Bảng 2.5 Tỷ lệ chứng từ nộp thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu
7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế Tài nguyên ở một số địa phương
Quá trình quản lý thuế tài nguyên, một số địa phương cấp huyện thuộc phạm vi tỉnh Đắk Nông như huyện Krông Nô, huyện Đắk Glong đã có những kinh nghiệm trong cơng tác QLT tài ngun hầu hết đang được áp dụng một số kinh nghiệm sau:
Hiện nay công tác QLT đã và đang trong quá trình HĐH cả về cơ sở vật chất và chính sách thuế (giai đoạn một từ năm 2010 đến năm 2015; giai đoạn hai từ năm 2015 đến 2020). Đặc biệt công tác cải cách thủ tục hành chính thuế đang ở trong giai đoạn hoàn thiện, mục tiêu của cải cách và HĐH ngành thuế là tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, tinh giản bộ máy thuế, QLT mang tính chất tập trung, với hình thức doanh nghiệp “tự khai, tự nộp - tự chịu trách nhiệm” và cơ quan thuế QLT theo chức năng, rõ ràng, minh bạch và chuyên nghiệp. Khác với trước đây công tác QLT được thực hiện theo hình thức chuyên quản, việc quản lý doanh nghiệp chỉ giao cho một bộ phận phụ trách từ kê khai, đến đôn đốc nợ thuế, kiểm tra quyết tốn thuế… cơng chức thuế có thể kiểm tra doanh nghiệp bằng rất nhiều hình thức, khơng có quy định cụ thể, rõ ràng. Dẫn đến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian cho công tác quản lý mang tính chuyên quản của một bộ phận được giao nhiệm vụ. Từ đó có thể xẩy ra các tiêu cực.
Song song với việc QLT theo chức năng, việc kê khai thuế, tính thuế của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khai thác tài ngun, khống sản nói riêng hết sức đơn giản “tự khai - tự nộp - tự chịu trách nhiệm”, theo đó hàng tháng, hoặc q (tùy theo hình thức khai thuế) doanh nghiệp chỉ nộp một tờ khai theo quy định, không kèm bất kỳ một loại mẫu biểu kèm theo (khác với trước đây: hồ sơ kèm theo tờ khai bắt buộc phải có bảng kê đầu vào, đầu ra). Do đó, để kiểm sốt và nhận biết việc kê khai trung thực hay chưa trung thực của của doanh nghiệp là rất khó khăn, do khơng có cơ sở.
22
Như vậy, để hạn chế tối đa việc khai man để trốn thuế của một số doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phân tích rủi ro. Từ đó kinh nghiệp QLT của một số đơn vị và Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô, dựa trên một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, kiểm tra rủi ro thơng qua hồ sơ khai thuế, có một số biểu hiện chủ yếu:
- Tờ khai thuế nhiều tháng liên tục không phát sinh doanh thu;
- Tờ khai thuế nhiều tháng có số thuế cịn được khấu trừ hoặc đề nghị hoàn thuế (trừ các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản);
- Tờ khai thuế liên tục có doanh số mua vào bằng doanh số bán ra; - Tờ khai thuế có doanh thu đột biến.
Các biểu hiện trên do bộ phận kê khai kế tốn thuế phân tích và xác định rủi ro, chuyển bộ phận kiểm tra để lập kế hoạch kiểm tra bất thường.
Thứ hai, kết hợp kiểm tra thực tế: Việc kiểm tra thực tế chủ yếu thực hiện đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khống sản, cơng tác này địi hỏi phải có sự kết hợp của các ban ngành (hầu hết các Chi cục Thuế trong tỉnh đang duy trì đồn kiểm tra chống thất thu, bao gồm một số đơn vị trong huyện tham gia làm thành viên, 01 phó chủ tịch huyện làm trưởng đồn, cơ quan thuế làm phó đồn trực). Việc phối hợp kiểm tra bao gồm một số nội dung chính:
- Kiểm tra trên khâu lưu thông: Kiểm tra việc vận chuyển hàng hóa, tài ngun, khống sản có chứng từ hợp pháp hay không;
- Kiểm tra tại nơi sản xuất: Lượng hàng tồn kho (rất hiệu quả đối việc kê khai thuế tài nguyên), hàng tồn kho có tương ứng với kê khai thuế tài nguyên không …
- Kiểm tra chỉ số tiêu thụ điện năng của doanh nghiệp khai thác (phối hợp với điện lực sở tại). Nếu điện năng trong tháng tiêu thụ lớn, nhưng kê khai thuế tài nguyên thấp cần phải đặt vấn đề nghi vấn và đưa vào diện kiểm tra rủi ro.
23
Từ kết quả kiểm tra trên, đoàn chống thất thu lập thành văn bản, gửi Chi cục Thuế đề nghị xử lý (nếu có sai phạm).
Những bài học kinh nghiệm rút ra tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô
Qua khảo sát kinh nghiệm ở các địa phương với mục đích tìm hiểu nhừng đổi mới trong phương thức quản lý thuế tạo nguồn thu cho ngân sách đáp ứng yêu cầu của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội cho thấy:
Thứ nhất, để hoàn thành nhiệm vụ Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành lien quan trong công tác thuế, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Thuế tỉnh Đắk Nơng.
Thứ hai, cần rà sốt kê khai, nộp thuế, chống thất thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN ngồi ra cần phải đảm bảo ni dưỡng nguồn thu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và cần linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ ba, cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu của q trình cải cách thuế. Phân cơng các nhiệm vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp thu và quản lý thu thuế.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát. Nâng cao nhận thực của cộng đồng nói chung và của NNT nói riêng, kết hợp với cơng tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các quy trình thu, đối tượng thu, kết quả thu…
Tóm lại, các quy định về quản lý thuế tài nguyên đối được cụ thể hóa ở Luật Quản lý thuế, Luật Thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên nói riêng được thực hiện theo các quy định, quy trình mà tác giả đã nêu ở trên. Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế tài nguyên, chống thất thu, gian lận thuế đòi hỏi cần
24
phải kiểm soát chặt chẽ dựa trên việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế tài nguyên và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về thuế và thuế tài nguyên, cụ thể như khái niệm, đặc điểm và phân loại thuế; Nội dung quản lý thuế tài nguyên như tổ chức bộ máy hành chính quản lý thuế; các phương tiện, cách thức, biện pháp
25
nhằm thực hiện việc điều tiết khai thác sử dụng và thu thuế tài nguyên; Các phương pháp quản lý thuế tài nguyên, như phương pháp hành chính phương pháp thuyết phục, vận động người nộp thuế; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tài nguyên; Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên của các ở một số địa phương; tác giả trình bày ngắn gọn những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu; kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên nói riêng và quản lý thuế nói chung của một số đơn vị và của Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC CƯ JÚT - KRÔNG NÔ