6. Kết cấu của đề tài
1.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những kết quả đạt được
Phần lớn các nghiên cứu trong và ngồi nước về tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn được thực hiện ở những thời điểm và hoàn cảnh cụ thể đã đóng Sự hỗ trợ của nhà quản
lý
Sự tham gia của người sử dụng hệ thống Kiến thức của nhà quản
lý
Sự tham gia của chuyên gia bên ngồi
Tính hữu hiệu HTTTKT
Sự hỗ trợ của nhà quản lý
Sự tham gia của người dùng hệ thống
Kiến thức của nhà quản lý
Môi trường văn hóa doanh nghiệp
Sự tham gia của nhà cung cấp Tính hữu hiệu
góp những thơng tin quan trọng và hữu ích cho lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp. Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước ta có thể nhận thấy các nhân tố: sự tham gia của người dùng, kiến thức của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự tham gia của chuyên gia bên ngồi có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn.
Qua phương pháp khảo cứu lại kết quả của các nghiên cứu trước thì có thể đúc kết một số điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra được tầm quan trọng của hệ
thống thơng tin kế tốn trong việc hỗ trợ ra quyết định và quản trị cơng ty của nhà quản lý. Từ đó cho thấy nhu cầu cần thiết phải nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng một hệ thống thông tin kế tốn hữu hiệu trong các cơng ty hiện nay
Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế
toán trong các DN về cơ bản có thể chia làm 2 nhóm yếu tố: bên trong và bên ngồi doanh nghiệp.
Theo đó các yếu tố có liên quan đến bên trong DN ví dụ như: sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, sự tham gia của người dùng hệ thống, mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin.…Bên cạnh đó là các yếu tố thuộc tác động bên ngoài DN như sự tham gia của chuyên gia bên ngoài. Về cơ bản phần lớn các nghiên cứu đều đi theo định hướng lồng ghép các yếu tố bên trong và bên ngoài DN ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện trên các khu vực địa lý
khác nhau cũng như trong các nền kinh tế khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu của các cơng trình đó đều hướng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thơng tin kế tốn trong các DN.
1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn còn thiếu các khảo sát chỉ ra các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng theo phương pháp định tính và định lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng của hệ thống thơng tin kế tốn. Các nghiên cứu ở nước ngoài về những nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT được thực hiện trong điều kiện cụ thể của từng nước, với mức độ phát triển khác nhau thì cũng có nhiều điểm khác biệt. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước thì chưa có nghiên cứu đi sâu vào đặc thù của các DN dệt may trên địa bàn hoạt động. Do đó, cần có nghiên cứu khám phá các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các DN Dệt may trên địa bàn TP Đà Nẵng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nhóm tác giả đã hệ thống hóa các nghiên cứu đã thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp, qua đó cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu cơng bố có liên quan trong và ngồi nước. Tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện xác định được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT như: sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, sự tham gia của người dùng hệ thống, sự tham gia của chuyên gia bên ngồi, văn hóa doanh nghiệp…
Qua việc hệ thống các nghiên cứu trước đã thực hiện trong chương này, nhóm tác giả thấy có sự thiếu vắng các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam, và các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn thành phố lớn như Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do đó, cần thiết thực hiện nghiên cứu và đo lường các yếu tố tác động đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các Doanh nghiệp Dệt may tại địa bàn TP Đà Nẵng nhằm đưa ra các hàm ý chính sách cho chính các DN Dệt may chính xác hơn. Các kết quả đạt được của Chương 1 sẽ làm tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài NCKH này.