2020.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt
3.3.4. Thay đổi cơ cấu tổ chức cũng nhƣ tƣ duy quản lý, điều hành
Công tác quản trị ngân hàng tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thƣớc đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trƣớc biến động của nền kinh tế. Không những thế, hoạt động của ngân hàng tác động đến sản lƣợng của nền kinh tế bởi lẽ các ngân hàng huy động và phân bổ tiết kiệm của xã hội.
Do xuất phát phát điểm thấp, thu nhập của các NHTMCP Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các dịch vụ truyền thống, những chiến lƣợc trong kinh doanh của các nhà quản trị ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc phát triển mạnh các hoạt động này. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nhà quản trị phải thay đổi để phát triển. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng quản trị, điều hành, cũng nhƣ tổ chức lại ngân hàng là một trong những hoạt động thiết thực. Mơ hình tổ chức của một số NHTMCP Việt Nam hiện nay thích hợp trong điều kiện hoạt động với qui mô nhỏ, mức độ tập trung quyền lực cao. Khi một NHTMCP có qui mơ ngày càng lớn với số lƣợng chi nhánh ngày càng nhiều, khối lƣợng và tính chất cơng việc ngày một phức tạp hơn thì mơ hình tổ chức nhƣ vậy sẽ bộc lộ những hạn chế, nhất là trong việc tổ chức và bố trí các phịng nghiệp vụ cả ở cấp trung ƣơng và chi nhánh hiện đang phân cấp quản lý theo loại hình nghiệp vụ, chƣa chú trọng quản lý theo thị trƣờng và đối tƣợng phục vụ. Vì vậy, việc tổ chức lại theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả đang là đòi hỏi đối với cả các ngân hàng lớn cũng nhƣ các ngân hàng quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực quản trị, đặc biệt là năng lực quản trị nội bộ, quản trị rủi ro, chú trọng nâng cao chất lƣợng kiểm soát nội bộ, kịp thời đối phó ngăn chặn những rủi ro là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.