Bảng chi tiêu cơ cấu tiền gửi

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 59 - 60)

Bảng 2 .8 Bảng chỉ số năng lực cho vay

Bảng 2.11 Bảng chi tiêu cơ cấu tiền gửi

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi khơng kỳ hạn 35.584 40.578 46.598 53.518 63.017 Tiên gửi có kỳ hạn 93.315 156.244 201.115 225.849 290.016

H7 31,13% 25,97% 23,17% 23,7% 21,73%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009 - 2013)

Như vậy, chỉ tiêu này càng thấp thì cho thấy ngân hàng càng làm ăn có hiệu quả. Bên cạnh đó, khi chỉ tiêu này thấp cho thấy niềm tin của khách hàng đối với

Vietinbank đang ngày mộtbền vững, các nhu cầu rút tiền không báo trước ngày càng giảm. Theo bảng số liệu, chỉ số này giảm dần qua các năm thể hiện lượng tiền mà ngân hàng phải dự trữ cho các khoản rút tiền không báo trước của ngân hàng đang giảm dần. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng đang có lượng khách hàng truyền thống ổn định và trung thành. Cụ thể, vào năm 2009, chỉ số này bị đẩy lên tương đối cao là do đây là năm đầu tiên sau khủng hoảng, các ngân hàng chạy theo cuộc đua lãi suất tiền gửi, điều này đã đẩy lãi suất leo thang theo từng ngày với đỉnh điểm của năm là 10,5%/ năm khiến một số khách hàng lần lượt rút từ ngân hàng này gửi qua ngân hàng khác với lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, do các cơ chế, chính sách cũng như lượng khách hàng ổn định, trung thành của Vietinbank, chỉ số này đã giảm đều qua các năm theo đúng chính sách của Vietinbank.

Vể tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng do ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro cho các khoản nợ này. Bảng 2.12 cho chúng ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua các năm đi kèm với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 59 - 60)