCNS Phịng Tín dụng III Phịng TCKT + Tin học Phịng Kiểm tra Phịng TDXK Phịng Giao dịch LA 40

Hình 2.2: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH II – TP.HCM

Giám đốc

Do vậy, sản phẩm để huy động tiền gửi chủ yếu của VDB là Hợp đồng tiền gửi, vì vậy sản phẩm huy động vốn của VDB cũng đơn điệu và khó khăn trong việc cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn trong lĩnh vực huy động vốn. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch II còn được tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn trên địa bàn như nguồn vốn của Quỹ phát triển ngành giống, Quỹ Phà…vv.

- Hoạt động tín dụng đầu tư: Cho vay đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư là 3 nhiệm vụ để thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Căn cứ vào danh mục ngành nghề, lĩnh vực được khuyến khích và địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trên có thể được VDB hỗ trợ dưới một trong ba hình thức, 70% tổng mức đầu tư của dự án. Các hình thức hỗ trợ cụ thể là:

+ Cho vay đầu tư: Là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp thơng qua cho vay với lãi suất ưu đãi (thông thường thấp hơn lãi suất thị trường, lãi suất cho vay và mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do Bộ Tài chính cơng bố).

+ Hỗ trợ sau đầu tư: là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã được hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.

+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư: là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp trong đó VDB cam kết với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư không trả hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh.

- Hoạt động tín dụng xuất khẩu: Để thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn lưu động để thực hiện xuất khẩu, VDB cũng có 3 nghiệp vụ để hỗ trợ, đó là: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

+ Cho vay xuất khẩu là hình thức cho vay nhà xuất khẩu trong nước hoặc nhà nhập khẩu nước ngồi có hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ

+ Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu: là hình thức hỗ trợ ngắn hạn trong đó VDB thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc “Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu” của Chính phủ nhưng khơng vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

+ Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đây là nghiệp vụ nhằm hỗ trợ nhà nhập khẩu thơng qua hình thức bảo lãnh cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa thuộc “Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu”.

- Thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác cấp phát, ủy thác và nhận ủy thác cho vay từ các nguồn vốn cuả các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Các tổ chức thực hiện giải ngân vốn vay cho các dự án đầu tư xây dựng nhưng khơng có điều kiện để kiểm sốt nguồn vốn giải ngân này sẽ ủy thác cho VDB thực hiện cấp phát giúp cho các tổ chức, điển hình là các dự án thuộc ngành điện, hay bảo hiểm xã hội.

- Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nợ nước ngồi của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định.

- Bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM: là hình thức bảo lãnh, trong đó VDB cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để SMEs được vay vốn tại NHTM để thực hiện phương án SXKD hoặc dự án của mình. VDB sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả nợ không đầy đủ nợ cho NHTM. Đối tượng bảo lãnh là các SMEs có các dự án/phương án SXKD ngồi lĩnh vực bất động sản, chứng khốn, dịch vụ, tư vấn.

- Cho vay hỗ trợ mất việc làm: Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra mà khởi nguồn từ nước Mỹ vào năm 2008, cuộc khủng hoảng này đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, để giúp đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, ngày 23/02/2009 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 30/2009/QĐ-TTg v/v giao cho VDB thực hiện cho vay hỗ trợ đối với lao động mất việc làm trong doanh nghiệp khó khăn do suy giảm kinh

tế. Theo Quyết định, VDB sẽ thực hiện cho vay đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên để giúp doanh nghiệp thanh tốn nợ tiền lương, đóng phí bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Lãi suất cho vay đối với loại hình nghiệp vụ này là 0%, và thời gian cho vay tối đa là 12 tháng.

- Cho vay thí điểm: là hoạt động cho vay vốn lưu động đối với các dự án đã được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng thiếu vốn lưu động để SXKD. Khoản vay này có đặc điểm là thời gian cho vay ngắn hạn và lãi suất thỏa thuận (với lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường, không được hưởng lãi suất ưu đãi như khoản vay tín dụng đầu tư).

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng phát triển sở giao dịch II TP hồ chí minh (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w