Áp dụng các phương pháp, phần mềm

Một phần của tài liệu Nhóm 6 khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 39)

2.2.5 .Không thể tập trung khi nghe

4.2. Một số giải pháp dành cho người học

4.2.3. Áp dụng các phương pháp, phần mềm

4.2.3.1. Phương pháp Shadowing

‘Shadowing’ là phương pháp chủ yếu dùng trong rèn luyện kỹ năng Dịch cabin, tức là dịch song song với người nói. Phương pháp này cũng phát huy hiệu quả khơng ít đối với việc luyện nghe, nói bởi người học sẽ phải cố gắng nghe và lặp lại đuổi theo người nói như một “cái bóng – shadow” và bắt chước giống hệt cách phát âm, ngữ điệu của người nói.

Mặc dù đây chỉ là phương pháp tạm thời trong trường hợp người học khơng có cơ hội giao tiếp thực tế với người Nhật, song khi áp dụng, kỹ năng nghe có thể tăng lên rõ rệt. Không những thế, trong q trình nghe và bắt chước câu nói, người học cịn học được cách phát âm chuẩn và ngữ điệu của người Nhật một cách tự nhiên nhất có thể.

Để đạt hiệu quả cao nhất, việc chọn nội dung thực hành phù hợp với trình độ và mang tính thực tiễn cao là yêu cầu tối quan trọng. Ở trình độ sơ cấp, các bạn sinh

26

viên năm nhất có thể thực hành với các đoạn hội thoại trong 「みんなの日本語」 theo từng chủ đề mình đang học, sẽ dễ nhớ bài hơn. Ban đầu, các bạn cần chọn đoạn audio chậm, phù hợp với tốc độ của bản thân hoặc có thể cài phần mềm giảm tốc độ của bài nói xuống.

Trước khi luyện tập, các sinh viên có thể khởi động bằng việc shadowing phần từ vựng. Như thế, vừa làm quen với từ, vừa có bước đệm cho phần sau. Khơng ít bạn sinh viên thuộc và hiểu từ vựng nhưng lại nghe khơng được từ đó, chính là bởi phát âm sai và khơng quen với âm thanh đúng của từ vựng ấy.

Trong những buổi đầu của quá trình thực hành, bạn cần ngắt từng câu, từng đoạn ngắn để tránh việc nản chí vì dài và khó. Đầu tiên, sinh viên nghe qua một lần, có thể lặp lại nếu được. Sau đó, kiểm tra lại với bản lời thoại để xác nhận mình khơng nghe sai. Khơng lặp lại âm thanh đã nghe một cách máy móc, mà phải hiểu ý, hiểu từ, hiểu ngữ pháp. Cố gắng đọc đúng phát âm và ngữ điệu như những gì đã nghe rồi dần dần cố đọc trôi chảy và cùng tốc độ với người nói. Sau cùng là khơng cần nhìn lời thoại mà có thể nói tự nhiên ngay sau khi âm thanh bật lên. Khi thực hành, các bạn cũng nên tưởng tượng tình huống thực tế để dễ dàng áp dụng sau này.

4.2.3.2. Phương pháp nghe thụ động

Phương pháp nghe thụ động là phương pháp mà người học sẽ nghe ngoại ngữ trong vơ thức, khơng có chủ đích rõ ràng. Sinh viên khơng cần tập trung để nghe từng từ, từng chữ được phát ra. Mục đích chính của luyện nghe thụ động là giúp người nghe làm quen với một ngôn ngữ mới (âm tiết, trọng âm và ngữ điệu). Ngồi ra, nó cịn giúp ghi nhớ sâu hơn những từ mà các bạn đã biết trước đó.

Sau đây là một số hình thức mà bạn có thể áp dụng để luyện nghe Tiếng Nhật thụ động.

Một số nghiên cứu cho rằng, người học có thể cải thiện kỹ năng ngơn ngữ của mình bằng cách luyện nghe Tiếng Nhật thụ động trong giấc ngủ. Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các âm thanh này và làm quen với chúng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nghe trong khoảng một giờ đồng hồ để không ảnh hưởng tới giấc ngủ của sinh viên vì tiếng ồn trong khi ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nghe Tiếng Nhật khi ngủ có thể tạo thói quen buồn ngủ mỗi khi nghe sau này.

Ngồi hình thức luyện nghe, hiểu trong khi ngủ, với những bạn học ngoại ngữ, hình thức luyện nghe qua các bài hát cũng được chứng minh là có hiệu quả. Khi nghe nhạc, bạn sẽ cho phép đầu óc mình được thư giãn. Đây là cơ hội tốt để não bạn làm quen với Tiếng Nhật, tránh tình trạng mệt mỏi hay làm việc quá sức. Có thể chọn bài

27

hát bạn u thích và học thuộc nó. Thậm chí hát theo nếu được vì nó cịn giúp cải thiện phát âm của bạn rất tốt.

Bên cạnh đó, có thể luyện kỹ năng nghe, hiểu qua xem phim. Khi xem phim khơng có phụ đề, các sinh viên sẽ tập trung vào những âm thanh được phát ra hơn khi có phụ đề. Hãy tìm cho mình một bộ phim có nội dung nhẹ nhàng với các câu thoại đơn giản. Hãy xem lại nhiều lần để quen với từ vựng và ngữ điệu mà diễn viên dùng nhé.

Nhìn chung, nghe thụ động thích hợp cho người mới học Tiếng Nhật với mục đích muốn làm quen dần với một ngôn ngữ mới mà không chịu quá nhiều áp lực về thời gian vì cách luyện nghe Tiếng Nhật thụ động là hình thức của “mưa dầm thấm lâu”. Tuy nhiên, không phải cứ nghe nhiều rồi đến một ngày sinh viên sẽ nghe, hiểu được câu từ đó. Từ mới, ngữ pháp mới sẽ vẫn là mới nếu khơng chủ động lắng nghe và tìm hiểu.

4.2.3.3. Sử dụng các ứng dụng, kênh nâng cao kỹ năng Nghe, hiểu a, Ứng dụng:

Voiky được thiết kế để tối ưu hóa việc học Tiếng Nhật - Anh - Trung thông qua các video thú vị được biên soạn kỹ lưỡng. Ứng dụng gồm có các tính năng như: ghi âm, shadowing và luyện tập với các dạng bài: Flashcards, trắc nghiệm, nối từ, điền vào ơ trống, luyện nói. Voiky có hàng nghìn video với nội dung đa dạng từ tin tức báo, những mẩu anime ngắn, video ca nhạc, TED talk, nấu ăn,...phù hợp với tất cả người học từ mọi trình độ. Mỗi video đều có phụ đề Tiếng Nhật và Tiếng Việt, đi kèm là giải thích từ vựng khó ngữ pháp khó ở mỗi câu và cịn cho phép người xem có thể điều chỉnh tốc độ nói tùy ý.

Todai Easy Japanese News là một ứng dụng được thiết kế phù hợp với mọi trình độ từ N5 - N1 để sinh viên có thể vừa học nghe, hiểu Tiếng Nhật, vừa có thể cập nhật vốn từ vựng cũng như những thông tin mới nhất về các lĩnh vực trong đời sống. Mỗi video đều có phụ đề Tiếng Nhật và Tiếng Việt, đi kèm là giải thích từ vựng khó ngữ pháp khó ở mỗi câu rất chi tiết và có thể điều chỉnh tốc độ nói, lựa chọn giọng nói của video. Ngồi ra ứng dụng cịn có chế độ ngoại tuyến giúp người học có thể nghe các tin tức sự kiện mà khơng cần có mạng. Từ đó tạo cơ hội cho người học có thể tiếp xúc với giọng điệu Tiếng Nhật mọi lúc mọi nơi.

28

b, Kênh YouTube:

JapanesePod101: Đặc biệt phù hợp với những người mới bắt đầu, Learn Japanese with JapanesePod101.com là kênh YouTube có đầy đủ các chủ đề giảng dạy, từ ngữ pháp, từ vựng đến đọc hiểu, giao tiếp. Người hướng dẫn thường là người Nhật bản xứ, giúp sinh viên tăng khả năng nghe, hiểu và phát âm chuẩn xác hơn. Ưu điểm lớn nhất của kênh này là sự đa dạng nội dung giảng dạy, với nhiều video phân tích những khía cạnh hết sức thú vị của Tiếng Nhật nói riêng và văn hóa Nhật nói chung như các cụm từ dùng khi gọi điện thoại, nói chuyện về âm nhạc, hay cách xin lỗi, chỉ đường tự nhiên…

c, Podcast:

Podcast là một chương trình âm thanh mà sinh viên có thể nghe trên các ứng dụng và có thể đăng ký, có thể tải về. Podcast cũng được hiểu như một chương trình radio với một chủ đề cụ thể bao gồm nhiều tập được xuất bản liên tục, định kỳ được một người (hay một nhóm) tạo ra và tải lên trên các ứng dụng như iTunes, Spotify... Nghe podcast cải thiện đáng kể thành tích các bài nghe của người học ngoại ngữ (Alla V. Naidionova & Oksana G. Ponomarenko, 2018). Đối với việc học Tiếng Nhật dành cho người mới bắt đầu, việc học qua podcast là một phương pháp tương đối hiệu quả bởi tính trực quan của nó. Vì là đài radio, lại được dẫn dắt bởi người bản xứ, nên sinh viên có thể vừa luyện nghe vừa có thể học được cách phát âm một cách chuẩn nhất cũng như tìm hiểu thêm về các ngữ cảnh khi nói chuyện, từ đó sử dụng Tiếng Nhật một cách tự nhiên hơn. Dưới đây là một số kênh Podcast phù hợp dành cho người mới bắt đầu học Tiếng Nhật:

Let’s talk in Japanese: là một podcast do một giáo viên người Nhật tên Tomo tạo ra. Là một giáo viên, ông hiểu rõ những khó khăn của người học ngoại ngữ nên những bài giảng của ông thường dùng cấu trúc đơn giản, dễ nghe. Những bài nói ngẫu nhiên được gắn nhãn từ N5 - N1 phù hợp với mục tiêu của học viên nhiều cấp độ, đôi lúc là ngữ pháp, đôi lúc là giới thiệu phim, hay những chủ đề nho nhỏ thú vị. Thời lượng của mỗi Podcast trung bình từ 10 - 15 phút.

Let’s learn Japanese from Small Talks!: Podcast này phù hợp với các sinh viên muốn làm quen thêm với phong cách hội thoại của người Nhật. Với những bài nói chuyện đậm chất đời thường về những chủ đề gần gũi, các sinh viên sẽ cảm thấy như đang nghe một người bạn kể chuyện ngay bên cạnh.

29

KẾT LUẬN

Qua q trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy vấn đề nghe, hiểu Tiếng Nhật đối với sinh viên năm nhất ĐHNN, ĐHQGHN đã và đang là một trong những vấn đề cần nhận được sự quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vấn đề này vẫn chưa thực sự được giải quyết triệt để, các đối tượng gặp phải vấn đề này, đặc biệt là sinh viên năm nhất ĐHNN, ĐHQGHN chưa tiếp cận được các giải pháp tiên tiến, cụ thể và hiệu quả.

Đề tài đã bước đầu nghiên cứu được những thực trạng phổ biến, nguyên nhân và đặc biệt là những khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng Nhật đối với sinh viên năm nhất trường ĐHNN, ĐHQGHN. Chúng tôi cũng đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể với từng đối tượng nhằm hạn chế ảnh hưởng của những khó khăn đó. Cụ thể, thầy cơ và nhà trường cần đẩy mạnh sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy; tăng cường tìm kiếm, cải thiện nguồn tài liệu trao đổi; lắng nghe và phân tích khách quan khả năng nghe, hiểu nói riêng và khả năng tiếp thu bài giảng nói chung của sinh viên. Mặt khác, chính bản thân sinh viên cũng nên trau dồi khả năng tự học, khả năng tiếp cận các nguồn tri thức liên quan; chú trọng tìm kiếm nguồn động lực và phương pháp học tập phù hợp. Ngồi ra, chúng tơi cũng đã xây dựng một số giải pháp mang tính khả thi cao với mục đích mở rộng nghiên cứu, đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả nghiên cứu đối với từng đối tượng.

Chúng tôi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với giảng viên, sinh viên năm nhất nói riêng và sinh viên ĐHNN, ĐHQGHN nói chung. Rất mong rằng, trong tương lai gần, kỹ năng nghe, hiểu tiếng Nhật sẽ được cải thiện đáng kể; thêm vào đó, q trình học tập tiếng Nhật của sinh viên ĐHNN, ĐHQGHN sẽ từng bước phát triển và đạt kết quả tốt đẹp.

30

Tài liệu tham khảo

• Alla V. Naidionova, & Oksana G. Ponomarenko . (2018). Use of podcasting technology to develop students’ listening skills.

• Anderson, Anne, & T. L. (1988). Listening. Oxford: Oxford University Press.

• Basri, M. R. (2019). The Effect of Motivation, Concentration and Vocabulary Mastery on Students’ Listening Skill in Japanese Classroom. In Proceedings of

the International Conference on Education, Language and Society.

• Basri, M. R. (2020). The Relation of Vocabulary Mastery towards the Japanese

Language Listening Skills of Riau University Students.

• F. Pellegrino, F. Coupộ, & Franỗois Christophe Egidio Marsico. (2011, 9 14). Across-Language Perspective on Speech Information Rate. Semantic Scholar. RetrievednfromnSemanticnScholar:https://www.semanticscholar.org/paper /Across-Language-Perspective-on-Speech-Information-Pellegrino-

Coup%C3%A9/aef898b6cf9409240ee6bef675b1120032396a10

• Field, J. (2008). Listening in the language classroom. Cambridge: Cambridge

University Press.

• Plonsky, L. (2011). The effectiveness of second language strategy instruction: A meta-analysis,. Language Learning.

• Renukadevi, D. (2014). The Role of Listening in Language Acquisition, the Challengesn&nStrategiesin.nRetrievednfromnhttp://www.ripublication.com

/ijeisv1n1/ijeisv4n1_13.pdf.

• Rubin J., & Thompson I. (1994). How to be a more successful language learner. Heinle & Heinle Publishers.

• S, H. A. (2000). Learners' perceptions of listening comprehension problems.

Language, Culture and Curriculum, 137-153.

• Silvia Basri, M. R. (2020). The Relation of Concentration towards the Japanese

Language Listening Skills on Students of Riau University. Getsempena English

Education Journal. doi:https://doi.org/10.46244/geej.v7i2.1260

• Văn, T., & Nguyễn , Đ. V. (1997). Từ điển tiếng Việt.

• Yến, Đ. (2015, 1 6). Kỹ năng nghe, hiểu trong tiếng Anh, những khó khăn và

biệnnphápnkhắcnphục.nRetrievednfromnUcan:https://www.ucan.vn/thu-

vien/ky-nang-nghe-hieu-trong-tieng-anh-nhung-kho-khan-va-bien-phap- khac-phuc-3494.html

31

PHỤ LỤC (BẢNG HỎI)

1. Bạn học tiếng Nhật bao lâu rồi?  <3 tháng

 3 - 12 tháng  >12 tháng

2. Trình độ tiếng Nhật của bạn hiện tại đang là?  N5

 N4  N3  N2  N1

3. Trung bình điểm mơn nghe trong các kỳ thi của bạn là khoảng bao nhiêu?  0 - < 3

 3 - < 5  5 - < 8  8 - 10

4. Thời gian bạn tự học nghe mỗi ngày là bao lâu?  Không học

 <45 phút  45 - 90 phút  90 - 150 phút

32  > 150 phút

5. Ngoài việc học nghe trên lớp, bạn thường học nghe - hiểu tiếng Nhật qua những kênh nào?

 Chỉ học nghe, hiểu trên lớp  Phim ảnh và các show giải trí  Nghe nhạc

 Podcast

 Tài liệu ôn thi năng lực JLPT

6. Bạn có thói quen ghi chú khi học nghe, hiểu khơng?  Có

 Không

7. Bạn thường hiểu nội dung các bài nghe khoảng bao nhiêu %?  < 40%

 40% - 60%  60% - 80%  80% - 100%

8. Bạn đã tham gia kì thi đánh giá năng lực tiếng nhật JLPT bao giờ chưa?  Rồi

 Chưa

9. Theo bạn, đâu là dạng bài nào khó nhất?

 1. 課題理解 (Yêu cầu hiểu được nội dung chủ đề của đoạn nghe )

33

 3. 概要理解 (Yêu cầu hiểu được nội dung khái quát của bài nghe)

 4. 即時応答(Chọn cách trả lời phù hợp với câu hỏi trong một tình huống

cố định )

10. Những khó khăn bạn thường gặp phải khi học nghe tiếng Nhật là gì?  Khơng bắt kịp tốc độ của người nói

 Hạn chế về vốn từ vựng, ngữ pháp  Kỹ năng nghe, hiểu chưa tốt

 Không nắm được cấu trúc câu (chủ ngữ, vị ngữ,…)  Không thể tập trung khi nghe

 Môi trường nghe không đảm bảo

 Khơng có nguồn nghe, tài liệu nghe chất lượng (giọng địa phương,...)  Thiết bị nghe (loa, tai nghe)

 Chưa tìm ra phương pháp học nghe - hiểu phù hợp  Khác

11. Bạn thấy những phương pháp học nghe mình đang sử dụng có mức độ hiệu quả như thế nào? (Đối với những phương pháp chưa từng sử dụng, vui lòng tick vào ô "Chưa sử dụng") Phương pháp Chưa sử dụng Khơng hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Chuẩn bị sẵn Từ vựng, Ngữ pháp      Dựa vào những từ khóa để

tóm tắt lại bài nghe

34 Nghe các liên từ có trong

bài

    

Làm quen với các dạng bài Nghe, hiểu      Phương pháp Shadowing      Phương pháp nghe thụ động (podcast, phim ảnh, nhạc)      Sử dụng các ứng dụng nâng cao kỹ năng nghe, hiểu

    

12. Ngoài những phương pháp trên, bạn cịn sử dụng phương pháp nào khác khơng?

13. Đâu là những thay đổi mà bạn muốn nhằm cải thiện chất lượng dạy và học kỹ năng nghe, hiểu ở trường?

Đối với sinh viên:

 Xem trước bài

 Không nên nghe bài ở nhà trước khi đến lớp  Nên nghe bài ở nhà trước khi đến lớp

 Mở rộng hoạt động giao lưu với người Nhật  Đầu tư cơ sở vật chất (tai nghe, đài, loa,..)  Tăng thời gian học nghe, hiểu

 Tham khảo nhiều giáo trình học nghe, hiểu khác  Chăm chỉ làm thêm bài tập

35  Khác

Đối với giảng viên và nhà trường:

 Tăng thời gian học nghe, hiểu

 Tổ chức hoạt động ngoài giờ học (có sự tham gia của giáo viên người Nhật)  Hướng dẫn kĩ hơn về kỹ năng nghe, hiểu

 Cung cấp nhiều giáo trình học nghe, hiểu khác  Tăng lượng bài tập

 Trước khi nghe, đưa ra các từ vựng và câu hỏi liên quan đến chủ đề nghe

 Sau khi nghe, cho sinh viên nghe lại và dừng băng lại ở những nơi có nội

Một phần của tài liệu Nhóm 6 khó khăn trong học tập kỹ năng nghe, hiểu tiếng nhật của sinh viên năm nhất khóa QH2021 trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)