*Qua những chi tiết đó, người đọc có thể cảm nhận thấy tình cảm của nhân vật “tơi” dành cho thầy giáo dạy vẽ của mình: u q, kính trọng, ca ngợi tấm lịng của thầy dành cho học trò.
DẠNG 2: VIẾT NGẮN
Đề 01: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu kể lại nội dung của phần (1) và phần (4) văn bản
“Người thầy đầu tiên” bằng lời của người kể chuyện thứ 3.
Gợi ý trả lời
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM KỂ LẠI NỘI DUNG VĂN BẢN THEO NGÔI KỂ THỨ 3 THEO NGƠI KỂ THỨ 3
STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt
1 Bản kể lại trung thành với văn bản gốc.
2 Bản kể đảm bảo tính ngắn gọn (3-5 câu)
3 Bản kể tập trung kể lại các sự kiện chính của phần (1)
và phần (4) của văn bản “Người thầy đầu tiên”.
4 Bản kể theo ngôi thứ 3
5 Bản kể đảm bảo các yêu cầu về tính liên kết của văn
bản.
6 Bản tóm tắt đảm bảo các yêu cầu về sử dụng từ ngữ,
ngữ pháp, chính tả
Đoạn văn tham khảo:
Người hoạ sĩ và bà viện sĩ An-tư-nai cùng được mời về dự buổi khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Sau khi trở lại Mát-xcơ-va, bà An-tư-nai đã gửi bức thư cho người hoạ sĩ để kể câu chuyện về thầy Đuy-sen. Bà viện sĩ khẩn khoản nhờ người hoạ sĩ làm cách nào để mọi người cùng biết câu chuyện về người thầy đáng kính. Sau khi biết rõ câu chuyện về tình thầy trị cao đẹp của bà An-tư-nai và thầy Đuy-sen, người hoạ sĩ đã băn khoăn, trăn trở vẽ một bức tranh về người thầy đầu tiên của ngôi làng.
Đề 02: Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc của em về một hình
ảnh hoặc chi tiết trong văn bản.
Gợi ý trả lời
* Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc về hình ảnh/chi tiết trong văn bản mà em ấn tượng.
- Chỉ ra vẻ đẹp của hình ảnh/chi tiết khiến em u thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. (HS có thể chọn hình ảnh/chi tiết như: hình ảnh thầy Đuy-sen bế các em nhỏ qua dịng suối vào mùa đơng; chi tiết thầy Đuy-sen chăm sóc An-tư-nai khi em bị chuột rút; chi tiết bức tranh của người hoạ sĩ cuối văn bản,..)
- Nêu lên cảm xúc của em với hình ảnh/chi tiết đó.
* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về hình ảnh/chi tiết của văn bản và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn:
Tiêu chí Đạt/Khơng đạt
Nội dung: Cảm xúc về một hình ảnh/chi tiết trong văn bản Hình thức: Đoạn văn khoảng 5-7 dòng; kết hợp biểu cảm với
các phương thức biểu đạt khác.
Cảm xúc của người viết
Lỗi chính tả, lỗi cấu trúc ngữ pháp…
ƠN TẬP VĂN BẢN 3: : QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm GV hướng dẫn HS nhắc lại những kiến thức chung về tác giả và văn bản. I. KIẾN THỨC CHUNG 1. Tác giả Tế Hanh (1921-2009)
- Sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. - Là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào “Thơ mới”.
- Thơ ông thấm đượm tình yêu quê hương và niềm khao khát thống nhất Tổ quốc.
Hanh.
- Thơ Tế Hanh dễ đi vào lòng người bởi cảm xúc chân thành mà tinh tế, thiết tha; lời thơ giản dị, giàu hình ảnh; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Tác phẩm chính: Hoa niên (1945), Gửi Miền Bắc (1955), Tiếng
sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966)...
2. Bài thơ “Quê hương”
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
- “Quê hương” được rút trong tập “Nghẹn ngào”, sau này in ở tập
Hoa niên (1945)