Khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 28)

Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh

3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

3.1.1.6. Khoa học và công nghệ

Niên giám thống kê Bình Thuận 2012 cho biết tồn tỉnh có 431 trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thơng. Phần lớn mỗi huyện đều có trên 30 trường tiểu học, trên 10 trường trung học cơ sở nhưng chỉ có từ 2 – 3 trường trung học phổ thơng gây khó khăn cho học sinh vì diện tích mỗi huyện tại tỉnh Bình Thuận khá lớn. Tỷ lệ bỏ học khá thấp, năm học 2008 – 2009 là 1,95%, đến năm học 2011 – 2012 còn 1,41%. Ở bậc đào tạo nghề, có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng và 1 trường trung cấp, tuy có ngành nơng nghiệp nhưng chưa có ngành đào tạo chuyên về cây thanh long.

Bình Thuận cũng chưa có viện nghiên cứu nơng nghiệp. Công tác nghiên cứu cây thanh long do Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận đảm trách, tuy nhiên Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Cơng nghệ) cũng có một số nghiên cứu về thanh long như các phương pháp chong đèn, tưới nước… do đó nguồn lực đầu tư bị phân tán, trùng lắp. Giống thanh long phổ biến tại Bình Thuận là ruột trắng, vỏ đỏ/hồng truyền thống. Các giống thanh long mới (ruột đỏ/tím hồng, vỏ đỏ) là những giống chưa được lai ghép hồn thiện, vì lý do nào đó đã lọt ra ngồi từ Viện cây ăn quả miền Nam nên cịn một số nhược điểm, ít được nơng dân chọn trồng do sức đề kháng yếu hơn giống truyền thống.

Khi cây thanh long xuất hiện bệnh mới hoặc sâu hại mới thì chủ yếu nơng dân tự mày mò, dùng các loại thuốc theo phương pháp "thử và sai" rồi truyền miệng kinh nghiệm cho nhau. Nông dân dùng nhiều loại thuốc bảo vệ và thuốc tăng trưởng, nhưng 80% không nắm rõ danh mục thuốc cấm sử dụng mà làm theo các buổi tập huấn do các cơng ty cung cấp hóa chất nơng nghiệp tổ chức. Vai trị hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho nông dân của các cơ quan chuyên trách như Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận chưa đảm bảo, thường khơng đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời. Nhiều nông dân cho rằng những kỹ thuật bảo vệ

cây thanh long do các cơ quan chuyên trách trên đưa ra là nhờ thu thập kinh nghiệm của nông dân chứ không phải do những cơ quan này nghiên cứu.

Cùng với việc chữa bệnh, kỹ thuật chong đèn trái vụ cây thanh long phần lớn cũng do nông dân tự rút ra kinh nghiệm. Thời gian chong đèn từ 17 – 20 đêm, cịn loại bóng, tỷ lệ đèn (bóng compact, bóng sợi đốt), cách bố trí đèn cũng tùy vùng và tùy nơng dân. Trong các nông hộ mà tác giả phỏng vấn, gần như mỗi người có một cách thức chong đèn khác nhau, thậm chí giữa hai anh em có vườn liền nhau. Do B́ ình Thuận trải dài theo trục Đơng Bắc – Tây Nam, địa hình đa dạng, cự ly từ đầu đến cuối tỉnh hơn 100 km nên nhiệt độ, địa chất khác biệt, dẫn đến cách chong đèn cũng khác nhau. Hầu hết các phương pháp chong đèn do chuyên gia nghiên cứu tại một số ít khu vực nhưng lại công bố áp dụng rộng rãi, nông dân áp dụng không đạt hiệu quả cao nên mất tin tưởng.

Bình quân mỗi vườn chỉ có diện tích trên dưới 1ha, nên từng vườn khó áp dụng GlobalGAP. Mật độ canh tác phổ biến là 100 – 110 trụ/sào (1.000 m2), khoảng cách giữa các trụ từ 2,7 – 3,5 m tùy chủ vườn, nhưng phổ biến là 2,8 m. Với cự ly như vậy, chủ vườn đã tận dụng tối đa diện tích đất để trồng thanh long, đổi lại là khó cơ giới hóa, chi phí hái quả khá cao, từ 300 – 450 ngàn đồng/tấn tùy theo khoảng cách từ lô nào trong vườn đến điểm tập kết, do phải khiêng vì khơng có đường xe chạy.

Đầu ra của thanh long GlobalGAP khơng nhiều (ít người thu mua) nên nơng dân khơng chú trọng. Chỉ một số ít trang trại thanh long lớn, chủ trang trại có khả năng quản lý tốt, vốn nhiều mới trồng theo GlobalGAP. Ngay cả tiêu chuẩn VietGAP cũng bị nông dân dần dần từ bỏ do tốn nhiều công sức hơn nhưng giá bán cũng chỉ bằng với sản phẩm thường. Chỉ có 10% nơng hộ mà tác giả phỏng vấn còn trồng theo VietGAP.

3.1.2. 2. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp

3.1.2.1.Môi trường kinh doanh

Hoạt động thu mua trái thanh long từ vườn đến các doanh nghiệp xuất khẩu (sang Trung Quốc) đều do các thương lái trung gian thực hiện. Điều này mang lại thuận lợi cho cả 3 đối tượng: nông dân, thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu do số lượng vườn thanh long lớn hơn rất nhiều so với số lượng doanh nghiệp xuất khẩu, các thương lái thường là người địa phương nên quen thuộc với chất lượng các vườn thanh long. Nông dân được

thương lái mua tận vườn, trả tiền ngay chứ không cần chở thanh long đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu thu mua từ các thương lái trung gian, vì vậy giảm được cơng phân loại sản phẩm và thời gian giao dịch, chỉ khi khan hiếm hàng thì doanh nghiệp mới đến thu mua tận vườn. Các thương lái đóng vai trị cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, hưởng giá chênh lệch từ 5 – 10%.

Đa số nơng dân đều hài lịng với giá bán từ 10.000 đồng/kg, 60% nông dân chấp nhận việc phải bán giá thấp khi vào mùa chính vụ. Phần lớn nơng dân ở Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phan Thiết để phía thương lái tự hái quả, phân loại và tính tiền do đa số vườn ở đây có diện tích thu hoạch khá lớn. Ngược lại, nơng dân tại Bắc Bình thường tự mình thu hoạch và chở đến bán cho vựa trung gian (do đầu tư trồng thanh long muộn hơn các huyện trên nên diện tích mỗi vườn cịn nhỏ).

Mặc dù hiện nay Bình Thuận đã có một số doanh nghiệp khá lớn, vừa trồng thanh long (trang trại), vừa thu mua thêm từ bên ngồi và đóng gói, xuất khẩu như Hồng Hậu, Phương Giảng, Lộc Tú… nhưng ít liên kết với nhau. Mỗi cơ sở thu mua có hệ thống thương lái xuống tận vườn giao dịch trực tiếp với nơng dân. Giá thu mua hồn toàn do thương lái áp đặt (thực ra do thương lái phía Trung Quốc quyết định), nơng dân khơng có thơng tin về giá từ tổ chức đáng tin cậy nào. Việc xác định tỷ lệ trái thanh long loại I, loại II chủ yếu dựa trên quan hệ giữa chủ vườn và thương lái nên những nơng dân ít hiểu biết có thể bị thiệt thịi. Ba phần tư nơng dân được phỏng vấn cho rằng cần có một tổ chức đáng tin cậy bảo đảm giá thu mua ổn định trái thanh long. Nhưng đến lượt các doanh nghiệp, khi xuất sang Trung Quốc lại bị thương nhân nước này áp đặt giá.

Một điểm yếu của hoạt động xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang Trung Quốc hiện nay là khi thu mua, mức giá là giá tại thời điểm đó ở cửa khẩu. Mức giá này hồn toàn do thương nhân Trung Quốc đưa ra, các doanh nghiệp xuất khẩu của Bình Thuận khơng có sức mạnh gì trong việc đàm phán giá. Nhưng sau khi thu mua và chở đến biên giới (mất ít nhất 2 ngày) thì bán với giá tại thời điểm đến cửa khẩu. Các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận chưa am hiểu luật kinh tế, khả năng thương thảo hợp đồng còn thấp nên nhiều doanh nghiệp đã bị thiệt thịi khi giao dịch với thương nhân nước ngồi. Khi mua bán với thương nhân Trung Quốc, các doanh nghiệp Bình Thuận thường chấp nhận hình thức biên mậu (tiểu ngạch) của Trung Quốc, các thủ tục hợp đồng mang tính hình thức nên khi có tranh chấp thì thua kiện.

Có thể thấy rằng mơi trường kinh doanh ngành hàng thanh long tại Bình Thuận cịn sơ khai. Việc mua bán diễn ra giống như ở một phiên chợ q, hầu hết khơng có hợp đồng, bảo hiểm.

Nông dân được miễn thuế đất nông nghiệp và thủy lợi phí, chỉ đóng phí duy tu cơng trình thủy lợi (từ 50 – 130 ngàn đồng/1.000 m2/năm, tùy huyện), góp phần giảm chi phí đầu vào. Các vườn thanh long ở khu vực có thổ nhưỡng tốt (như hai xã Tân Thành, Tân Thuận… huyện Hàm Thuận Nam) còn được một số doanh nghiệp xuất khẩu hỗ trợ chi phí trồng theo VietGAP để giành quyền thu mua.

Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu thanh long 30 nhân dân tệ (khoảng 100.000 đồng)/thùng 52 kg. Doanh nghiệp Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu và được hoàn lại thuế giá trị gia tăng (5%) khi xuất khẩu, chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo bà Đào Thị Kim Dung (2014), tổng thuế thu nhập các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận nộp trong 3 năm (2011 – 2013) chỉ 28,449 tỷ đồng là quá thấp, không phản ánh đúng thực tế, làm giảm khả năng hỗ trợ ngành hàng này từ nhà nước.

3.1.2.2. cấu kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tư

Mặc dù thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của cơng nghiệp và dịch vụ, nhưng tỉnh Bình Thuận cũng có một số chính sách hỗ trợ ngành trồng thanh long như quyết định số 03/2010/QĐ- UBND về "Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015" (mà nông sản nhiều nhất là thanh long), quyết định số 14/2011/QĐ-UBND về "Ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho sản phẩm quả thanh long", gần đây nhất là quyết định số 2837/QĐ-UBND được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt ngày 13/11/2013 về đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận… Tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận vẫn chưa có chính sách thu hút đầu tư riêng với ngành cơng nghiệp chế biến thanh long.

Cơ cấu nhóm ngành nơng lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tỉnh Bình Thuận có xu hướng giảm theo chủ trương của tỉnh, từ 30,35% (2005) xuống còn 20,04% (2012). Tuy vậy trong các năm gần đây, mỗi năm riêng trái thanh long đã mang lại hơn 10% GDP. Có vai trị ổn định và chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu kinh

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Dịch vụ Thuế nhập khẩu

Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp và thủy sản khác Trái thanh long

2008 2009 2010 2011 2012 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 PCI cao nhất PCI trung vị PCI thấp nhất PCI Long An PCI Tiền Giang PCI Bình Thuận 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

tế địa phương, lại là sinh kế của hàng chục ngàn nông hộ, cụm ngành thanh long Bình Thuận cần có chính sách cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Hình 3.4. Tỷ phần giá trị thanh long so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế:

Nguồn: Tác giả tính tốn và vẽ theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận (2014) và Niên giám thống kê Bình Thuận 2012.

Theo khảo sát của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ từ năm 2005 đến 2013, hầu hết các năm PCI của Bình Thuận chỉ ở tốp giữa trong tổng số 63 tỉnh thành12.

Hình 3.5. So sánh PCI Bình Thuận (2005 – 2013):

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2014).

So với hai tỉnh cũng trồng nhiều thanh long là Long An và Tiền Giang, PCI hầu hết các năm của Bình Thuận đều bằng hoặc thấp hơn hai tỉnh này. Thực tế đến năm 2014 Bình Thuận mới thu hút đầu tư được hai nhà máy xử lý nhiệt trái cây (thanh long và các loại quả khác) và một doanh nghiệp sản xuất thạch và nước ép thanh long.

3.1.2.3. 3. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ

Thái Lan: Theo World Perspectives, Inc., (2009), ít nhất từ năm 2009, chính phủ Thái Lan đã thêm thanh long (cùng với ổi, bưởi và khoai sọ) vào danh mục nông sản xuất khẩu bên cạnh những trái cây thế mạnh truyền thống như vải, nhãn, xồi, măng cụt, dứa và chơm chơm. Thái Lan đánh giá ưu và nhược của mình qua 5 yếu tố: mùa vụ, vận tải, giá, chất lượng và bảo quản. Họ có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu bất lợi như tránh thu hoạch cùng thời điểm với các đối thủ khác. Theo Nguyễn Xuân Thành (2014), chỉ số năng lực logistic năm 2012 của Thái Lan đạt 3,18, còn Việt Nam là 3,0. Thái Lan xác định rõ chất lượng và phương pháp bảo quản nông sản mới là hai yếu tố then chốt khẳng định vị thế cạnh tranh của mình do việc vận chuyển từ Thái Lan đến Châu Mỹ, Châu Âu xa hơn từ các nước Nam Mỹ, Trung Quốc, làm tăng giá thành.

Hình 3.6. Triển vọng xuất khẩu một số loại trái cây Thái Lan, trong đó có thanh long:

Nguồn: World Perspectives, Inc. (2009, tr. 55) Theo Sở Cơng Thương Bình Thuận (2014), tuy chưa rõ diện tích trồng thanh long đến nay là bao nhiêu, nhưng năm 2011 Thái Lan đã là nước xuất khẩu thanh long nhiều thứ

hai vào thị trường Châu Âu. Thái Lan rất chú ý đến việc xây dựng thương hiệu khi nguồn cung trong nước còn yếu bằng cách nhập thanh long từ Việt Nam, Đài Loan để vừa đáp ứng nhu cầu trong nước (du lịch), vừa dọn đường để xuất khẩu trong tương lai. Với nền nông nghiệp tiên tiến hơn Việt Nam và cùng nằm ở vùng nhiệt đới, Thái Lan hồn tồn có thể trở thành nước xuất khẩu trái thanh long hàng đầu thế giới.

Trung Quốc: Theo Hà Thanh Tú (2014), từ năm 2003 đến nay có đến hàng chục

dự án trồng thanh long có quy mơ vài trăm ha xuất hiện tại các thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam. Bản tin ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Tân Hoa Xã cho biết Trung Quốc xác định trồng thanh long là ngành công nghiệp mới, trong thời gian nhất định phải tạo nên sản lượng thanh long hàng hóa đủ sức thay thế lượng nhập từ Thái Lan và Việt Nam vì thanh long nhập từ Việt Nam giá cao do phải vận chuyển đường dài và quả khơng được ngọt, nhất là thanh long ruột đỏ. Chính phủ Trung Quốc cung cấp thơng tin về thị trường, giá cả… cho người sản xuất trên các trang web chuyên ngành cũng như xây dựng các chợ đầu mối. Không những thế, các trường đại học, các viện nghiên cứu cịn được giao nhiệm vụ giúp các nơng trại trồng thanh long thâm canh, chế biến và quảng bá thương hiệu…

Trong nước: Theo Sở Cơng Thương Bình Thuận (2014), tính đến cuối năm 2011,

cụm ngành thanh long Bình Thuận được Hoa Kỳ khảo sát, đánh giá và cấp 74/109 mã số đơn vị sản xuất (PUC) với diện tích 1.468,98 ha thanh long để xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong khi các địa phương còn lại chỉ được cấp 35 PUC cho 453,77 ha thanh long. Ngoài ra, các doanh nghiệp của cụm ngành thanh long Bình Thuận cũng được Hoa Kỳ cấp 8 trên tổng số 12 mã số nhà đóng gói (PHC). Nơng dân một số địa phương lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu (huyện Xuyên Mộc), Đồng Nai (huyện Long Khánh) và Long An, Tiền Giang bắt đầu chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ, có giá bán cao hơn nhưng ít được trồng tại Bình Thuận. Các địa phương này đều gần trung tâm kinh tế - khoa học là TP.HCM nên có lợi thế về kỹ thuật trồng, xử lý (chiếu xạ, nhiệt), chế biến, vận chuyển và xuất khẩu (đường biển) hơn Bình Thuận.

So với các địa phương trồng thanh long trong nước, cụm ngành thanh long Bình Thuận có nhiều lợi thế hơn, trong đó lớn nhất là lợi thế tự nhiên. Tuy nhiên so với các vùng trồng thanh long ở các nước khác, mà đối thủ rõ nhất là Thái Lan, cụm ngành thanh long Bình Thuận khơng thể hiện được lợi thế rõ rệt nào.

Hộp 3.1. Nhận định của PGS-TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam (nay đã nghỉ hưu) về chất lượng trái thanh long các nước:

Kho so sánh chất lượng thanh long các nước

Lâu nay, ta tự mặc định thanh long Việt Nam có chất lượng tốt nhất, ăn ngon nhất nhưng thực tế chưa có kết quả kiểm định nào chính xác cả. Thanh long Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc cũng có thể trồng đạt chất lượng tốt ngang tương đương. Ngay chính trái thanh long nổi tiếng ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cũng khó so sánh về chất lượng. Vì vậy, thương hiệu mới là cái mà doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam cần tập trung phát triển.

Nguồn: Quang Huy (2013)

3.1.3. 3. Các điều kiện cầu

3.1.3.1.1. Nhu cầu nội địa

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w