Các vấn đề cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóan thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Chương 1 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.2 Các vấn đề cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận

2.2.1 Động lực của hành vi quản trị lợi nhuận:

Hành vi quản trị lợi nhuận không phải là hoạt động có tính rủi ro cao. Những rủi ro của các giám đốc là ảnh hưởng đến danh tiếng của họ và liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận. Do đó, các cơng ty chỉ thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận khi lợi ích mang lại sẽ cao hơn những rủi ro và các chi phí có liên quan.

Theo S.Verbruggen, J.Christaens, and K.Milis (2008), có 5 động cơ cho hành vi quản trị lợi nhuận: thị trường chứng khoán, tiết lộ/che giấu các thơng tin, chi phí liên quan đến pháp luật, làm cho giám đốc điều hành có cái nhìn tốt, và những động cơ bên trong

a. Động cơ về thị trường chứng khốn

Có một số động cơ liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận, một trong số đó là thị trường chứng khốn. Sự tương tác giữa các số liệu kế tốn và thị trường chứng khốn có thể thúc đẩy việc quản lý theo hướng quản trị lợi nhuận. Mặc dù tập trung vào các công ty niêm yết có vẻ hợp lý và tự nhiên, chúng ta phải nhớ rằng phần lớn các nghiên cứu quản trị lợi nhuận được cơng bố trên tạp chí đã được xem xét, dựa trên dữ liệu của Mỹ. Các nền kinh tế Mỹ được biết đến với sở hữu rộng rãi của nó và thị trường chứng khoán lỏng và hiệu quả. (Cormier et al., 2000) Trong một số quốc gia khác, có những cơng ty ít niêm yết và các công ty thuộc sở hữu tư nhân thiết lập các mức độ. Chúng ta phải xem xét thực tế là trong những quốc gia, có thể có lý do quan trọng khác để quản trị lợi nhuận (như tránh đánh thuế) mà không được dưới sự chú ý của các nhà nghiên cứu khác nhiều.

Đầu tư vào các cổ phiếu có thể là một hoạt động kinh doanh mạo hiểm. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thường dựa trên các quan điểm, dự báo của các nhà phân tích thị trường chứng khốn để đặt một danh mục đầu tư có khả năng thành cơng. Một số bài báo nghiên cứu được dành riêng để tìm ra lý do tại sao các nhà

quản lý cố gắng để đáp ứng hoặc vượt ngồi mong đợi cũng như để tìm kiếm bằng chứng phù hợp với quản trị lợi nhuận.

Để đáp ứng, hay vượt mức dự báo, nhà quản lý thường thực hiện quản trị lợi nhuận. Payne và Robb (2000) kết luận rằng, càng được nhiều sự đồng tình từ các nhà phân tích, thì động lực để đáp ứng mức dự báo càng mạnh mẽ hơn. Nếu kết quả lợi nhuận dưới mức dự báo thì nhà quản lý sẽ thực hiện quản trị lợi nhuận tăng lên. Nếu kết quả lợi nhuận trên mức dự báo thì nhà quản lý có thể lựa chọn giữa việc quản trị làm giảm lợi nhuận (nhằm tiết kiệm cho những hoạt đọng khác), hoặc sẽ không thực hiện quản trị lợi nhuận.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, hành vi quản trị lợi nhuận được thực hiện trong một số tình huống trong thị trường chứng khốn cụ thể, chẳng hạn như khi bán cổ phiếu ra công chúng (Ducharme et al., 2001), và khi phát hành thêm cổ phiếu (Shivakumar, 2000). Ngược lại với hành vi phát hành cổ phiếu, thì hành vi mua lại cổ phiếu cũng là cách để quản trị lợi nhuận. Vafeas et al (2003) tìm thấy bằng chứng cho rằng các nhà quản lý làm cho lợi nhuận giảm thơng qua các khoản trích trước trước khi mua lại cổ phiếu. Bens et al (2003), cho rằng giám đốc điều hành của công ty sử dụng mua lại cổ phiếu như một công cụ quản trị lợi nhuận khi lợi nhuận dưới mức cần thiết để đạt được sự tăng trưởng mong muốn trên mỗi cổ phiếu.

b. Tiết lộ/che giấu thông tin

Rosner (2003) đã kiểm tra liệu các công ty không tham gia vào quản trị lợi nhuận và thay đổi tài khoản hàng năm của họ để che giấu cuộc đấu tranh tài chính của họ hay khơng. Nếu khơng có ngay lập tức đo lường kết quả về giá cổ phiếu hoặc mức lương CEO, Rosner đã cho thấy sự tồn tại của quản trị lợi nhuận có thể chỉ đơn giản là che giấu thơng tin. Đơi khi thật sự khó khăn cho các doanh nghiệp để đưa ra những mục tiêu trong hoạt động kế tốn của mình để tham gia thị trường. Shane và Stock (2006) tìm thấy bằng chứng về thực tế là các nhà phân tích khơng nhận ra sự thay đổi trong lợi nhuận như một kế hoạch thuế tối ưu. Khi thị trường khơng nhìn

thấy thơng qua hình thức quản trị lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bị xử phạt cho kế hoạch thuế của họ.

Tucker và Zarowin (2006) cũng làm sáng tỏ về các cuộc thảo luận xem liệu rằng các nhà quản lý quản trị lợi nhuận của họ cho lợi ích riêng hay để cải thiện thông tin. “Chúng tôi nghiên cứu thực nghiệm cho rằng một ảnh hưởng quan trọng của các nhà quản lý khi sử dụng báo cáo tài chính là để tiết lộ thêm thơng tin về thu nhập trong tương lai của các công ty và lưu chuyển tiền tệ.”

c. Chi phí liên quan đến pháp luật:

Tiếp theo việc thay đổi báo cáo tài chính để ảnh hưởng đến ý kiến và quyết định của cổ đơng, cơng ty cũng có thể quản trị lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu cho các bên liên quan khác khi sử dụng báo cáo tài chính. Các quy định và pháp luật thuế của Chính phủ, khi họ sử dụng các báo cáo tài chính, như là yếu tố để được phân tích như là nguồn gốc của hành vi quản trị lợi nhuận.

Động cơ này có giá trị cho cơng ty có lợi nhuận nhiều hơn / ít hơn để thốt khỏi sự can thiệp của chính phủ. Haw et al (2005) đã nghiên cứu quản trị lợi nhuận ngày càng tăng ở Trung Quốc như là một phản ứng với quy định của chính phủ yêu cầu tối thiểu là 10% lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho các công ty muốn phát hành trái phiếu hay chào bán cổ phiếu. Johnston và Rock (2005) đã nghiên cứu hành vi quản trị làm giảm lợi nhuận ở các doanh nghiệp bị đe dọa bởi các luật Superfund. Khi số liệu kế toán được dùng làm các căn cứ tính thuế, thì biện pháp quản trị lợi nhuận càng áp dụng nhiều hơn nhằm tránh số tiền thuế (Monem, 2003).

d. Tạo cái nhìn tốt về giám đốc

Có 2 bài nghiên cứu đưa ra bằng chứng về hành vi quản trị lợi nhuận khi có sự thay đổi của CEO (Godfrey et al., 2003) hoặc khi các CEO về nghỉ hưu (Reitenga and Tearny, 2003). Một giám đốc điều hành mới có thể thực hiện nhằm giảm lợi nhuận trong năm của sự thay đổi và quản trị lợi nhuận tăng lên trong những năm

tiếp theo. Những CEO nghỉ hưu thì cố gắng quản trị làm tăng lợi nhuận giúp tạo danh tiếng cho họ.

e. Những động cơ trong nội bộ

Cuối cùng, chúng ta tổng hợp các động cơ thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận mà khơng ảnh hưởng đến các đối tượng bên ngồi (như cổ đơng, chính phủ, hay cơng đồn), mà trong nội bộ cơng ty. Trong một cơng ty, quản trị lợi nhuận giúp thay đổi báo cáo tài chính, hoặc để cấu trúc lại các giao dịch nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về hoạt động.

Leone và Rock (2002) đã nghiên cứu phương pháp dồn tích của một số đơn vị kinh doanh trong các bộ phận của một công ty đa quốc gia lớn ở Bắc Mỹ để nghiên cứu tác động của tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông đối với quản trị lợi nhuận. Bằng chứng của họ là phù hợp với tỉ lệ này, có nghĩa là ‘ngân sách thay đổi phản ứng lại với sự thay đổi của năm trước về ngân sách, và sự thay đổi lớn hơn phương sai'. Họ thử nghiệm này trong một môi trường lợi nhuận tạm thời và vĩnh viễn. Giả thuyết rằng dưới ảnh hưởng của tỷ lệ vốn cổ phần, nhà quản lý sẽ chọn sử dụng phương pháp dồn tích bất ngờ làm lợi nhuận giảm xuống khi động cơ quản trị lợi nhuận tạm thời được hỗ trợ bởi bằng chứng thực nghiệm của họ.

Murphy (2001) đã kiểm tra mối quan hệ giữa bản chất của các tiêu chuẩn năng suất trong hợp đồng quản trị lợi nhuận. Ông kết luận rằng các công ty sử dụng các tiêu chuẩn xác định bên ngồi (tức là khơng bị ảnh hưởng bởi những người tham gia như các tiêu chuẩn của nhóm đồng đẳng, tiêu chuẩn cố định hoặc chi phí vốn) là ít có khả năng quản trị lợi nhuận hơn so với những công ty sử dụng các tiêu chuẩn nội bộ (mục tiêu ngân sách, năm trước, các tiêu chuẩn chủ quan).

2.2.2 Cơ sở của hành vi quản trị lợi nhuận–cơ sở dồn tích: a. Kế toán theo cơ sở tiền:

Đây là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở thực thu – thực chi tiền. Theo phương pháp này, doanh thu và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền.

Kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền. Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, kế toán theo cơ sở tiền hiện nay chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đặc biệt là theo phương pháp trưc tiếp).

Kế tốn theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thơng tin trong BCTC. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu-chi tiền được xác định chính xác, cụ thể, khơng phụ thuộc vào ư muốn chủ quan của nhà quản lư doanh nghiệp.

b. Kế tốn theo cơ sở dồn tích:

Ngược lại với kế toán theo cơ sở tiền, kế tốn theo cơ sở dồn tích là phương pháp kế tốn dựa trên cơ sở dự thu – dự chi. Đây là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp. Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán (VAS 01): “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền, hoặc tương đương tiền”.

Theo Dự thảo Chuẩn mực chung,kế tốn dồn tích phản ánh các giao dịch, sự kiện về các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ tại kỳ phát sinh ngay cả khi là các khoản thu và các khoản chi phát sinh trong một kỳ khác. Việc phản ánh này là quan trọng vì các thơng tin và sự thay đổi về các nguồn lực kinh tế và các nghĩa vụ nợ của đơn vị báo cáo giúp việc đánh giá kết quả của đơn vị báo cáo tốt hơn là

những thông tin chỉ về các khoản thu và chi tiền trong kỳ đó.Thơng tin về kết quả kinh doanh của đơn vị báo cáo trong kỳ hữu ích cho việc đánh giá khả năng tạo tiền trong quá khứ và tương lai của đơn vị. Các thơng tin đó thể hiện sự gia tăng trong các nguồn lực kinh tế và khả năng tạo tiền thuần thông qua các hoạt động của đơn vị báo cáo mà không phải là việc bổ sung trực tiếp các nguồn lực từ các nhà đầu tư và chủ nợ.

Bên cạnh những ưu điểm, kế tốn theo cơ sở dồn tích đơi khi khơng tn thủ theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận các khoản thu và chi khơng dựa vào dịng tiền tương ứng thu vào hay chi ra, mà dựa vào thời điểm phát sinh giao dịch, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý kiến chủ quan của người kế tốn.

Như vậy, do khoản thu và chi có thể được ghi nhận khi chưa được thu hay chi, dẫn đến vấn đề quan trọng ln cần phải xem xét, đó là doanh thu và chi phí đã thực sự phát sinh chưa, và nếu đã phát sinh rồi thì đã được ghi nhận chưa. Việc ghi nhận doanh thu chi phí trong trường hợp này có thể chịu ảnh hưởng của quyết định chủ quan của nhà quản lý. Đây chính là cơ hội cho nhà quản lý muốn thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các giao dịch không bằng tiền nhằm đạt được các mục tiêu nào đó.

2.2.3 Các kỹ thuật quản trị lợi nhuận

Theo Verbruggen at al (2008), trong khi phần lớn các nghiên sử dụng phương pháp dồn tích khơng điều chỉnh (bằng cách sử dụng mơ hình Jones (1991), hoặc một thủ tục tương tự để ước tính các khoản dồn tích dự kiến, so sánh với những phương pháp dồn tích thực tế và sử dụng sự khác biệt như là một đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận), thì một số nghiên cứu khác xác định một cách thức khác để phát hiện hành vi trên.

Verbruggen cho rằng có 4 kỹ thuật gồm: (1) quản trị lợi nhuận thơng qua dồn tích các đối tượng cụ thể (liên quan đến một tình huống cụ thể, một ngành cơng nghiệp cụ thể hay một chuẩn mực kế tốn cụ thể), (2) quản trị lợi nhuận thông qua

phân bổ chi phí hay doanh thu, (3) quản trị lợi nhuận thơng qua công bố thông tin, (4) quản trị lợi nhuận thông qua các hoạt động thực tế

a. Quản trị lợi nhuận thơng qua dồn tích các đối tượng cụ thể

Việc sử dụng phýõng pháp dồn tích cụ thể để quản lý các khoản lợi nhuận thýờng gắn với một tình huống cụ thể, một ngành công nghiệp cụ thể hoặc một chuẩn mực kế toán cụ thể. Những nhà nghiên cứu hýớng sự chú ý của họ cho một khoản dồn tích cụ thể mà có thể đýợc quản lý bởi vì có một số khoản để lựa chọn chính sách kế tốn và trích trước là đủ quan trọng để quản trị lợi nhuận trên mức xác định.

Marquardt và Wiedman (2004) nghiên cứu dồn tích cụ thể đýợc sử dụng trong các tình huống cụ thể (bán cổ phần, vụ mua lại và giảm lợi nhuận). Trong số các tài khoản cụ thể điều tra cũng là chi phí thuế (Dhaliwal et al., 2004) và các chi phí tái cõ cấu (Moehrle, 2002). Trong số các ngành công nghiệp cụ thể đýợc nghiên cứu là các ngân hàng (Capalbo (2003) và Gray và Clarke (2004)), bảo hiểm (Beaver et al., 2003) và các công ty bất động sản đầu tý (Dietrich et al., 2001). Trong mỗi ngành đều có sự quản lý các khoản dồn tích, phụ cấp týõng ứng cho các khoản, kế toán lýõng hýu, và xác định giá trị tài sản. Khi nhà quản lý không áp dụng các tiêu chuẩn kế toán trong việc giải thích hoặc áp dụng sự lựa chọn, quản trị lợi nhuận cũng có thể xảy ra. Điều này đã được điều tra trong SFAS 89 (Picconi, 2006) và SFAS 109(Schrand và Wong, 2003).

b. Quản trị lợi nhuận thơng qua phân bổ chi phí hay doanh thu

Các cơng ty có thể cố gắng để quản trị lợi nhuận bằng cách phân bổ chi phí chung cho những hoạt động được đánh giá cao của cơng chúng, bằng cách chuyển chi phí xuống những mục khác hoặc bằng cách chuyển chi phí / doanh thu đến / từ các công ty con khác đang nằm trong khu vực có thuế hoặc chế độ kế toán khác. Ngay cả trong các tổ chức từ thiện, nguyên nhân và phương pháp quản trị lợi nhuận có thể được tìm thấy. Jones và Roberts (2006) cho thấy rằng tổ chức từ thiện sử

dụng việc phân bổ các chi phí chung để làm đẹp tỷ lệ chương trình, một chỉ số thường được sử dụng đo lường hiệu quả từ thiện.

Hầu hết các báo cáo lợi nhuận tách các chi phí cốt lõi và doanh thu từ chi phí tài chính và doanh thu và các mục đặc biệt. Bởi vì sự chú ý của người sử dụng báo cáo tài chính đi ra ngồi để các dữ liệu tài chính cốt lõi, nó có thể có ích cho các cơng ty chuyển chi từ "chi phí cốt lõi 'thành' mục đặc biệt '. Jaggi và Baydoun (2001) đã nghiên cứu này tại Hồng Kơng (trýớc SSAP2) và McVay (2006) tìm thấy bằng chứng của thực tiễn như vậy ở Mỹ. Beatty và Harris (2001) và Krull (2004) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy lợi nhuận chuyển từ một công ty con khác đýợc sử dụng để tối ưu hóa thuế và báo cáo lợi nhuận, sử dụng để đạt được khoản lợi nhuận tái đầu tư vĩnh viễn.

c. Quản trị lợi nhuận thông qua công bố thông tin

Balsam et al. (2003) tìm thấy bằng chứng phù hợp với các công ty quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóan thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w