.Tỷ lệ về khả năng chi trả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 29 - 30)

Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tổng tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay Tổng tài sản “Nợ” phải thanh tốn ngay

Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng như sau: tỷ lệ tối thiểu bằng 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo; tỷ lệ tối thiểu bằng 1 (100%) giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay, và tổng tài sản nợ phải thanh toán ngay trong khoản thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo. Tổ chức tín dụng nào khơng duy trì được các tỷ lệ theo quy định nói trên thì rủi ro thanh khoản có khả năng sẽ xảy ra.

1.2.4.2. Trạng thái thanh khoản ròng (NLP)

NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

Trên thực tế, chỉ số này của các ngân hàng luôn ở trạng thái thặng dư hoặc thiếu hụt thanh khoản và cả hai trạng thái này đều có thể gọi là rủi ro thanh khoản, tuy nhiên tùy thuộc vào độ lớn của trạng thái này mà rủi ro thanh khoản có thể xảy ra, cụ thể:

Nếu NLP < 0 nghĩa là ngân hàng đang trong trạng thái thiếu thanh khoản. Nếu thiếu hụt khơng đáng kể, ngân hàng có thể giữ ngun trạng thái này, tuy nhiên phải theo dõi thường xuyên để không bị thiếu hụt nhiều hơn. Nếu thiếu hụt nhiều, ngân hàng cần có các biện pháp khắc phục ngay lập tức để khống chế ngay nguy cơ có thể xảy ra rủi ro thanh khoản.

Nếu NLP > 0 nghĩa là ngân hàng đang trong trạng thái thừa thanh khoản. Nếu thừa khơng nhiều, ngân hàng có thể giữ nguyên trạng thái này. Nếu thừa với số tiền lớn, ngân hàng cần có biện pháp để giảm thặng dư thanh khoản đảm bảo sinh lời cho lượng thanh khoản dư thừa của mình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w