Hiện trạng thu gom CTR phát sinh từ chợ, trung tâm thương mại

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM và đề XUẤT BIỆN PHÁP cải THIỆN (Trang 34)

Tại trung tâm thương mại, theo khảo sát của em thì có bố trí 2 thùng rác, hằng ngày sẽ có cơng nhân của Cơng ty đô thị đến thu gom. Tỷ lệ thu gom tại những nơi này khá cao, thường đạt khoảng 90%.

Tuy nhiên, tại khu vực các chợ trên địa bàn huyện Núi Thành, theo ghi nhận của em vấn đề rác thải được chất thành đống bốc mùi hôi thối, làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường diễn ra thường xun. Do khơng bố trí hoặc bố trí khơng đủ thùng rác tại những nơi này để người dân bỏ vào, rác được gom thành đống dồn tới cuối ngày công nhân mới đến thu gom nên càng gây ơ nhiễm hơn (Hình 22).

Hình 22. Rác thải chất thành đống gây bốc mùi hôi thối tại huyện Núi Thành

Theo báo cáo của Phòng TNMT huyện Núi Thành, CTR tại các bệnh viện trên địa bàn được quản lý rất chặt chẽ, như được thể hiện qua Hình 23. Cơng tác thu gom và phân loại CTR nguy hại tại nguồn từ bệnh viện rất khắt khe và tỷ lệ thu gom tại đây thường xuyên đạt trên 98% (5). Loại hình CTR nguy hại này được chỉ đạo, giám sát mang đi tiêu hủy riêng. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ra mơi trường.

Tuy nhiên, trong q trình quan sát tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tình trạng bệnh nhân vứt bơng băng có dính máu vào sọt rác sinh hoạt hay vào bồn hoa vẫn cịn diễn ra, điều này gây ơ nhiễm mơi trường khu vực xung quanh bệnh viện, tiềm ẩn nguy cơ phát tán bệnh tật. Và có trường hợp bắt gặp tình trạng xilanh, kim tiêm đã qua sử dụng tại bênh viện được cơ sở phế liệu thu mua.

Hình 23. Thu gom CTR y tế tại cơ sở bệnh viện và các trạm y tế

* Tần suất thu gom

Tại bệnh viện, CTR sau khi được phân loại, được giao lại cho Công ty Môi Trường Đô thị Quảng Nam thu gom với tần suất 1 ngày 1 lần. Sau khi thu gom, rác thải sẽ được chở về nơi xử lý (tại lị đốt CTR cơng nghiệp nguy hại công suất 240 kg/h tại xã Tam Xuân II).

Tại các trạm y tế, CTR sau khi được phân loại, nếu rác thải nào không phải chất thải nguy hại sẽ được đổ vào thùng rác như rác thải sinh hoạt. Cịn những thành phần nào mang tính nguy hại sẽ được đưa đi xử lý riêng như kim tiêm, ống chuyền máu

Chi phí thu gom theo hợp đồng rác thải tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu theo quy định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 19/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định mức thu phí vệ sinh trên địa bàn huyện Núi Thành 300.000 đồng/m3 rác.

Với chất thải rắn phát sinh từ cơ quan, trường học: Đặc thù CTR từ ngn này có thành phần tái chế cao, các loại chất thải có thể tái chế này thường được thu gom riêng và bán cho các cơ sở thu gom. CTR sinh hoạt không thể tái chế được thu gom cùng với CTR SH từ các hộ gia đình, với tần suất khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực cụ thế. Tỷ lệ thu gom CTR từ khu vực này cao, luôn trên 98% (theo Báo cáo của Phòng TNMT huyện Núi Thành).

II.4. Hiện trạng thu gom CTR phát sinh từ cơng trình xây dựng, phá hủy

Tỷ lệ thu gom CTR trong xây dựng, phá hủy hiện tại khơng ước tính được cụ thể, điều này cũng cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan quản lý. Các phế thải từ các cơng trình xây dựng, phá hủy chủ yếu là đất, đá, sỏi, bê tơng, gạch ngói vỡ… Một phần chất thải này được người dân tận dụng lại để san lấp nền hoặc tận dụng xây lại, tuy nhiên phần lớn hơn thường bị đổ thải trộm bừa bãi ra những bãi đất trống xung quanh mà khơng có sự cho phép của cơ quan quản lý. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan mơi trường xung quanh.

Hình 24. Các phế thải từ cơng trình xây dựng

II.5. Hiện trạng thu gom CTR phát sinh từ các hoạt động công nghiệp

Tại KCN Nam Chu Lai, lượng CTR sinh hoạt thải từ công nhân sẽ được gom vào

các thùng chứa và được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt từ khu dân cư, sau đó vận chuyển đến bãi rác Tam Nghĩa.

Rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp được chia thành 2 loại là nguy hại và không nguy hại, loại không nguy hại sẽ được các cơng ty, nhà máy khuyến khích,

hướng dẫn tái sử dụng. Với các rác thải hết khả năng có thể tái sử dụng sẽ được các đơn vị sản xuất hợp đồng với cơng ty thu gom riêng để xử lí.

Với CTR nguy hại, sau khi được phân loại tại nguồn thì từng cơ sở, xí nghiệp hợp đồng riêng với Công ty MTĐT Quảng Nam thu gom, vận chuyển và đốt tại bãi rác Tam Xuân II hoặc chôn tại bãi rác Tam Nghĩa. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân Tam Quang, vào những ngày chuyển gió, lốp xe thải bỏ từ khu công nghiệp bị đốt trộm gây ơ nhiễm khơng khí rất nặng nề cho khu vực (6). Điều này chứng tỏ công tác thu gom, xử lý và giám sát các chất thải nguy hại còn rất nhiều lỗ hổng cần xử lý.

II.6. Hiện trạng thu gom CTR phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp

Qua thực tế nhận thấy CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành chưa có hệ thống thu gom và xử lý riêng biệt, hầu hết rác thải có thành phần hữu cơ phát sinh được người dân tận dụng ủ phân hoặc đốt để lấy tro bón cây. Ngồi ra, CTR từ hoạt động chăn ni được nhiều hộ gia đình dùng làm phân bón cây trồng hoặc có thể làm nhiên liệu đốt cho hầm biogas.

Hình 25. Bao bì, vỏ chai thuốc BVTC vứt ngổn ngang ngồi đồng

Đối với CTR nơng nghiệp nguy hại như bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV, thuốc trừ

Bảng 10 tổng hợp mức độ phát thải và thu gom CTR các loại trên địa bàn tồn huyện Núi Thành. Qua đó ta thấy tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt là rất thấp, thông tin về tỷ lệ thu gom các loại CTR có nguồn gốc khác khơng được quản lý đầy đủ. Rác thải từ nguồn là các cơng trình xây dựng, nhà máy, phân xưởng và các hoạt động nơng nghiệp đều khơng có số liệu cụ thể rõ ràng, điều này phần nào chứng tỏ công tác quản lý CTR trên địa bàn còn rất lỏng lẻo, hiệu quả đạt được thấp.

Bảng 10. Tổng khối lượn g thu gom XST T

Nguồn phát thải Tổng lượng phát thải(tấn/ngày)

Lượng rác thu gom (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) 1 Hộ dân cư 127.426 72.6 48.8%

2 Bệnh viện, cơ quan, trường học

3.204 3.15

98%

3 Chợ, trung tâm giải trí,

trung tâm 21.4 19.26 90%

thương mại

4 Cơng trình xây dựng, phá

hủy Khơng có số liệu Khơng có số liệu 5

Nhà máy, phân xưởng sản xuất, các cơ sở cơng nghiệp

50 Khơng có số liệu

6 Hoạt động nơng nghiệp 0.04 Khơng có số liệu

Tổng 202.07 95.01 (trừ rác cơng

trình và nơng nghiệp)

III. Hiện trạng xử lý CTR tại huyện Núi Thành

Cũng như tại các địa phương khác, trên địa huyện Núi Thành vẫn áp dụng ba phương pháp phổ biến hiện nay để xử lý rác, đó là đốt, chơn lấp và tái chế - tái sử dụng. Con đường đi của rác sau Hình 24. Sơ đồ cách xử lý CTR tại các cơ sở y tế tại huyện Núi Thành thu gom được thể hiện qua Hình 24.

Hình 26. Sơ đồ cách xử lý CTR tại các cơ sở y tế tại huyện Núi Thành III. Phương pháp đốt

Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các loại rác thải nguy hại như rác thải y

tế, rác thải công nghiệp nguy hại và một số loại rác thải sinh hoạt mang tính nguy hại khác (Hình 27). Do có lựa chọn về thành phần như vậy nên trên thực tế, phương pháp này chỉ xử lý được một lượng rác vô cùng nhỏ so với tổng lượng rác thải phát sinh ra ngồi mơi trường(8). Tuy nhiên, các lị đốt tại đây rất thơ sơ, đơn giản dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm lây lan do phát thải khí độc hại ra mơi trường bên ngồi. Ngồi ra, các lị đốt như vậy có thể chưa xử lý triệt để các chất thải, các mầm móng gây bệnh dễ dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

III.1. Phương pháp thu hồi, tái chế - tái sử dụng

Được các nơi thu gom phế liệu áp dụng rộng rãi đối với một số loại rác thải có khả năng tái chế dễ dàng như chất thải nhựa, kim loại, giấy vụn,… Do đặc điểm thành phần rác thải, lượng chất thải có thể tái chế này chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng lượng phát thải. Cụ thể:

Tuần hoàn trực tiếp: hộp, chai lọ súc rửa sạch được các cơ sở sản xuất, tái chế phế vật phẩm sử dụng bán lại cho các hãng sản xuất nước uống để tái sử dụng, giấy vụn sạch có bán lại cho các cửa hàng dùng để gói đồ.

Thu hồi vật liệu: giấy, kim loại, nhựa các loại, thủy tinh vụn, vải, sợi... Phần lớn giấy vụn được bán cho các cơ sở tái chế giấy để sản xuất giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh, giấy vàng mã, phế liệu nhôm sẽ được bán lại cho các cơ sở nấu nhôm để tái sản xuất nguyên liệu nhơm bán thành phẩm, bao bì ni lơng, nhựa phế liệu được các cơ sở tái chế thu gom để sản xuất các sản phẩm khác.

Chất thải sau khi được thải ra từ các hộ gia đình thì được các hộ gia đình tách ra để bán cho người thu mua phế liệu, sau đó cịn được người nhặt rác lượm tiếp ở đường phố và ngay tại các bãi rác và được thể hiện ở hình 26 dưới đây.

Hình 28. Hình ảnh cơ sở thu mua phế liệu

III.2. Phương pháp chôn lấp

Là phương pháp chính nhằm xử lý phần lớn CTR thu gom được. Trên địa bàn huyện Núi Thành, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam là đơn vị chịu trách nhiện chính thu gom, tập kết và vận chuyển CTR về bãi rác Tam Xuân II và Tam Nghĩa để xử lý, chủ yếu theo phương thức chơn lấp.

Quy trình chơn lấp tương đối đơn giản (Hình 29), khi rác được tập kết về bãi sẽ cho vào hố rác và đóng lớp chơn lấp sau khi đã được phun hóa chất cần thiết. Sau khi đóng bãi có thể hồn thổ mặt bằng và trồng cây xanh, sử dụng cho nhiều mục đích

khác.

Hình 29. Qúa trình chơn lấp rác

Bãi rác Tam Xn II và Tam Nghĩa là bãi chôn lấp rác thải tại huyện Núi Thành, Quảng Nam được đầu tư xây với diện tích hơn 20ha gồm 2 hố chơn lấp được đưa vào sử dụng từ năm 2005. Theo thiết kế, bãi chôn lấp đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6696:2009 về Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ mơi trường Bộ Tài ngun và Mơi trường. Q trình chơn lấp được tăng cường xử lý bằng nhiều phương pháp đồng bộ như: tăng cường đất phủ, phun phế phẩm khử mùi hôi, thuốc diệt côn trùng trong điều kiện thời tiết xấu không để ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhằm bảo vệ môi trường, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước ngầm, nước rỉ rác chảy ra kênh mương gây ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh. Tuy nhiên, trên thực tế, bãi rác này không đạt tiêu chuẩn, cộng với thời gian hoạt động đã lâu nên đã và đang gây ra rất rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường cho khu vực này cũng như khu vực lân cận (hình 30). Nước rỉ rác từ bãi rác đã ngấm xuống tầng nước ngầm phía dưới và lan tỏa đi nhiều nơi, phía trên mặt, nước rỉ rác cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Toàn bộ khu vực bãi rác và xung quanh vô cùng ô nhiễm, hôi thối, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và sinh hoạt của người dân nơi đây. Nhiều cuộc tập trung biểu tình của người dân để phản đối sự tồn tại của bãi rác đã diễn ra, gây bất ổn xã hội.

Hình 28. Nước rỉ rác và bãi rác Tam Nghĩa

IV. Kết luận

Kết quả khảo sát của em cho thấy việc quản lý CTR ở huyện Núi Thành còn một số tồn tại lớn, cụ thể như sau:

1. Cơng tác quản lý cịn chồng chéo. 2. Chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn.

3. Công tác thu gom, vận chuyển CTR các loại chưa hiệu quả, đạt tỷ lệ rất thấp. 4. Việc giám sát cơng tác thu gom cịn lỏng lẻo, chưa có chế tài xử lý các vi phạm của người dân trong việc phát thải bừa bãi.

5. Công tác xử lý CTR sau thu gom cịn rất nhiều tồn tại, chưa có cơng nghệ xử lý hiện đại. Cơng nghệ chôn lấp hiện tại lạc hậu, bãi chôn lấp không đạt chuẩn, quá tải và quá lâu, gây ô nhiễm trầm trọng cả trên bề mặt lẫn tầng nước ngầm phía dưới.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆNI. Nguyên nhân của những tồn tại I. Nguyên nhân của những tồn tại

Các nguyên nhân tồn tại trong quản lý CTR trên địa bàn huyện Núi Thành như đã được chỉ ra trong nội dung IV của chương 4, cụ thể như sau:

1. Năng lực của nhân sự quản lý các cấp còn hạn chế 2. Chưa có chính sách phân loại rác tại nguồn

3. Ý thức cộng đồng còn rất kém nên hiện trạng phát thải bừa bãi còn rất phổ biến 4. Chưa đầu tư công nghệ xử lý rác hiện đại

5. Nhân sự phục vụ cơng tác thu gom CTR cịn thiếu 6. Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom cịn thiếu

7. Kinh phí phục vụ cơng tác thu gom, vận chuyển, xử lý sau thu gom cịn thiếu 8. Phí thu gom và xử lý sau thu gom còn chưa hợp lý, vẫn cịn có sự cào bằng giữa các hộ gia đình mà khơng thu theo lượng rác phát thải

9. Chưa có chế tài nghiêm khắc xử lý các vi phạm trong việc phát thải bừa bãi Dưới đây là sơ đồ tổng hợp các tồn tại, nguyên nhân tồn tại và giải pháp đề xuất:

Năng lực nhân sự quản lý các cấp cịn hạn chế

Thực hiện các chương trình giáo dục, nâng cao trình độ nhân sự

Phân cấp QL CTR cịn chồng chéo

Hình 31. Biểu đồ tổng hợp các tồn tại nguyên nhân và giải pháp

44

NGUYÊN NHÂN

II. Mô tả chi tiết các biện pháp đề xuất

II.1. Thực hiện các chương trình giáo dục, nâng cao trình độ nhân sự

Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các cán bộ đảm trách nhiệm vụ quản lý chất thải rắn trên địa bàn khơng được đào tạo chính thống, do đó trình độ chuyện mơn của các cán bộ này là rất thiếu, việc đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ là vô cùng cần thiết, việc này cần phải tổ chức thường xuyên. Lĩnh vực môi trường là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực trong cơng tác quản lý do đó bên cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn thì việc tăng cường bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ cán bộ quản lý cũng là một yêu cầu cấp bách và được thực hiện thường xuyên.

Khó khăn trong lĩnh vực này là cịn hạn chế về trình độ vì thế nên đội ngũ này cũng cần được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.

II.2. Bổ sung thêm chính sách phân loại rác tại nguồn

Việc áp dụng các công nghệ hiện đại để xử lý CTR sau thu gom chỉ có thể thực hiện được nếu ta phân loại rác tại nguồn một cách triệt để. Theo thành phần rác thải em đề xuất phân loại CTR tại nguồn thành 3 loại là: hữu cơ, vơ cơ và CTR có thể tái

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM và đề XUẤT BIỆN PHÁP cải THIỆN (Trang 34)