2.2.5 .Không thể tập trung khi nghe
4.2. Một số giải pháp dành cho người học
4.2.1 Tăng thời gian tự học nghe, hiểu
Quá trình “nghe” và “hiểu” được thực hiện khi người nghe chọn lọc và giải thích được những thơng tin thu nhận nhờ cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được thơng điệp của người nói (Hasan A. S., 2000). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng nghe, hiểu là kỹ năng ngơn ngữ quan trọng nhất trong q trình học ngoại ngữ đồng thời là kỹ năng ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, cần nhận được sự chú ý đặc biệt. Rubin và Thompson đã nhấn mạnh: “Con người dành khoảng 60% thời gian của mình để
22
nghe. Hơn nữa, ngồi việc mang lại cho cịn người cơ hội cảm nhận ngôn ngữ, kỹ năng nghe cịn góp phần nâng cao tồn diện khả năng sử dụng ngơn ngữ” (Rubin J. & Thompson I., 1994). Từ đó dễ thấy rằng, việc chú trọng kỹ năng học nghe, hiểu mà cụ thể là nghe, hiểu Tiếng Nhật ngay từ năm nhất là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật cho sinh viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN chỉ gồm 2 tiết/ tuần. Với thời lượng giảng dạy ngắn như vậy, có thể nói việc tự học Tiếng Nhật của sinh viên mới chính là yếu tố quyết định đến trình độ nghe, hiểu của từng bạn. Không chỉ trong Tiếng Nhật, khi học nghe, hiểu bất cứ ngoại ngữ nào, điều mấu chốt cũng đều là người học phải duy trì được việc học, biến việc học nghe, hiểu trở thành thói quen. Vì vậy, sinh viên hãy tạo cho bản thân thói quen học nghe, hiểu mỗi ngày khoảng 30 phút ngồi giờ học. Sinh viên có thể tìm các tư liệu nghe từ nhiều nguồn khác nhau phù hợp với trình độ của mình như trên YouTube, Podcast,... Các sinh viên cũng nên kết hợp hai phương thức nghe, hiểu chủ động, có mục đích và thụ động để ln được tiếp xúc với Tiếng Nhật cả trong và ngoài giờ học.