Luyện tập kĩ năng nghe, hiểu

Một phần của tài liệu Nhóm 6 khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 29)

2.2.5 .Không thể tập trung khi nghe

4.2. Một số giải pháp dành cho người học

4.2.2. Luyện tập kĩ năng nghe, hiểu

4.2.2.1. Chuẩn bị sẵn Từ vựng, Ngữ pháp

Chương trình giảng dạy kỹ năng nghe, hiểu Tiếng Nhật cho sinh viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN sử dụng sách giáo trình 「みんなの日本語 - 聴解タスク 25」. Cuốn sách này là một phần trong bộ sách sơ cấp 1 (từ bài 1 – 25) dành riêng cho kỹ năng nghe. Tại mỗi bài trong giáo trình chính sẽ tương ứng với 1 bài nghe trong 「みんなの日本語 - 聴解タスク25」. 「みんなの日本語 - 聴解タスク25」 được biên soạn để hỗ trợ người học trong quá trình học 25 bài đầu tiên trong sách. Do đó cấu trúc, nội dung, bố cục, từ vựng, hán tự, ngữ pháp tồn bộ chương trình của cuốn sách luyện nghe này ln theo sát từng bài trong giáo trình 「みんなの日 本語」. Vì vậy, việc chuẩn bị từ vựng của mỗi bài trước khi thực hành nghe, hiểu là vô cùng quan trọng nhằm giúp người học ngoài việc tăng cường kỹ năng nghe, có thêm cơ hội củng cố từ vựng, hán tự và những mẫu ngữ pháp đã học trong giáo trình.

Đối với kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (JLPT), việc nắm chắc những từ vựng, ngữ pháp cơ bản của trình độ tương ứng là vơ cùng quan trọng. Sinh viên cần chủ động trang bị cho bản thân vốn từ vựng, ngữ pháp qua nhiều dạng bài khác nhau để có thể áp dụng vào bài thi nghe, hiểu hiệu quả.

23

4.2.2.2 Dựa vào những từ khóa để nắm được nội dung bài nghe

Mới đầu, việc nắm bắt từ khóa khi nghe Tiếng Nhật đối với những người mới học cịn rất khó nhưng khi đã tiếp xúc với Tiếng Nhật một thời gian, đã nghe và luyện tập nhiều lần một chủ đề nào đó, các sinh viên sẽ cảm nhận và nắm bắt được nhanh chóng tần suất xuất hiện của các từ khóa, từ đó giúp hiểu chắc nội dung bài nghe đang đề cập tới vấn đề gì.

4.2.2.3 Nghe các liên từ có trong bài

Liên từ là những từ có chức năng nối các mệnh đề hoặc liên kết các câu với một quan hệ ngữ nghĩa nào đó hay liên kết các thành phần cùng loại của câu cũng như các vế của câu ghép. Ví dụ như:「しかし」、「なぜなら」、「すなわち」、 「また」、「なお」、「あるいは」、「けれど」…Vị trí của các liên từ vơ cùng đa dạng và có thể linh hoạt tùy theo mục đích của người nói. Các liên từ cũng có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Sinh viên khi nghe cần phải tập trung để hiểu được liên từ được sử dụng trong băng nghe, trong đoạn hội thoại là gì. Từ đó, sinh viên mới có thể nắm được quan hệ ngữ nghĩa giữa 2 vế trong 1 câu, giữa các câu văn với nhau trong cùng một đoạn cũng như giữa các đoạn văn với nhau.

4.2.2.4 Làm quen với các dạng bài Nghe, hiểu

Theo khảo sát chúng tơi thu được, có tới 71/153 sinh viên năm nhất khóa QH2021 cho rằng 問題3 –(概要理解) là phần khó nhất khi làm phần nghe, hiểu trong kỳ thi JLPT. Vì vậy, trong kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (JLPT), việc nắm vững các dạng bài hay xuất hiện sẽ giúp sinh viên có tâm lý vững vàng hơn, khơng bị lạ trước các dạng bài nghe khác hoàn toàn so với những gì được học ở trường. Thơng

24

thường, một đề thi N5 sẽ gồm 4 bài (問題) với những nội dung và yêu cầu khác nhau:

課題理解 (Yêu cầu hiểu được nội dung chủ đề của đoạn nghe)

Để hoàn thành dạng bài tập này tốt sinh viên phải hiểu được các yêu cầu của câu hỏi, chỉ thị từ đề bài. Ở phần này sinh viên sẽ phải nghe rõ xem câu hỏi hỏi nhân vật trong đoạn nghe sẽ làm gì đầu tiên (まず) hoặc sau đó (このあと) và chủ thể là ai (con trai (男の人) hay con gái (女の人), ...). Các phương án lựa chọn được in dưới dạng chữ hoặc có tranh trong đề thi nên cần phải vừa nhìn tranh vừa tập trung nghe. Đầu tiên, sinh viên sẽ được nghe 1 đoạn ngắn giải thích tình huống và dạng câu hỏi, sau đó là nghe nội dung chính của bài, rồi tiếp tục nghe lại câu hỏi một lần nữa và lựa chọn đáp án đúng từ các phương án có trong đề thi.

Để có thể lựa chọn được đáp án đúng, sinh viên cần nghe và xác định được yêu cầu đề bài, chủ thể thực hiện hành động và nếu trong bài có xuất hiện các câu nhờ vả, sai khiến thì cũng cần phải lưu ý cả các câu đó. Sau đó, sinh viên sẽ bắt đầu suy nghĩ có nên đồng ý với các chỉ thị và các đề xuất đưa ra hay không. Trong trường hợp có nhiều việc cần làm, sinh viên cũng nên suy nghĩ việc ưu tiên trước trong số đó là việc nào.

ポイント理解 (Yêu cầu hiểu được quan điểm người nói)

Là dạng bài tập mà sinh viên sẽ phải nghe và chú ý tới những điểm được thể hiện trong câu hỏi ở phần đầu như là cảm xúc của người nói, mục đích, lý do của sự việc. Các phương án lựa chọn cũng được in sẵn trong đề thi. Trước khi nghe sẽ có thời gian để đọc qua các phương án này. Đầu tiên sinh viên sẽ được nghe giải thích tình huống và câu hỏi, sau đó sẽ có một khoảng thời gian ngắn để đọc phương án lựa chọn trong đề thi, bắt đầu nghe bài, rồi nghe lại câu hỏi 1 lần nữa và lựa chọn đáp án từ các phương án đã cho.

Để hồn thành dạng bài này một cách chính xác nhất, trong lúc nghe, sinh viên cần phải chú ý tới những phần có xuất hiện các từ giống với các phương án lựa chọn – hay còn gọi là từ đồng nghĩa. Sau đó hãy suy nghĩ về điều người nói muốn thể hiện trong câu trả lời (khẳng định hay phủ định). Đặc biệt, cũng có một số bài nghe sau khi một nhân vật đã đồng ý với điều mà nhân vật cịn lại nói thì đưa thêm ý kiến khác hay đưa thêm thơng tin khác nhằm đánh lừa người nghe. Do đó, sinh viên cần phải hết sức hãy chú ý tới những thông tin bổ sung này để không bị nhầm lẫn trong việc lựa chọn đáp án.

25

概要理解 (Yêu cầu hiểu được nội dung khái quát của bài nghe)

Với dạng bài này, sau khi nghe sinh viên phải hiểu được ý đồ của người nói cũng như điều đang được nói đến một cách tổng thể. Trước khi nghe sẽ khơng có câu hỏi trước. Q trình làm bài bắt đầu từ khi sinh viên được nghe giải thích tình huống, sau đó nghe nội dung bài thi. Tiếp theo là nghe câu hỏi và các phương án lựa chọn rồi chọn đáp án đúng.

Để hoàn thành bài nghe này một cách hiệu quả, sinh viên cần phải nắm bắt được chủ đề, hiểu một cách tổng thể nội dung. Khi bắt đầu câu chuyện, có nhiều trường hợp sẽ cho biết chủ đề trước nên hãy chú ý tới cách diễn đạt của bài nghe. Sau đó hãy vừa dự đốn nội dung vừa nghe kỹ phần sau để xác định được điều mà người nói muốn nói.

即時応答 (Yêu cầu hiểu cách diễn đạt lời nói trong một tình huống cụ thể)

Trong dạng bài này sinh viên sẽ vừa xem vừa nghe câu hỏi và phần giải thích tình huống. Sau đó nghe 3 đáp án và chọn câu nói đúng nhất với vị trí là người được đánh dấu mũi tên trong tranh.

Để chọn được đáp án đúng, sinh viên cần phải nghe phần giải thích tình huống thật kỹ để xác định tình huống đó là tình huống gì: cho phép, nhờ vả, đề nghị giúp đỡ hay chào hỏi thơng thường. Sau đó nhìn vào các đáp án để xem xét từng câu xem người nói hay người nghe phải thực hiện hành động. Đối chiếu cả 2 sẽ tìm ra được đáp án chính xác.

Một phần của tài liệu Nhóm 6 khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)