Chính sách nâng cao các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 45)

Chương 3 : Phân tích năng lực cạnh tranh

4.2. Khuyến nghị chính sách

4.2.1. Chính sách nâng cao các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

Ngoài lợi thế tự nhiên về điều kiện thổ nhưỡng, các yếu tố khác cấu thành năng lực cạnh tranh của cụm ngành thanh long Bình Thuận đều mới đạt mức trung bình trở xuống, do đó cần có chính sách đẩy mạnh phát triển:

Thứ nhất, hạ tầng mềm: Thúc đẩy nghiên cứu giống mới, kỹ thuật mới. Hiệp hội thanh long Bình Thuận đóng vai trị trung tâm, ghi nhận các nhu cầu giống mới, trở ngại về kỹ thuật, sâu bệnh… để đặt hàng các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp như Viện cây ăn quả miền Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM… lai tạo giống mới, đưa ra giải pháp kỹ thuật và chia sẻ với hội viên. Các trường ở bậc dạy nghề tại Bình Thuận (như Trường Cao đẳng Nghề có khoa Nơng nghiệp) cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc các buổi tọa đàm do các chuyên gia, nông dân nhiều kinh nghiệm đứng lớp, tiến tới thành lập khoa chuyên nghiên cứu về thanh long.

Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long đã có trang web, phải cơng bố liên tục các thông tin về thanh long như giá bán, kỹ thuật… Hiệp hội thanh long Bình Thuận cũng cần lập trang web cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của cụm ngành thanh long tại địa phương.

Thứ hai, hạ tầng cứng: Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 cho thấy đến năm 2015 chỉ mới có 35% số xã có các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa. Thực tế tại Bình Thuận ưu tiên làm trước những con đường "bộ mặt xã", rộng từ 3 m trở lên. Vì vậy UBND các xã (nhất là các xã ở huyện Hàm Thuận Bắc) cần vận động chủ các vườn thanh long có đường nhỏ hơn 3m tự đổ bê tơng các đường này. Khi được phỏng vấn, đa số nông hộ thanh long đều bày tỏ sẵn sàng đóng góp nếu chính quyền xã – là cơ quan có đủ thẩm quyền – đứng ra vận động đóng góp và tổ chức xây dựng.

Bình Thuận là một trong những tỉnh có tiềm năng phong điện lớn nhất cả nước. Hiện tại huyện Tuy Phong đã có một nhà máy phong điện cơng suất 30 MW, nhưng chủ đầu tư khó mở rộng như dự kiến do giá bán thấp. UBND tỉnh Bình Thuận cần kiến nghị Bộ Cơng Thương và Chính phủ có chính sách giá mua điện từ các nhà máy phong điện phù hợp hơn để khuyến khích khai thác nguồn năng lượng này.

Thứ ba, có chính sách tín dụng riêng đối với các dự án trồng thanh long sạch hoặc chế biến sản phẩm từ thanh long. Đối với các dự án này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận phối hợp với các ngân hàng thương mại xây dựng các chính sách tín dụng cho ngành thanh long như có thể thế chấp bằng số cây thanh long, lịch trả nợ vay theo chu trình sinh trưởng của cây thanh long…

Thứ tư, nâng cao vị thế của Hiệp hội thanh long Bình Thuận. Các lãnh đạo Hiệp hội thanh long Bình Thuận đều là những chủ trang trại, chủ doanh nghiệp thu mua lớn, nên cần có quy chế hoạt động minh bạch, dân chủ để tránh tình trạng lợi dụng quyền hạn, thơng tin bất cân xứng để giành lấy phần lợi cho mình. Hiệp hội cần xây dựng quy chế cho hội viên theo hướng tăng quyền lợi được nhận và trách nhiệm tuân thủ khi được kết nạp như được Hiệp hội can thiệp khi gặp khó khăn, đồng thời phải chấp hành các chính sách của Hiệp hội (chẳng hạn về giá, cam kết trồng theo chuẩn GlobalGAP…). Hiệp hội thanh long Bình Thuận cũng cần hướng đến lợi ích chung hơn bằng việc nghiêm túc, quyết tâm liên kết lại thành một liên minh lớn để có sức cạnh tranh tốt hơn trong việc đàm phán giá xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ năm, giá thanh long chính vụ thường thấp hơn nhiều so với nghịch vụ. Vì vậy nơng dân nên giảm năng suất chính vụ để tránh tình trạng "được mùa, mất giá" và bồi dưỡng sức khỏe cây thanh long chờ mùa trái vụ.

Thứ sáu, thương hiệu thanh long Bình Thuận cần tiếp tục được củng cố. Các chương trình quảng bá thanh long Bình Thuận ra nước ngồi phải theo văn hóa riêng từng quốc gia, tránh nội dung chung chung như hiện nay.

Cuối cùng, không để thương lái Trung Quốc thu mua thanh long tại Bình Thuận bằng những biện pháp như kiểm tra hộ chiếu, quản lý lao động nước ngồi.

4.2.2. Chính sách thúc đẩy nông dân trồng thanh long sạch

UBND tỉnh Bình Thuận cần có cơ chế khuyến khích nơng hộ trồng thanh long sạch (thanh long hữu cơ, thanh long đạt GlobalGAP hoặc tiêu chuẩn Hoa Kỳ…) bằng các biện pháp:

Thứ nhất, tác động vào các yếu tố đầu vào. Những diện tích thanh long sạch được ưu tiên về điện chong đèn trái vụ như thời gian cấp điện, lượng điện được cung cấp, ưu tiên hỗ trợ kỹ thuật… Đối với những vườn thanh long nằm ngoài quy hoạch, nếu đạt tiêu chuẩn sạch thì cũng được đưa vào diện tích quy hoạch.

Thứ hai, hướng dẫn, hỗ trợ. Tùy theo năng lực chủ vườn, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long, tư vấn, định hướng, hướng dẫn nông dân trồng thanh long sạch nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể như Châu Âu, Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Hàn Quốc...

Cuối cùng, tạo đầu ra. Đối với diện tích thanh long GlobalGAP hiện tại, Hiệp hội thanh long phân cơng một số doanh nghiệp thu mua, có thể đặt hàng thêm thanh long tại các tỉnh miền Tây Nam bộ để đủ số lượng xuất khẩu sang các nước yêu cầu tiêu chuẩn GlobalGAP. Khi đã tạo được liên kết ổn định giữa cung và cầu sản phẩm GlobalGAP sẽ thu hút nhiều nơng hộ tại Bình Thuận trồng theo GlobalGAP, tạo nguồn cung đủ mạnh với chất lượng cao.

4.2.3. Chính sách phân nhom nguồn cung

Hiệp hội thanh long Bình Thuận cần chia các nhà cung cấp thanh long hiện nay thành từng nhóm khác nhau tương ứng từng phân khúc khách hàng, nhằm phân tán rủi ro và tăng mức độ tinh vi của cụm ngành:

Trước hết, hình thành nhóm tiên phong. Ngành hàng thanh long tại Bình Thuận đã tồn tại hơn 20 năm, qua đó đã chọn lọc được một số nơng dân có tư duy nhanh nhạy, tích lũy nhiều vốn và kinh nghiệm. Nhiều người trong số họ hiện nay đã trở thành chủ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long, chủ trang trại thanh long lớn. Chính quyền và Hiệp hội thanh long vận động những người này gia nhập nhóm dẫn đầu trồng thanh long sạch và hỗ trợ họ (theo chính sách tại mục 4.2.2). Nhóm này sẽ chuyển từ cung ứng sản phẩm thông thường sang sản phẩm cao cấp cho các nước phát triển và đi đầu trong việc đa dạng hóa sản phẩm thanh long.

Đối với nhóm các nơng dân cịn lại chưa đủ trình độ và vốn để trồng thanh long sạch, sẽ tiếp tục cung ứng sản phẩm thông thường cho các nước đang phát triển và cho công nghiệp chế biến. Những người trong nhóm này, sau khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm sẽ gia nhập nhóm tiên phong.

4.3. Hạn chế của luận văn

Trong giới hạn hiểu biết của tác giả và điều kiện thực hiện, luận văn còn một số hạn chế như chưa đề cập đến vấn đề chuỗi giá trị của ngành hàng thanh long Bình Thuận… Những gợi ý chính sách được nêu lên nhưng chưa đi sâu vào chi tiết, chẳng hạn làm thế nào để cải thiện hiệu quả tổ chức, hoạt động của Hiệp hội thanh long Bình Thuận, có thể là vấn đề cần những luận văn sau giải quyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2013), Bài giảng mơn Phát triển vùng và địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

2. Bình Thuận Today (2005), "Tạo thế “chiến lược” cho trái thanh long", Bình Thuận

Today, truy cập ngày 07/10/2013 tại địa chỉ:

http://www.binhthuantoday.com/kte-xhoi-gduc/T%E1%BA%A1o- th%E1%BA %BF-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-cho-trai-thanh- long.html

3. Cục Thống kê Bình Thuận (2005 – 2012), Niên giám thống kê

4. Quang Huy (2013), "Thanh long TQ giành thị trường xuất khẩu", Pháp luật

TP.HCM Online, truy cập ngày 05/4/2014 tại địa chỉ:

http://plo.vn/kinh-te/thanh-long-tq-gianh-thi-truong-xuat-khau-15067.html

5. Văn Nam (2008), "Phí chiếu xạ cao cản trở thanh long vào Mỹ", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 01/02/2014 tại địa chỉ:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/10468/

6. PAPI Việt Nam (2014), Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh: Bình Thuận

7. Phịng Chính sách - Thông tin - Thị trường (2013), "Giá cả thị trường", website Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, truy cập ngày 05/4/2014

tại địa chỉ: http://thanhlong.binhthuan.gov.vn/index.php? mod=newscate&id_theloai=37&id_th eloaitin=97

8. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh

tỉnh Bình Thuận

9. Porter, Michael E. (1998), "Chương 7. Các cụm ngành và sự cạnh tranh", Về cạnh

tranh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

11. Nguyễn Xuân Thành (2014), “Cụm ngành”, Bài giảng môn Phát triển vùng và địa

phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

12. Sơn Trang (2014), “Chóng mặt với giá cước tàu biển”, Nông nghiệp Việt Nam online, truy cập ngày 19/5/2014 tại địa chỉ:

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/123526/Kinh-te/Chong-mat-voi-gia- cuoc-tau-bien.html

13. Trung tâm Công nghệ Thông tin - Sở Tài ngun và Mơi trường Bình Thuận (2007), "Tiềm năng đất đai của tỉnh Bình Thuận", website Trung tâm Cơng nghệ Thông tin, truy cập ngày 24/4/2014 tại địa chỉ: http://binhthuan.org.vn/index.php?

SoTNMTBinhThuan=News&ndt- bt_in=viewst&sid=81

14. Hà Thanh Tú (2014), "Thanh long Bình Thuận: “Đường xa nghĩ nỗi sau này…”",

Báo Bình Thuận Online, truy cập ngày 22/4/2014 tại địa chỉ:

http://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?news_id=65211

15. UBND tỉnh Bình Thuận (2012), "Cơ sở hạ tầng", Cổng thơng tin điện tử tỉnh Bình Thuận, truy cập ngày 19/01/2014 tại địa chỉ:

http://binhthuan.gov.vn/wps/portal/binhthuan/chinhquyen/gioithieu/!ut/p/c5/04_SB 8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gfDxcLQ2MDQ09_Xy9XA0f3ED8nswB3Y7M gU6B8JG55SyMCusNB9uHXD5I3wAEcDfDrDzDR9_PIz03Vj9SPMkeosrAAqbJ wD_E3MjAz9HYy04_MSU1PTK7UL8iNMMgMyAgEAK8Jf4Q!/dl3/d3/L0lJSkl na2shL0lCakFBTXlBQkVSQ0lBISEvWUZOQzFOS18yN3chLzdfTEhEODEzMD FJODhKRTBBOEdUTzIwNjFLQjY!/?PC_7_LHD81301I88JE0A8GTO2061KB6_ WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bt_vi/bt_noi_dung/gioi_thieu/gioi_thieu_ch ung/d3e68f8041003c208c24af5446f9df92&cur_id=b7796c80410ba148b960bb221 2b7bb8b

16. UBND tỉnh Bình Thuận (2013), Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long

Tiếng Anh

17. Bureau Veritas Certification Việt Nam (2014), Quotation for Certification of Good Agricultural Practices GLOBALGAP Ver 4.0-2_Mar2013

18. Fernandez, Rudy A. (2010), "LOS BAÑOS, Laguna, Philippines - Ilocos Norte is aiming to become the “dragon fruit capital” of the Philippines", Phil Star, truy cập

ngày 22/4/2014 tại địa chỉ:

http://www.philstar.com/agriculture/604566/ilocos-norte-set-become-s-dragon- fruit-capital

19. Li, Yang (2013), "This dragon has a nice bite", China Daily Asia, truy cập ngày

22/4/2014 tại địa chỉ:

http://epaper.chinadailyasia.com/asia-weekly/article-1126.html

20. The World Bank (2014), "Inflation, GDP deflator (annual %)", website The World Bank Group, truy cập ngày 18/5/2014 tại địa chỉ:

http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.DEFL.KD.ZG

21. The World Economic Forum (2013), The Global Competitiveness Report 2013 – 2014

22. Vietnam Invest Network Corp. (2014), "Binh Thuan", InvestInVietnam.vn, truy cập ngày 02/6/2014 tại địa chỉ:

http://investinvietnam.vn/report/parent-region/88/130/Binh-Thuan.aspx

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1. Sơ lược về cây thanh long

Thanh long (dragon fruit, pitaya, pitahaya, 火 火火…) là loài cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được một viên chức chính quyền Phan Thiết (Bình Thuận) thời thuộc Pháp đầu thế kỷ XX trồng làm cảnh vì có hoa và quả đẹp. Bình Thuận có khí hậu, thổ nhưỡng gần giống với bản địa nên cây thanh long nhanh chóng thích nghi và dần dần được nhiều người trồng làm cảnh và hàng rào. Khi thấy trái thanh long đẹp và ngon, nhiều người bắt đầu lấy quả bán nhưng lúc đó diện tích trồng và sản lượng chưa đáng kể.

Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của trái thanh long, tuy số liệu giữa các nghiên cứu không giống nhau nhưng đều kết luận trái thanh long chứa nhiều vi chất rất tốt cho sức khỏe con người như giàu vitamin C, khoáng chất, chất xơ...

Nguồn: Tác giả rút gọn từ Binhthuantoday.com

Phụ lục 1.2. Diện tích, sản lượng thanh long Bình Thuận (2011 - 2012): Năm Địa phương Diện tích quy hoạch đến 2015 (ha) 2011 2012 Diện tích Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 2 3 4 5 6 7 Tuy Phong 200 87 924 71 741.6 - 129 Bắc Bình 1.087 633 15.458 1.140 23.100 + 53 Hàm Thuận Bắc 5.000 6.116 99.957 6.334 116.198 +1.334 Phan Thiết 350 396 8.950 235 6.100 - 115 Hàm Thuận Nam 7.350 10.796 263.335 10.827 220.363 + 3.477 Hàm Tân 300 169 1.496 233 2.087 - 67 La Gi 800 396 7.428 548 10.413 - 152 Tánh Linh 0 23 36 31 500 + 31 Tổng cộng 15.087 18.616 397.584 19.419 379.603 4.332

Phụ lục 1.3. Chi phí dịch vụ đào tạo áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP (đối

với vườn thanh long 10ha, năng suất 20 tấn/ha, 3 vụ/năm):

STT Nội dung

Mức chi phí

(đã có thuế giá trị gia tăng 10%) 1 Hợp đồng tư vấn & đào tạo xây dựng tiêu chuẩn GlobalGAP (đối với vườn lần đầu chứng nhận) 66.000.000 đồng

2 Hợp đồng đánh giá chứng nhận 3 năm 205.408.500 đồng

Tổng chi phí xây dựng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đối với

vườn thanh long lần đầu áp dụng 271.408.500 đồng

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên báo giá của Bureau Veritas Certification Việt Nam

Phụ lục 2.1. Danh sách nông dân trả lời phỏng vấn:

STT Tên nông dân Địa chỉ vườn thanh long

Huyện/Thành phố Xã/Thị trấn Thôn/Khu phố

1 Phan Đăng Nguyên Phan Thiết Tiến Lợi Tiến Hưng

2 Huỳnh Văn Phước Phan Thiết Phong Nẫm Xuân Phú

3 Phan Thanh Văn Hàm Thuận Nam Thuận Nam Nam Trung

4 Phan Lý Thanh Tùng Hàm Thuận Nam Thuận Nam Nam Trung

5 Nguyễn Thị Hoa Hàm Thuận Nam Thuận Nam Nam Trung

6 Lý Huynh Hàm Thuận Nam Thuận Nam Nam Trung

7 Nguyễn Sỹ Bộ Hàm Thuận Nam Tân Thành Văn Kê

8 Nguyễn Sỹ Phượng Hàm Thuận Nam Tân Thành Văn Kê

9 Nguyễn Sỹ Ánh Hàm Thuận Nam Tân Thành Văn Kê

10 Ung Ngọc Hải Hàm Thuận Nam Hàm Mỹ

11 Nghiêm Hồng Phúc Hàm Thuận Nam Hàm Mỹ Phú Hưng

12 Triệu Văn Hùng Hàm Thuận Nam Hàm Thạnh Dân Thuận

13 Trần Ngọc Kinh Kha Hàm Thuận Bắc Hàm Thắng

14 Trần Ngọc Đạm Hàm Thuận Bắc Hàm Thắng

15 Trương Văn Lâu Hàm Thuận Bắc Ma Lâm Lâm Hòa

16 Đặng Văn Hịa Hàm Thuận Bắc Hàm Hiệp Đại Thiện 2

18 Đồn Đan Mạch Bắc Bình Phan Thanh Tịnh Mỹ

19 Huỳnh Lơ Bắc Bình Phan Thanh Tịnh Mỹ

20 Nguyễn Văn Thành Bắc Bình Hồng Thái Thái Thành

Phụ lục 2.2. Danh sách các cơ sở thu mua/xử lý thanh long trả lời phỏng vấn:

STT Tên cơ sở Địa chỉ Người trả lời phỏng vấn

1 Doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu Trọng Vũ Minh Hòa, Hàm Minh,Hàm Thuận Nam Ơng Hồng Trọng Vũ – chủ doanh nghiệp 2 Doanh nghiệp thu mua,

xuất khẩu Châu Hải Thịnh

Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc

Bà Châu – chủ doanh nghiệp

3 Doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu Thùy Trang

Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc

Ơng Tơ Kim Lâm – chủ doanh nghiệp

4 Vựa thu mua Huỳnh Thị Liên Sương Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc Bà Huỳnh Thị Liên Sương – chủ vựa 5

Công ty Fine Fruit Asia (xử lý nhiệt và xuất khẩu trái thanh long)

Khu công nghiệp Hàm

Kiệm, Hàm Thuận Nam Ông Peter – Giám đốc

Phụ lục 2.3. Danh sách các tổ chức trả lời phỏng vấn:

STT Tên tổ chức Người trả lời phỏng vấn Chức vụ

1 Sở NN&PTNT Bình Thuận Lê Diệp Bình Chuyên viên Phịng Nơng nghiệp 2 Sở Cơng Thương Bình Thuận Trần Quang Bách Trưởng Phòng Quản lý thương mại

3

Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình

Thuận Đào Thị Kim Dung Giám đốc

4 Hiệp hội Thanh long BìnhThuận Nguyễn Thị Ngọc Thúy Thư ký Hiệp hội 5 Chi cục Bảo vệ thực vật Bình

Thuận Trần Minh Tân Phó Chi cục trưởng

6 Chi cục Thủy lợi Bình Thuận Phạm Văn Tuyền Phó Chi cục trưởng 7 Điện lực Phan Thiết Huỳnh Văn Hóa Trưởng phòng Kinh doanh 8 Viện Cây ăn quả miền Nam Lương Ngọc Trung Lập Phó trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường

Phụ lục 2.4. Danh mục câu hỏi phỏng vấn:

(i) Đối với nông dân:

- Những trở ngại về cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thơng) - Mức đầu tư trung bình 1ha, chi phí bình qn 1 trụ. - Giá bán cho thương lái, vấn đề bị ép giá.

- An toàn vệ sinh (thuốc, phân bón). - Kỹ thuật canh tác.

- Nâng cao chất lượng (VietGAP, GlobalGAP…). - Kiến nghị, đề xuất.

Một phần của tài liệu Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thanh long tỉnh bình thuận (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w