Điều kiện tự nhiên, kinh tế và nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 36 - 77)

Bảng 2.5 Tỷ lệ chứng từ nộp thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa

địa bàn huyện Krông Nô, Tỉnh ĐắK Nông

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng, có diện tích tự nhiên là 6.514 km2. Nằm ở cửa ngõ Tây Ngun, Đắk Nơng có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Bn Ma Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nơng với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đơng.

Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nơng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đắk

27

Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.

- Địa hình: Đắk Nơng có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa cácnúi cao hùng vĩ, hiểm trở với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. - Điều kiện khí hậu: mát mẻ, ơn hịa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây cơng nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế mạnh của tỉnh.

- Tài nguyên thiên nhiên: có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, với nhiều loại gỗ quý và động vật q hiếm. Tỉnh cịn có tiềm năng về tài ngun khống sản, nhất là khống sản phục vụ cho phát triển cơng nghiệp vật liệu xây dựng. - Du lịch: có nhiều tiềm năng phát triển mạnh với các loại hình đa dạng như du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội v.v.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông, lâm nghiệp, cịn dịch vụ và cơng nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Đời sống dân cư phụ thuộc nhiều vào việc trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều và đậu đỗ các loại. Giá bán nông sản không ổn định. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều năm liên tục xảy ra hạn hán, dịch bệnh kéo dài trên diện rộng làm cho năng suất giảm đáng kể. Cơ cấu kinh tế theo thành phần và ngành kinh tế và mức tăng trưởng của các ngành kinh tế và thể hiện các bảng 2.1 sau:

28

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP huyện Krông Nô giai đoạn 2016-2020

Năm Tốc độ tăng trưởng GDP

2016 15,5%

2017 12,13%

2018 13,53%

2019 12,1%

2020 12,48%

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Nông

Về dân số và lao động: Năm 2020 dân số 700.300 người, trong đó lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 493.000 người.

Tình hình chính trị diễn biến bất thường, xảy ra bạo động, bạo loạn của một số phần tử trong cộng đồng đồng bào dân tộc tại chỗ cũng làm ảnh hưởng xấu đến công tác thu thuế như phải tập trung cán bộ thuế làm công tác dân vận, môi trường đầu tư kém hấp dẫn..

2.2. Nguồn tài nguyên khoáng sản và kết quả thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nơ, tỉnh Đắk Nơng

2.2.1. Nguồn tài ngun khống sản trên địa bàn huyện Krơng Nơ

Ngồi các loại tài ngun rừng, đất, nước… thì Krơng Nơ là huyện có nhiều loại khống sản đa dạng và quan trọng, có loại có trữ lượng rất lớn, theo đó huyện Krơng Nơ có nhiều loại khống sản được phép thăm dị. Cụ thể như sau:

- Đá xây dựng: Có thể nói huyện Krơng Nơ là nguồn cung cấp đá xây dựng chị trường tỉnh Đắk Nông. Các mỏ đá xây dựng được phân bổ dày và rải đều trên nhiều vùng của huyện Krơng Nơ.

- Cát xây dựng: có nguồn cát đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong huyện và cung cấp cho các huyện lân cận. Địa phương có một số mỏ cát được phép khảo sát, thăm dò và khai thác, đây là ưu thế tốt của huyện;

29

Ngoài ra trên địa bàn huyện Krơng Nơ cịn có các mỏ sét, quặng sắt Limonit phụ gia xi măng, vonfram. Mỏ đá cao Silic với trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn. Sét gạch ngói và các loại đá cát sạn xây dựng cũng được phân bố rải rác trên địa bàn huyện Krông Nô đáp ứng nhu cầu trên địa bàn huyện.

2.2.2. Kết quả thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krơng Nơ

Như phần trên đã trình bày, huyện Krơng Nơ khơng phải là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tài nguyên khoáng sản khơng lớn và khơng có nhiều loại tài ngun khống sản có giá trị kinh tế. Tài nguyên tại địa bàn huyện Krông Nô chủ yếu tập trung vào đất, đá, cát và một vài khống sản khác. Cũng chính bởi lẽ đó mà số lượng đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, số lượng đơn vị phải nộp thuế tài nguyên cũng không quá nhiều.

Biểu đồ 2.1. Số lượng doanh nghiệp khai thác tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô.

(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, 2020)

Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp khai thác tài nguyên tăng qua các năm từ 133 doanh nghiệp năm 2018 tăng lên thành 202 doanh

133 183 202 0 50 100 150 200 250

Số lượng doanh nghiệp

30

nghiệp vào năm 2020. Như vậy cho thấy hoạt động khai thác tài nguyên tại địa bàn huyện Krơng Nơ có sự phát triển về các doanh nghiệp khai thác tài nguyên.

Bảng 2.2. Số thuế tài nguyên thu được trên địa bàn huyện Krơng Nơ

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Loại tài nguyên Số thuế tài nguyên thu được

2018 2019 2020 1 Đất 1,531 2,972 4,317 2 Đá 1,148 2,229 3,238 3 Cát 765 1,486 2,159 4 Tài nguyên khác 382 743 1,079 Tổng cộng 3,826 7,430 10,793

(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, 2020)

Thuế tài nguyên là một sắc thuế có số thu nhỏ trên tổng số thu nội địa của tỉnh, thêm nữa số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên là khá ít so với tổng số thu thuế của Chi cục thuế. Tuy nhiên, số thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô cũng tăng đáng kể qua các năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, cụ thể: số thu thuế tài nguyên năm 2019 so với năm 2018 tăng 3,604 tỷ đồng và năm 2020 so với năm 2019 tăng 3,363 tỷ đồng.

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng số thu NSNN từ thuế tài nguyên, ta có thể thấy được cơng tác quản lý thuế tài ngun đã có được những hiệu quả nhất định. Mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, số thu NSNN nội địa có năm cịn giảm so với năm trước, nhưng số thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô vẫn tăng trưởng ở mức cao qua các năm.

2.3. Thực trạng công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Tổng quan về Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, tỉnh Đắk Nơng

31

2.3.1.1. Lịch sử hình thành và nhiệm vụ, quyền hạn

Cùng với sự chia tách và thành lập tỉnh Đắk Nơng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành chi cục thuế khu vực. Từ đó đến nay, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nơ khơng ngừng hồn thiện bộ máy tổ chức, tích cực khắc phục khó khăn, nỗ lực, phấn đấu vươn lên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao. Số thu ngân sách của tỉnh Đắk Nông năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh nhà.

Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Nơng, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn khu vực Cư Jút - Krông Nô theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác.

2.3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô được thiết lập và phối hợp hoạt động theo mơ hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế được thể hiện ở sơ đồ 2.1.

32

(Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô)

Để tổ chức quản lý tốt nguồn thu thuế tài nguyên, Tổng cục Thuế sẽ phải ban hành các quy trình nghiệp vụ để thực hiện. Tuy nhiên do bộ máy tổ chức thu tại cơ quan thuế các cấp chủ yếu theo mơ hình chức năng nên các quy trình quản lý thu thuế không ban hành riêng cho sắc thuế tài nguyên mà được vận hành chung theo chức năng của các quy trình như quy trình xử lý tờ khai thuế; thanh, kiểm tra thuế, quản lý thu nợ thuế,...

Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô trực thuộc Cục Thuế và chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND huyện. Bộ máy Chi cục Thuế được tổ chức theo mơ hình chức năng, gồm:

Chi cục trưởng Đội tổng hợp, nghiệp vụ, dự tốn Đội hành chính, nhân sự, tài vụ Đội trước bạ và thu khác Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân Đội thuế liên xã phường Đội tuyên truyền , hỗ trợ người nộp thuế Đội kê khai, kế toán thuế và tin học Đội kiểm tra, thanh tra thuế Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Chi cục phó

33

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô bao gồm 01 Chi cục trưởng, 03 Chi cục phó (Phó Chi cục trưởng) và 09 đội nghiệp vụ thực hiện quản lý về thuế tại địa bàn huyện Krông Nô, cụ thể như sau:

- Chi cục trưởng và Chi cục phó

Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn huyện Krơng Nơ.

Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Chi cục trưởng phân công phụ trách.

- Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô quản lý.

- Đội Kê khai, kế toán thuế và tin học

Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Kiểm tra và thanh tra thuế

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

34

- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

Thực hiện hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.

- Đội Trước bạ và thu khác

Thực hiện quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ

Thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

- Đội thuế liên xã, phường, thị trấn

Thực hiện quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên …).

Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế hiện đang hoạt động quản lý theo mơ hình chức năng, kết hợp quản lý theo sắc thuế (thuế tài nguyên) và kết hợp quản lý trực tuyến theo quy định của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế tại Quyết định số 110/QĐ-TCT, trong đó: Ban lãnh đạo chi cục gồm 01 Chi cục trưởng và 04 phó Chi cục trưởng.

2.3.2. Lập dự tốn thu thế tài ngun

Chu trình NSNN là trình tự thời gian tiến hành các bước trong việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN theo sơ đồ 2.4.

35

SƠ ĐỒ CHU TRÌNH LẬP DỰ TỐN VÀ QUẢN LÝ THU NSNN

Lập dự tốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Chấp hành dự tốn ngân sách nhà nước Quyết toán ngân sách nhà nước

Sơ đồ 2.4: Chu trình NSNN là trình tự thời gian tiến hành các bước trong việc lập, chấp hành và quyết toán NSNN (năm kế hoạch)

Hàng năm trên cơ sở Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tài chính ban hành các thơng tư hướng dẫn về lập dự tốn thu, chi, Tổng cục Thuế ban hành các Quyết định về hồ sơ dự toán NSNN hướng dẫn các địa phương tiến hành lập dự toán thu, chi cho năm kế hoạch và dự báo cho các năm tiếp theo (thông thường là 5 năm tiếp theo).

Trên cơ sở đó Chi cục Thuế là đầu mối rà sốt, dự báo các nguồn thu có khả năng phát sinh trên địa bàn, chi tiết đến từng xã, phường, thị trấn (bao gồm cả yếu tố tăng trưởng) tham mưu cho HĐND huyện để lập dự toán thu cho năm

Quốc hội Chính phủ Tỉnh, TP Trực thuộc Trung ương Huyện, tương đương Xã, tương đương

36

kế hoạch, căn cứ vào đó HĐND thẩm định phê duyệt và báo cáo với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự kiến nguồn thu, phê duyệt và giao dự toán để thực hiện

Thơng thường cơng tác lập dự tốn cho năm kế hoạch được thực hiện vào tháng 6 của năm trước (lập báo cáo dự tốn thu vịng 1); bảo vệ dự tốn vịng 2 được thực hiện trong tháng 9 trước năm kế hoạch, trên cơ sở số liệu của các địa phương, UBND tỉnh sẽ tiến hành bảo vệ kế hoạch thu, chi với Trung ương, dự toán cuối cùng được giao cho các địa phương thu (Chi cục Thuế) là dự tốn đã được bảo vệ thành cơng với trung ương. Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả phê duyệt của HĐND tỉnh Đắk Nông, Cục thuế Tỉnh Đắk Nông giao kế hoạch thu cho Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô. Đồng thời,

Một phần của tài liệu Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 36 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)